Trong khi chờ HAGL (
HAG) công bố BCTC HN Q3, cũng như tạm lơ đi chuyện tại sao khoai tây bán ròng khá nhiều cổ
HAG hôm nay, tui xin điểm danh tí chút về những cái hay trong bản cáo bạch phát hành cổ phần của công ty con An Phú. Phải nói trước là: bái phục bác bầu Đức cùng các anh em tư vấn của
HAG!
Thứ nhất là số liệu tài chính mới nhất, đến 30/09/2013 của An Phú. Nếu bạn down BCB từ website của HOSE, bạn sẽ không thể coi được BCTC của An Phú, do đó tui khuyến nghị
bạn vào thẳng website HAGL Group để down. Nhìn sơ thì thấy công ty này đang khó khăn, lãi 9T chỉ có 1,3 tỷ (từ lãi bất thường mà nên), nhưng so với khối công ty BĐS đang niêm yết khác thì còn tốt chán, do tình trạng tài chính khá sạch: tổng tài sản chủ yếu là phải thu (895,7 tỷ) , tồn kho tí xíu (94,2 tỷ),
TSCĐ lại càng ít, Đ
TTC dài hạn bằng 0, nợ ngắn hạn (cũng là tổng nợ) tuy lên đến 731 tỷ, nhưng nợ vay chỉ có 123 tỷ, cục nợ lớn nhất là 372 tỷ tiền người mua trả trước (giao nhà là tự khắc giảm, không lo trả bằng tiền), vốn CSH mới tăng thêm 210 tỷ -> tiền mặt lên đến gần 228 tỷ, thư giá khoảng 14 ngàn đồng/cp -> thích thì chia thưởng
…
Tuy nhiên, hẳn bạn sẽ thắc mắc ngay: tại sao người mua nhà trả tiền trước 372 tỷ mà tồn kho chỉ có 94,2 tỷ, vậy An Phú này mới xây xong móng thôi ah? -> Bao giờ mới giao được nhà cho khách đây? Theo kế hoạch tái cấu trúc của
HAG, An Phú được coi là nơi quy tập các dự án (d/a) BĐS của
HAG, thông qua hình thức nắm cổ phần tại các cty chuyên trách d/a, vậy tại sao ngoài tồn kho thấp, Đ
TTC dài hạn lại bằng 0?
Hóa ra, điểm mấu chốt là:
An Phú chỉ nắm các cty chuyên trách d/a sau thời điểm 30/9/2013. Nói cách khác, BCTC KT 9 tháng 2013 không phải là b/c mới nhất mà chúng ta cần xem, trước khi quyết định có nên mua cp An Phú hay không. Bạn nên lưu ý, BCTC 9T chỉ là loại b/c “thích hợp” với mô hình công ty xây dựng thuê cho các chủ đầu tư BĐS, còn một khi An Phú và chính các chủ đầu tư BĐS đã song hỷ lâm môn, BCTC An Phú sẽ trở thành b/c hợp nhất, khi đó có thể thay đổi “về bản chất”. Bạn cần ghi nhớ kỹ điều này, bởi nếu bạn mua cổ An Phú, tui không chắc An Phú hay
HAG có còn công bố BCTC hàng quý/năm trong tương lai cho bạn hay không (An Phú không niêm yết).
Tại sao
HAG không thuê kiểm toán lập BCTC hợp nhất đến 31/10, để các NĐT ngắm nghía và đánh giá chính xác hơn? Đây là điều đầu tiên tui bái phục bác bầu Đức cùng các anh em tư vấn của
HAG!
Thứ hai là về 1 vấn đề cũ rích. Trong tất cả các tài liệu liên quan đến việc phát hành này,
HAG đều khẳng định: đây là 1 phần của kế hoạch tái cấu trúc lĩnh vực kinh doanh BĐS của
HAG! Trong BCB ghi rõ “
Việc phát triển một doanh nghiệp chuyên biệt tham gia phân khúc căn hộ giá rẻ sẽ giúp hoạt động kinh doanh bất động sản của Tập đoàn thuận lợi hơn, do An Phú có thể xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm và nhận diện thương hiệu riêng biệt, từ đó thuận lợi hơn khi tiếp cận người mua có thu nhập thấp đến trung bình và các nhà đầu tư tiềm năng, phù hợp với tình hình thị trường bất động sản“.
(“Tập đoàn” tức là HAG)
Ai cũng rõ, nếu bán đến hơn 90% cổ phần An Phú từ
HAG cho người khác thì An Phú đâu có còn là công ty con/liên kết gì của
HAG, cũng tức là chả còn liên quan gì đến “
hoạt động kinh doanh bất động sản của Tập đoàn” cả. Hầu hết lợi nhuận và cổ tức, nếu có sẽ thuộc về người mua sau này chứ đâu còn thuộc về “
Tập đoàn“!
Tuy nhiên tui nhớ có bác quan
HAG từng nói, vụ này giúp
HAG giảm được rất nhiều nợ. Hóa ra là thế, tiền lời hay cổ tức không quan trọng bằng nợ, nếu An Phú không còn là công ty con/liên kết thì
HAG cũng đâu còn dính nợ. Có khi còn phải gọi đây là chiêu rũ nợ thì mới chuẩn -> điều thứ
hai tui bái phục bác bầu Đức cùng các anh em tư vấn của
HAG!
Thứ ba liên quan đến các công ty chứng khoán (CTCK). Điểm khác biệt lớn nhất giữa vụ này với các đợt phát hành khác trên HOSE hay HNX là: An Phú không phải là công ty niêm yết, cũng như đợt phát hành này không phải là phát hành sơ cấp mà là thứ cấp (
HAG -> NĐT). Đã là giao dịch thứ cấp, CTCK phải được… phí môi giới. Đằng này không! Sau ngày chốt sổ cổ đông
HAG, CTCK phải thông báo đến khách hàng của mình, những người có tên trong d/s -> thu tiền -> gom lại chuyển vào tài khoản của
HAG tại ngân hàng (hay chuyển cho VSD). Quả là bái phục bác bầu Đức cùng các anh em tư vấn của
HAG, bởi bác cùng các anh em đã tạo ra 1 tiền lệ:
- Công ty BĐS niêm yết muốn bán nhà cho các cổ đông -> “nhờ” VSD chốt sổ -> CTCK phân phối quyền -> thu tiền giùm.
- Công ty kim khí điện máy, điện lạnh, hàng tiêu dùng muốn bán vouchers khuyến mãi ti vi, tủ lạnh, máy tính… hay thậm chí nước mắm, nước tăng lực, sữa… cho các cổ đông -> chốt sổ -> CTCK phân phối vouchers -> thu tiền giùm.
Tuy là chiện cười, nhưng cũng hơi bực mình!
Hoàng Thạch Lân
(Bài viết được trích từ Blog của tác giả, đăng ngày 06/11/2013)
Bookmarks