Threaded View
-
22-10-2013 01:19 PM #1
Member- Ngày tham gia
- Sep 2012
- Bài viết
- 267
- Được cám ơn 55 lần trong 32 bài gởi
8 Tiêu chí đơn giản để chọn mua chứng khoán tốt
Trong bài viết này, bạn sẽ được hướng dẫn những bước cụ thể mà các nhà đầu tư giỏi dùng để mua cổ phiếu của các công ty tốt nhất với giá cực rẻ so với giá trị thực, giúp bạn có cơ hội kiếm lợi nhuận cao.
Trước hết, bạn cần điểm qua chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư tài ba, bao gồm 3 bước:
1. Chọn công ty tốt
2. Mua cổ phiếu với giá tốt (rẻ hơn giá trị thực)
3. Đợi đến khi thị trường nhận ra giá trị thực của cổ phiếu hay định giá nó quá cao mới bán ra.
Như thế nào được gọi là một công ty tốt?
1. Công ty tốt là công ty được tin chắc sẽ tăng thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) dẫn đến giá trị cổ phiếu tăng, giá bán cổ phiếu cũng tăng và bạn sẽ kiếm lời khi bán ra.
2. Có thể hồi phục và lớn mạnh sau những tin xấu hoặc thảm họa như chiến tranh, suy thoái, sai lầm của ban lãnh đạo hoặc sự xuất hiện của đối thủ mới.
Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào 8 tiêu chí giúp bạn chọn được công ty tốt.
1. Tiêu chí 1: Doanh thu và lợi nhuận tăng đều trong một thời gian dài
- Dấu hiện đầu tiên cho biết 1 công ty có thể tăng liên tục lợi nhuận trong tương lai chính là thành tích trong quá khứ. Nếu công ty có doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trong vòng ít nhất 5 năm (đặc biệt là trong giai đoạn suy thoái), nhiều khả năng nó sẽ tiếp tục tăng.
- Doanh thu và lợi nhuận có thể dễ dàng tìm thấy trong các Báo cáo tài chính hàng năm của công ty, trong Bảng Báo cáo hoạt động kinh doanh.
2. Tiêu chí 2: Lợi thế cạnh tranh bền vững
Khi đầu tư vào công ty có lợi thế cạnh tranh mạnh và bền vững giúp bảo vệ nó khỏi đối thủ và giữ chân khách hàng, bạn có thể dự đoán chắc chắn rằng lợi nhuận và giá trj cổ phiếu của công ty sẽ tiếp tục tăng.
Lợi thế cạnh tranh bền vững có thể đến từ:
- Thương hiệu mạnh
- Bằng sáng chế, bí quyết kinh doanh
- Quy mô kinh tế khổng lồ
- Dẫn đầu thị trường khiến đối thủ khó lòng chen chân vào
- Chi phí thay đổi lớn để giữ chân khách hàng…
Đặc điểm của công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững: Đó thường là những công ty bán các sản phẩm hay dịch vụ độc quyền đối với người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là sản phẩm đó thường độc nhất vô nhị, nên kể cả khi giá tăng, nhu cầu vẫn mạnh. Do có ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp, những công ty này hưởng tỷ lệ lợi nhuận cao, các cửa hàng phải chọn bán sản phẩm này nếu không muốn bị mất khách.
3. Tiêu chí 3: Có yếu tố tăng trưởng trong tương lai
Bạn phải đảm bảo rằng công ty bạn muốn đầu tư có một số yếu tố tăng trưởng sau:
- Phát triển dòng sản phẩm mới
- Phát triển công nghệ sản phẩm mới
- Có bằng sáng chế mới
- Mở rộng công suất
- Mở rộng ra thị trường mới
- Có nhiều chi nhánh hơn
- Có nhiều thị trường tiềm năng chưa được khám phá…
Để tìm hiểu những thông tin này, bạn có thể đọc “Tin từ Ban giám đốc” hay “Thư thông báo cổ đông” trong Báo cáo tài chính mới nhất hoặc vào trang web công ty tìm thông tin ở mục “Dành cho nhà đầu tư”.
4. Tiêu chí 4: Nợ vừa phải
Quy luật vàng: Nợ dài hạn phải ít hơn từ 3 đến 4 lần Lợi nhuận ròng (sau khi trừ thuế).
5. Tiêu chí 5: Lợi nhuận trên tổng số vốn (ROE) luôn ở mức cao
ROE: cho biết công ty kiếm được bao nhiêu lợi nhuận với số tiền nhà đầu tư bỏ vào.
