Marc Faber: Chúng ta đang ở một vị thế tồi tệ hơn cả năm 2008



Một sự bùng nổ tín dụng ở các nước như Trung Quốc có nghĩa là thế giới đang ở trong một vị trí tồi tệ hơn so với năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đưa toàn bộ nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, Marc Faber, biên tập viên và nhà xuất bản của The Gloom, Boom & Doom Report cho biết.

"Nếu tôi nói với bạn rằng chúng ta đã có một cuộc khủng hoảng tín dụng trong năm 2008 bởi vì chúng ta đã có quá nhiều tín dụng trong nền kinh tế, thì hiện nay tín dụng đã chiếm nhiều hơn 1% nền kinh tế," Faber nói.

Ông đã đề cập đến một báo cáo gần đây của một cựu kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thanh toán quốc tế William White rằng, tổng tín dụng trong nền kinh tế phát triển hiện nay đang ở mức cao hơn 30% trong thành phần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) so với năm 2007.

"Vì vậy, có thể thấy chúng ta hiện đang ở trong một vị trí tồi tệ hơn những gì chúng ta đã từng trải qua."

"Hãy nhìn vào Trung Quốc, tín dụng của nó đã tăng hơn 50% trong vòng 4 năm rưỡi vừa qua. Đây là tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh nhất trong toàn bộ châu Á."

Các nhà kinh tế đã bày tỏ lo ngại về tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng ở Trung Quốc trong những năm gần đây, vì nó đang đặt ra một trong những rủi ro tài chính lớn nhất đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong những tháng gần đây, đã có một số dấu hiệu cho thấy chính quyền Trung Quốc đã tiến hành các bước để có tăng trưởng tín dụng lành mạnh, thắt chặt tín dụng ở các ngân hàng trong thị trường tiền tệ.

Faber, nổi tiếng với những quan điểm tiêu cực về nền kinh tế, cùng mối quan tâm về tình trạng nợ hộ gia đình đang tăng lên ở châu Á.

"Nợ Chính phủ không tăng nhiều nhưng mà nợ hộ gia đình thì có. Ở Thái Lan, nơi không có suy thoái kinh tế, nhưng cũng không có tăng trưởng. Và tình hình này cũng giống như ở Singapore và Hồng Kông."

Theo Barclays, Singapore là một trong những nơi có tỷ lệ các hộ gia đình vay cao nhất so với GDP ở châu Á với 75%, tăng từ 63% trong năm 2010 khi lãi suất thấp đã khuyến khích mọi người vay nhiều hơn.

"Tại sao rất nhiều giá sản phẩm tại Singapore và Hồng Kông lại đắt hơn so với ở Mỹ? Đó là bởi vì ở đó đang có lạm phát tài sản và giá bất động sản cao, nên các cửa hàng phải trả tiền thuê cao hơn, do đó, họ tính phí nhiều hơn cho sản phẩm của họ. Vì vậy, lạm phát tài sản có thể chảy vào lạm phát tiêu dùng ", ông nói .

Singapore và Hồng Kông đã cho thấy giá bất động sản tăng cao trong những năm gần đây, đã khiến cả hai trung tâm tài chính châu Á này phải tìm ra các biện pháp để điều chỉnh lại giá cả.

Hoài An

Theo tin60s