Hybrid View
-
29-11-2013 06:11 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Trung Quốc toan tính gì trên biển Hoa Đông?
Nhìn lại những động thái quân sự của Trung Quốc thời gian qua để hiểu Bắc Kinh đang toan tính gì trên biển Hoa Đông.
Xem bài viết: Trung Quốc toan tính gì trên biển Hoa Đông?
-
29-11-2013 06:11 PM #2
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Hồ Huy Anh (29/11/2013 18:8)
Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới Thứ hai (CTTGT2), TQ đã vẽ lại bản đồ của họ, xác định lại biên giới, "chế biến" bằng chứng lịch sử, sử dụng vũ lực để tạo ra thực tế mới về lãnh thổ, đổi tên hải đảo, và tìm cách áp đặt PHIÊN BẢN LỊCH SỬ ẢO của họ trên các vùng biển trong khu vực.
Vào năm 1992, thông qua dự luật gọi là " Luật về Lãnh Hải và Vùng Tiếp Giáp Lãnh Hải", TQ tuyên bố bốn phần năm của biển Nam Hải là của họ, và tiến hành những cuộc đụng độ vũ trang với Phi và lực lượng hải quân VN trong suốt những năm 1990. Gần đây hơn, TQ gửi một số lượng lớn tàu cá và tàu hải giám đến vùng biển tranh chấp và cho đó như là "một cuộc chiến tranh của nhân dân TQ trên biển " làm căng thẳng trên vùng biển Nam Hải tiếp tục tăng cao.
Do có 6 nước tuyên đòi các đảo san hô, hải đảo, đá, và các mỏ dầu ở đáy biển, các tranh chấp về quần đảo Trường Sa là tranh chấp đa phương cần có trọng tài hòa giải quốc tế . Nhưng TQ đã nhấn mạnh rằng các tranh chấp này là song phương để đặt riêng từng nước có sự tranh chấp với họ vào giữa cái thế "trên đe" của lịch sử lãnh hải được họ viết lại và "dưới búa" của sức mạnh quân sự ngày càng tăng của họ.
Một điều đáng lo ngại là yêu sách lãnh thổ của TQ có hàm chứa một sự khẳng định rằng Hán tộc là một ưu chủng tộc hơn hẳn các chủng tộc khác ở châu Á, và rằng các lãnh thổ ngoại vi ngày xửa ngày xưa phải được chiếm lại để đảm bảo cốt lõi Hán tộc (gần giống như quan điểm cực đoan của phát-xít Nazi ở Đức trước khi CTTGT2 bùng nổ). Đây là một khái niệm đế quốc cơ bản đã được nội tại hóa trong ý thức hệ của cả Quốc Dân **** TQ lẫn **** Cộng sản TQ.
Chừng nào mà TQ vẫn còn theo một đường lối quốc gia cực đoan theo khái niệm này, chừng ấy cả biển Đông Hải lẫn biển Nam Hải sẽ tiếp tục còn nhiều bất ổn chiến lược. Điều này thấy rõ hơn khi TQ đơn phương tạo ra "luật mới" của họ về quy định khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ,viết tắt củ Air Defence Identification Zone). Đồng thời, TQ gửi tàu sân bay duy nhất của họ đến vùng biển Nam Hải - gọi là "để làm nhiệm vụ đào tạo" - nơi đang có tranh chấp hải phận với Phi và các nước láng giềng khác, trong đó có cả VN. Mới cách đây khoảng 5 giờ đồng hồ, theo báo South China Morning Post, chính quyền TQ đã được sự ủng hộ rộng rãi của dân TQ về tuyên bố ADIZ. Tuy nhiên, một số người dân khác lại nghi ngờ động thái này của chính quyền TQ có thể nhằm mục đích đánh lạc hướng sự chú ý của dân chúng TQ đối với các vấn đề đối nội.
Theo Bộ Quốc phòng TQ, máy bay nước ngoài bay trong khu vực ADIZ ở biển Đông Hải (Air Defense Identification Zone - Khu Nhận Dạng Phòng Không) của TQ sẽ phải tuân thủ những điều sau đây :
1. Xác định các lộ trình bay. Bất kỳ máy bay trong khu vực phải báo cáo lộ trình bay của mình cho Bộ Ngoại giao TQ hoặc Cục Hàng không dân dụng TQ.
2. Nhận dạng vô tuyến điện. Máy bay trong khu vực phải duy trì thông tin liên lạc radio hai chiều và đáp ứng một cách kịp thời và chính xác các câu hỏi.
3. Người trả lời phải nhận dạng với bất kỳ bộ điều khiển không lưu Radar Beacon và phải duy trì nhận dạng suốt trong thời gian bay trong khu vực.
4. Đăng ký nhận dạng. Bất kỳ máy bay nào trong khu vực đều phải hiển thị hiệu cho thấy quốc tịch và số đăng ký rõ ràng , phù hợp với điều ước quốc tế.
5.Máy bay trong khu vực nên thực hiện theo hướng dẫn. Quân đội TQ sẽ áp dụng "các biện pháp phòng thủ khẩn cấp" để đáp ứng với máy bay nào từ chối làm theo hướng dẫn.
TQ tuyên bố các quy tắc có hiệu lực từ 10 giờ sáng ngày 23 Tháng Mười Một 2013 giờ Bắc Kinh.
Nói ngắn gọn, "luật" ADIZ ở biển Đông Hải của TQ đòi hỏi máy bay của nước khác phải nhận diện và tuân theo chỉ hướng của TQ trên đường bay, nếu không sẽ bị không lực TQ "xử lý" - và áp dụng không chỉ cho các máy bay trên đường bay đến TQ mà còn cho tất cả các máy bay phải bay ngang qua khu vực ADIZ "mới" này: Vietnam Airline bay từ Hà Nội đến Seoul phải tuân theo quy tắc ADZ "mới" của TQ (!); hoặc giả sử VietJetAir có lập tuyến bay mới đi Seoul cũng sẽ phải tuân theo quy tắc này (!).
Điều này mâu thuẫn với mụ
Xem bài viết: Trung Quốc toan tính gì trên biển Hoa Đông?
-
30-11-2013 09:24 AM #3
- Ngày tham gia
- Nov 2012
- Bài viết
- 10
- Được cám ơn 8 lần trong 4 bài gởi
Quân sự kinh tế và còn nhiều thứ khác nữa
-
30-11-2013 03:09 PM #4
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Hồ Huy Anh (29/11/2013 19:10)
(TIẾP)
Điều này mâu thuẫn với mục đích cảnh báo sớm và kiểm soát không lưu cơ bản của những khu vực ADIZ đã có trên quốc tế. Hệ lụy là nếu các hãng hàng không nước ngoài thường xuyên tuân theo các quy định ADIZ "mới" của TQ, là sẽ gián tiếp chấp nhận tiền lệ cho việc chính quyền TQ đơn phương mở rộng các ADIZ mới trên vùng biển khác, đặc biệt là những vùng đang có tranh chấp với TQ.
Đáng quan ngại là thông báo của TQ về khu vực ADIZ "mới" bao gồm những lời lẽ này: "Trung Quốc sẽ thành lập khu ADIZ khác (?) tại thời điểm ngay sau khi các việc chuẩn bị cần thiết đã được hoàn thành" (!). Rất có thể rồi chẳng bao lâu nữa thì TQ cũng sẽ tuyên bố một khu vực ADIZ như vậy trên phần lớn biển Nam Hải nơi mà đang có sự tranh chấp hải phận giữa TQ và các nước Đông Nam Á, trong đó có Phi và VN.
Dù gì đi nữa thì việc TQ tuyên bố về ADIZ và răn đe dùng vũ lực để chiếm quyền kiểm soát quanh quần đảo Senkaku càng làm quốc tế nghi ngờ nhiều hơn về ý đồ xâm lược của TQ. Và hậu quả của tính toán sai lầm này của TQ sẽ tạo nên căng thẳng mới nhất của TQ đối với Mỹ, Nhật, các nước Đông Nam Á, và sẽ dẫn đến một liên minh vòng đai chiến lược cần có giữa các nước này.