ROE = (Lợi nhuận ròng/ Tổng số vốn cổ đông ) x 100%
Nhìn chung, công ty có ROE khoảng 12% được xem là trung bình. Không có nhiều công ty liên tục đạt được mức ROE>15% là nơi đáng để đầu tư.
6. Tiêu chí 6: Không đòi hỏi đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng để duy trì hoạt động hiện tại
Các công ty đòi hỏi vốn đầu tư cao (sản xuất máy bay, xe hơi, …) thường phải chi phần lớn lợi nhuận vào việc giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn. Vì việc tái đầu tư phần lớn lợi nhuận không được xem là Chi phí mà là Tài sản trên Bảng cân đối kế toán nên Báo cáo hoạt động kinh doanh của những công ty nay làm cho họ có vẻ như đang kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng thực tế, họ không còn tiền để trả lại cho nhà đầu tư, hoặc để đầu tư vào sản phẩm mới nhằm thúc đẩy đà tăng trưởng.
Để đánh giá yếu tố này, bạn nên nhìn vào phần “Lưu chuyển tiền tự do”
Lưu chuyển tiền tự do = Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh – Tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng
(Các yếu tố này lấy trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
Thông thường, nếu tỷ số (Lưu chuyển tiền tự do/ Doanh thu (trong vòng 10 năm)) > 5%, công ty được xem là làm ăn tốt, có của ăn của để.
7. Tiêu chí 7: Ban lãnh đạo trung thực và có tài đầu tư tài sản
Đây là tiêu chí quan trọng nhất và khó xác định nhất.
Tuy nhiên, có thể căn cứ 1 vài dấu hiệu sau để xem xét ban quản lý có làm việc vì lợi ích cổ đông không.
Vì công ty Vì bản thân
Nắm giữ một phần lớn cổ phiếu công ty Bán phần lớn cổ phiếu công ty cho nhà đầu tư khác. Chọn bỏ 1 phần nhỏ tài sản vào cổ phiếu công ty, đầu tư tiền vào công ty khác
Giảm thiểu chi phí không cần thiết, giúp giảm chi phí hoạt động. Lương cơ bản tương đối thấp nhưng tiền thưởng cao nếu làm tốt Lương căn bản cao và chi phí xa hoa.
Chú trọng vào dài hạn, thường giữ nguyên hay tăng chi phí đầu tư ngắn hạn (lợi nhuận ngắn hạn thấp hơn) để đảm bảo giá trị cổ phiếu tăng trong tương lai Chú trọng vào ngắn hạn. Có thể cắt chi phí nghiên cứu, phát triển, quảng cáo hay những chi phí khác để tăng lợi nhuận ngắn hạn, nhưng giảm lợi thế cạnh tranh dài hạn
Báo cáo tài chính trung thực, chịu trách nhiệm và chấp nhận sai lầm Cố ý thay đổi báo cáo tài chính, che dấu chi phí và lỗ, đẩy lợi nhuận ngắn hạn lên cao
8. Tiêu chí 8: Giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực
Để biết chắc mình mua cổ phiếu với giá hời, bạn phải biết cách tính giá trị thực của cổ phiếu.
Về mặt lý thuyết, giá trị thực của 1 công ty được tính bằng cách cộng tất cả số tiền sinh ra từ hoạt động kinh doanh (đến vô cực) và giảm số tiền đó thành giá trị hiện tại. Tuy vậy, trên thực tế, các công ty không tồn tại mãi mãi. Nếu thận trọng, bạn giả thiết công ty chỉ tồn tại trong vòng 10 năm nữa. Vậy, ta sẽ tính giá trị thực của cổ phiếu bằng cách cộng tất cả số tiền dự tính sẽ thu được từ hoạt động kinh doanh trong vòng 10 năm tới và giảm xuống giá trị hiện tại.
3 bước chủ yếu tính giá trị hiện tại (giá trị thực) công ty:
1. Dự tính số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh trong 10 năm tới:
Căn cứ trên mục “Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh” trong Bảng cáo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty trong 5 năm trước, bạn sẽ tính được tỷ lệ tăng trưởng trung bình của dòng tiền theo Công thức Excel RATE(N, PMT, PV, FV) với:
N: Số năm
PMT: Số tiền trả mỗi năm
PV: Giá trị hiện tại
FV: Giá trị tương lai
Ví dụ: Xét trong năm hiện tại là 2009
Ta có Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh công ty trong 5 năm trước đó như sau:
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
2084,3 2257,5 2415,5 2587,6 2773,9 2940,3
• Xét trong trường hợp mỗi năm công ty không trả cho cổ đông khoản tiền nào -> PMT = 0
Khi đó:
N=5
PV: - 2084,3 (mang giá trị âm vì đây là khoản tiền bỏ ra ban đầu vào đầu năm 2000).
