Phân tích cơ bản -Tâm lý giao dịch: Những cảm xúc phải đối mặt trong trading
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2
    1. #1
      Ngày tham gia
      Aug 2011
      Bài viết
      154
      Được cám ơn 42 lần trong 30 bài gởi

      Mặc định Phân tích cơ bản -Tâm lý giao dịch: Những cảm xúc phải đối mặt trong trading

      Phân tích cơ bản -Tâm lý giao dịch: Những cảm xúc phải đối mặt trong trading

      Cảm xúc phổ biến nhất của các trader là tham lam và sợ hãi. Nhưng trên thực tế, một số cho rằng cảm xúc duy nhất mà họ đấu tranh là sự sợ hãi: sợ bị thua lỗ và sợ bỏ lỡ một cơ hội.
      Trước khi bạn có thể quản lý tâm lý của bạn thì chúng ta cần phải phải hiểu nguyên nhân gây ra chúng.
      Não và hệ thống nội tiết của chúng ta là một nhà máy gây mê thực sự, chúng sản xuất một loạt các hóa chất tự nhiên, có tác dụng như các chất kích thích hay thuốc giảm đau.
      adrenaline chuẩn bị cho cơ thể trong tình trạng chiến đấu hay chạy trốn: tim của bạn bắt đầu đập thình thịch, đồng tử của bạn giãn ra, bạn bắt đầu đổ mồ hôi và cảm giác xoay vòng vòng giống như khi hệ thống tiêu hóa của bạn ngừng hoạt động
      endorphins được coi là thuốc giảm đau tự nhiên và nó mạnh hơn nhiều lần so với morphine, được tiết ra bởi tuyến yên;
      dopamine được tiết ra từ khu vực giữa của não, chịu trách nhiệm chủ yếu về cảm giác dễ chịu;
      anandoline, được coi là một canabinoid (hợp chất tổng hợp từ cần sa), kích thích sự khao khát, hưng phấn;
      PEA, một chất kích thích tự nhiên, thực hiện theo cách thức tương tự như các chất kích thích;
      melatonin kiểm soát thói quen ngủ của bạn và kích thích hệ thống miễn dịch;
      serotonin được cho là đóng vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực: tình dục, lo lắng và trầm cảm.

      Hơn 30 dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) khác nhau đã được xác định, một số thì thực hiện một chức năng riêng biệt, một số thì thực hiện một loạt các chức năng. Một số khác làm việc theo nhóm, trong khi một số khác, như serotonin, thì kiểm soát hoặc làm dịu đi ảnh hưởng của các dẫn truyền thần kinh khác.
      Ẩn dưới ý thức mang tính lý trí của chúng ta là một loạt các hóa chất làm thay đổi tâm trạng, và hầu như không thể ngăn chặn chúng. Chúng ta càng cố gắng kìm nén những cảm xúc thì biểu hiện của chúng ta càng đau khổ. Xem xét một người trải qua chứng sợ độ cao, run sợ khi ra trình diễn, hay bất kỳ ám ảnh nào khác, họ càng tập trung vào việc chiến đấu chống lại cảm xúc của mình thì chúng càng trở nên tê liệt.
      Để hiệu quả hơn trong việc quản lý tâm lý và sử dụng chúng một cách tích cực thì cần tăng cường hơn là ức chế hoạt động của chúng. Để làm được vậy, chúng ta cần nhận ra những cảm xúc của chúng ta, và xác định chúng, chuyển hóa chúng hoặc sử dụng chúng như là lợi thế của chúng ta, điều này tốt hơn việc cố gắng để ngăn chặn chúng.
      Bài viết này sẽ cố gắng xác định những cảm xúc mà bạn có thể gặp trong khi giao dịch. Bạn cần phải suy nghĩ về những trải nghiệm của chính mình.
      Cảm xúc giao dịch: Bạn có nhận ra?