Xem bài viết: Trung Quốc toan tính gì trên biển Hoa Đông?
-
01-12-2013 09:00 PM #5
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Hồ Huy Anh (01/12/2013 18:57)
VẾT RẠN ĐẦU TIÊN TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA OBAMA Ở ĐÔNG Á
Vào ngày thứ Sáu 28/8 vừa qua, tại Washington, Bộ Ngoại Giao Mỹ tuyên bố "nói họ hi vọng rằng các hãng hàng không thương mại của Mỹ sẽ tuân thủ các điều TQ đòi hỏi của Trung Quốc đối với ADIZ mới ở biển Đông Hải (!) (người viết cố tình không dịch là "biển Hoa Đông" như một số các báo dịch từ cụm từ Anh ngữ "East China Sea").
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài giờ sau khi TQ tiết lộ rằng họ đã triển khai máy bay chiến đấu vào thứ Sáu để đáp ứng với máy bay chiến đấu và máy bay giám sát của Nhật đã đi vào ADIZ mới của TQ.
Động thái này của Mỹ có thể làm Nhật và Nam Hàn tức giận vì các hãng hàng không thương mại của cả 2 nước này đều không tuân thủ các quy định ADIZ mới của TQ, trừ khi điểm đến cuối cùng của các phi cơ là TQ.
Đây là hành động mâu thuẫn của chính quyền Obama trong chính sách đối ngoại: một mặt đã nhanh chóng gửi B-52 đến ADIZ mới của TQ, mặt khác sau đó lại kêu các hãng hàng không thương mại Mỹ tuân theo đòi hỏi của TQ khi các phi cơ bay qua vùng này. Liệu có cần phải thấy rằng mục tiêu của TQ đơn phương tuyên bố ADIZ mới là để thay đổi hiện trạng trong khu vực không? Và bất cứ động thái "mềm" nào đối với việc này sẽ là dấu hiệu gián tiếp công nhận hiện trạng mới này không?
Việc TQ tuyên bố thẩm quyền ADIZ mới trong biển Đông Hải là một ví dụ cho thấy họ có lòng ham muốn không độ dừng để mở rộng đế chế của họ bất cứ nơi nào có thể được: ví dụ như chiếm đóng Tây Tạng từ năm 1959; tuyên bố đơn phương rằng Arunachal Pradesh (một lãnh thổ của Ấn Độ) là một phần của họ (!); chiếm đóng bằng vũ lực khu vực Leh/Ladakh (cũng lại là một lãnh thổ Ấn Độ) từ năm 1962; vân vân và vân vân...
Sức mạnh kinh tế tài chính và quân sự gần đây của TQ chính là những động lực của tất cả những tuyên bố hoặc hành động tham vọng lãnh thổ vô độ không ngừng này. Nhưng không may là không có nhiều quốc gia có khả năng đối đầu với TQ về quân sự - ngoại trừ Mỹ và Nga . Nhưng Nga và TQ đang có mối quan hệ tốt với nhau, nên quốc tế hướng đến Mỹ để có một số hành động cụ thể nào đó.
Rất tiếc là động thái mâu thuẫn của Mỹ vừa kể trên chắc sẽ làm Nhật và Nam Hàn đặt dấu hỏi về ý chí đối đầu của Mỹ với TQ. Liệu sẽ thấy một cuộc tái vũ trang lớn của Nhật trong thời gian sắp tới không?
Xem bài viết: Trung Quốc toan tính gì trên biển Hoa Đông?
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
“Soi” hoạt động doanh nghiệp FDI Trung Quốc trên sàn
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 04-09-2013, 09:28 AM -
Trung Quốc ngang nhiên công bố bản đồ thâu tóm biển Đông
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 13-01-2013, 11:56 AM -
Trung Quốc - Cường quốc không có đồng minh
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 13-08-2012, 10:50 PM -
Toàn cầu hóa và quốc tế hóa thị trường chứng khoán
By khungbo in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 06-01-2006, 05:32 PM
Bookmarks