FV: 2940,3
Theo Công thức RATE(5; 0; -2084,3; 2940,3) => Tỷ lệ tăng trưởng khoảng 7,12%/năm.
Từ đó, bạn có thể dự tính lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh từ năm 2009 trở đi như sau:
Năm 2010: 2940,3 x 1,0712% = 3150
Năm 2011: 3150 x 1,0712% = 3340
…cho tới năm 2019
2. Giảm tất cả số tiền trong tương lai này về giá trị hiện tại:
Nên nhớ rằng, số tiền nhận được trong tương lai sẽ có giá trị thấp hơn hiện tại. Vậy, ta phải giảm tất cả số tiền này với 1 hệ số giảm sau:
1. Bước 1: Tính Hệ số giảm = 1/ (1 + r%)n
Với:
r% : tỷ lệ lãi suất an toàn (trong trường hợp bạn không đầu tư vào cổ phiếu, ví dụ như gửi tiền Ngân hàng).
n: số năm
Ví dụ: Hệ số giảm cho Năm thứ nhất (năm 2010): 1/ 1,11 = 0,9
Năm thứ 2 (năm 2011): 1/ 1,112 = 0,81
Năm thứ 3 (năm 2012): 1/ 1,113 = 0,73
… tính cho tới năm 2019
** Với giả sử: lãi suất an toàn hiện tại = lãi suất tiết kiệm 12 tháng của các Ngân hàng (bình quân khoảng 11%/năm).
3. Giảm dòng tiền về hiện tại:
Hệ số giảm x Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dự kiến trong 10 năm tới
Khi đó: Giá trị hiện tại của công ty = Tổng tất cả các dòng tiền qua các năm quy về hiện tại
= 0,9 x 3150 + 0,81 x 3340 + …cho tới năm 2019
Và Giá trị thực của 1 cổ phiếu = Giá trị hiện tại công ty/ Số cổ phiếu đang lưu hành.
Mua cổ phiếu với giá thấp hơn giá trị thực của nó là điều kiện cần trong chiến lược kinh doanh chứng khoán. Vậy, khi nào nên bán cổ phiếu sẽ là điều kiện đủ để nhà đầu tư kiếm lời.
1. Bạn không nên nhìn vào giá cổ phiếu để quyết định xem có bán hay không. Bạn cần so sánh giá hiện tại với giá trị thực, kể cả giá cổ phiếu đã tăng gấp 10 lần bạn vẫn không nên bán nếu nó vẫn thấp hơn giá trị thực. Vì nếu tiếp tục giữ cổ phiếu rẻ bạn sẽ có lợi nhuận lớn hơn trong tương lai.
2. Nếu giá cổ phiếu giảm vì tin xấu không phải nhất thời bạn hãy bán ngay. Dấu hiệu bạn nên bán:
+ Bạn đã phạm sai lầm khi đánh giá công ty, nó không thỏa mãn đủ 8 tiêu chí
+ Hàng quý, khi đánh giá lại công ty, bạn nhận thấy công ty có thay đổi tiêu cực (không phải nhất thời) đối với 1 trong 7 tiêu chí đầu tiên
+ Ban lãnh đạo hành động không vì quyền lợi cổ đông, bán phần lớn cổ phiếu của mình
+ Bạn tìm được công ty tốt hơn và đang bán với giá hời
+ Giá cổ phiếu hàng quý đã vượt quá giá trị thực
-
Có 17 thành viên đã cám ơn knark :
câmp (10-11-2014), Daan (25-01-2018), david lam (27-10-2014), franky nguyen (06-09-2015), giatung2010 (01-11-2014), hedgehog (13-08-2015), me0hen (04-03-2017), namhaianh (10-11-2014), Ngheo Doi (26-02-2015), nvbds (21-04-2015), sunpalace (08-05-2017), thanlnvn (25-01-2017), TienTuoiThocThat (12-08-2014), tungtangcf (12-08-2014), zodial (08-01-2016)
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 4 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 4 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Tiêu chuẩn 1 công ty chứng khoán tốt
By saigonship in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 4Bài viết cuối: 18-07-2017, 01:54 PM -
Phát hành chứng chỉ vàng: Không đơn giản!
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 01-12-2011, 09:11 PM -
lang_ba_vi_bo - Chứng khoán đơn giản như cơm bình dân
By ProDuck in forum BlogTrả lời: 0Bài viết cuối: 20-09-2010, 08:30 AM -
Chỉ tiêu ROE thực. Một tiêu chí tốt để lựa chọn CP.
By mienhoangdacsb in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 2Bài viết cuối: 30-03-2010, 09:49 PM
Bookmarks