      Những cảm xúc phổ biến nhất được thảo luận bởi các nhà giao dịch là tham lam và sợ hãi. Trong thực tế, một số cho rằng những cảm xúc duy nhất mà họ đấu tranh là sự sợ hãi: sợ bị thua lỗ và sợ bỏ lỡ một cơ hội.
      Các mảng thực tế của tâm lý thì phức tạp hơn rất nhiều. Vậy bao nhiêu trong những điều sau đây để bạn nhận ra?
      Sự phấn khích (Excitement): Nó giống như một người trải qua một luồng điện chạy trong khi săn bắn: rình rập con mồi của mình hoặc một thành viên của một bộ lạc kẻ thù.
      Ngày nay chúng ta có nhiều khả năng để trải nghiệm sự phấn khích khi thắng trong một trò chơi poker, hoặc khi vị thế giao dịch của bạn bắt đầu theo xu hướng tăng với khối lượng giao dịch lớn.
      Sự phấn khởi (Elation): Bạn có thấy cử chỉ của Tiger Woods khi anh ấy đánh vào lỗ 20m không. Hoặc tiếng gầm thét của đám đông khi đội chủ nhà ghi bàn thắng? Hoặc khi giao dịch của bạn tăng gần 100% trong 2 tuần.
      Sợ mất đi (Fear of Losing Out): Hành vi đám đông tại đợt bán hàng giảm giá cuối cùng: "Lấy nhiều như bạn có thể". Hoặc tâm lý người mua khi cổ phiếu tăng giá mạnh trong một thị trường tăng trưởng mạnh mẽ: "Tôi không quan tâm đến giá cả, chỉ cần tôi có được chúng".
      Sợ thất bại (Fear of Failure): Sự lo lắng của một tay golf khi đứng trước một bãi cát sâu vào cuối tuần, hoặc sự không chắc chắn và do dự bạn phải đối mặt khi giao dịch sau một chuỗi thất bại.
      Sợ mối đe dọa sắp xảy ra (Fear of Impending Threat): Khi bạn nhìn thấy một chiếc xe cảnh sát trong gương chiếu hậu của bạn, hoặc khi nha sĩ nói: "Không đau lắm đâu." Hoặc cổ phiếu của bạn hiển thị ba cây nến lớn màu đỏ.
      Từ chối (Denial): Khi giá giảm xuống vượt qua mức dừng giao dịch của bạn: "Điều này không xảy ra với tôi – phải có một số nhầm lẫn nào đó."
      Victor Sporandeo mô tả điều này: Khi chúng ta nhầm lẫn giữa mong muốn của chúng ta với thực tế. Từ chối là hy vọng đau khổ, một quyền ưu tiên để chấp nhận tình trạng này:
      "Đây chỉ là một sai lầm tạm thời - mọi thứ khác vẫn đang đi lên."
      "Tôi chắc chắn rằng các chứng khoán sẽ phục hồi ở mức 4,20$ - tôi sẽ hạ mức dừng giao dịch của tôi xuống dưới mức đó."
      "Các yếu tố cơ bản vẫn còn tốt - Tôi sẽ giữ cho dài hạn."
      Tức giận (Anger): Phản ứng tấn công được kích hoạt khi một người nào đó vượt mặt bạn trên đường cao tốc, hoặc đánh cắp không gian đậu xe của bạn, hoặc khi giao dịch không đi theo cách bạn nghĩ:
      "Tôi đã bị lừa."
      "Lũ môi giới là những tên trộm."
      "Đó là lỗi của chính phủ - họ cần phải bảo vệ chúng ta.”
      Thất vọng (Frustration): Dễ bị kích thích. Tiêu cực, tự nhủ: "Đồ ngốc - làm thế nào bạn có thể bỏ lỡ điều đó."
      Tính trì trệ (Inertia): Không có khả năng tập trung hoặc đưa ra quyết định. Bạn xem lại hơn hai mươi chỉ số khác nhau, trong đó có nhiều cái bạn đã không sử dụng trong hai năm qua, trong một nỗ lực để đi đến một quyết định - trong khi giá không thể lay chuyển xuống dưới.
      Hoảng loạn (Panic): Những gì Hamilton đưa ra là từ bỏ hy vọng: "Tôi không quan tâm đến giá cả, chỉ cần bán hết"
      Tuyệt vọng (Despair): Cảm giác mất mát, buồn bã, vô dụng hoặc bất lực. Mất lòng tin.
      Chấp nhận (Acceptance): Giải quyết toàn bộ quá trình. Công nhận những sai lầm trong quá khứ. Chấp nhận rằng bạn phải chịu thiệt hại nếu bạn muốn thu được lợi nhuận. Bình tĩnh và chấp nhận mọi việc đến rồi sẽ đi. Một cảm giác có được từ kinh nghiệm. Bạn kỳ vọng rằng bạn sẽ làm tốt hơn trong thời gian tới. Niềm tin phục hồi.


      Theo VNQuants

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jul 2013
      Bài viết
      22
      Được cám ơn 3 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định

      bài hay, thanks bác

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 10-10-2013, 09:30 AM
    2. Trả lời: 3
      Bài viết cuối: 28-01-2013, 04:37 AM
    3. Trả lời: 3
      Bài viết cuối: 26-12-2012, 02:35 PM
    4. Trả lời: 3
      Bài viết cuối: 01-11-2012, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình