Threaded View
-
19-11-2013 10:51 PM #7
Member- Ngày tham gia
- Sep 2012
- Bài viết
- 267
- Được cám ơn 55 lần trong 32 bài gởi
Một số kỹ thuật ứng dụng trong phân tích kỹ thuật
Lập các biểu đồ (charting) và tính các chỉ số kỹ thuật (technical indicator).
° Thiết lập các biểu đồ về tỷ giá: Đây là một lĩnh vực không thể thiếu của phân tích kỹ thuật, giá trị của nó là giúp chúng ta thấy sự tồn tại các xu hướng của thị trường, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu và chỉ ra sớm nhất khi các xu hướng này đổi chiều. Đó chính là mục tiêu quan trọng mà các nhà kinh doanh cần hướng đến. Một số biểu đồ giá quan trọng đang được sử dụng trong phân tích kỹ thuật:
- Mức mua có lợi (support) muốn chỉ một khu vực cầu hoặc mua trước đó (trước đó là đáy), nơi người ta dự đoán hoạt động mua sẽ tăng lên một lần nữa để kiểm tra việc giảm giá. Mức bán có lợi (resistance) là khu vực cung hoặc bán trước đó (trước đó là đỉnh), nơi có thể dự đoán hoạt động bán sẽ tiếp tục xảy ra để ngăn việc tăng giá.
- Các xu hướng (trends) và đường xu hướng (trendline) : một xu hướng tăng là một dãy các đỉnh và đáy theo chiều tăng lên và ngược lại với xu hướng giảm. Các đường xu hướng cho phép xác định các mức mua bán có lợi, tiến hành các trạng thái mới hoặc ngừng lỗ.
- Mô hình đầu và vai (head&shoulders) S-H-S: Là mô hình đảo chiều có tiếng nhất và đáng tin cậy nhất. Mô hình này được đặc thù bởi 3 điểm đỉnh nổi bật của thị trường, cái đầu (head) đỉnh giữa cao hơn các đỉnh bao quanh hai bên (left shoulder – right shoulder), một đường viền cổ (neckline) được vẽ dưới các điểm đáy phản hồi cắt ngang, sự dừng lại dưới đường viền cổ hoàn tất việc tạo lập mô hình và cho thấy dấu hiệu về sự đảo chiều quan trọng của thị trường. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh dừng lỗ (stop loss) khi điểm cuối cùng của bên vai phải nhập vào đường viền cổ…
- Mô hình song đỉnh và đáy (double tops and bottoms): được hình thành khi các điểm cao hoặc thấp kế tiếp dừng lại tại các mức xấp xỉ giống nhau. Vì vậy nhà đầu tư có thể bán dưới đường viền cổ hoặc khi đường viền cổ bị thâm nhập và nên đặt lệnh dừng lỗ (stop loss nằm ở giữa hai đỉnh (tops).
- Cờ và cờ đuôi nheo (flags and pennants): Chúng là các mô hình giá có khả năng kiếm lợi nhuận rất cao. Chúng thường đánh dấu các điểm dừng ngắn hoặc các giai đoạn nghỉ trong sự sôi động của diễn biến thị trường. Nó đánh dấu trung điểm (the halfway point) trong dịch chuyển của thị trường.
Ngoài các mô hình trên, nhà phân tích còn sử dụng còn sử dụng nhiều mô hình khác: mô hình tam đỉnh và đáy (triple tops & bottoms), mô hình các tam giác cân (symmetrical triangles)..
° Chỉ số kỹ thuật (Technical indicators):
Những biểu đồ trên có ưu điểm là đơn giản, nhưng có nhược điểm là chủ quan. Do đó để khắc phục nhược điểm này, các chuyên gia phân tích cùng với công nghiệp điện toán đã tính ra hơn 100 chỉ số kỹ thuật (technical indicators) để giúp cho việc mua bán mang tính khoa học hơn. Việc lựa chọn chỉ số nào trong 100 chỉ số là tuỳ thuộc vào quan điểm của người đầu tư. Những chỉ số kỹ thuật quan trọng:
- Chỉ số trung bình động MA (Moving average): là một kỹ thuật giúp san bằng hay loại trừ những biến động ngẫu nhiên hàng ngày của giá cả giúp nhà kinh doanh có ý tưởng về hướng đi của thị trường. Chỉ số MA như một bộ lọc xu hướng (a trend filter) và nguyên lý cơ bản của nó là nên mua khi giá lên trên mức trung bình, ngược lại nên bán khi giá đi xuống dưới mức trung bình. Có 3 loại trung bình động : đơn giản (simple), gia quyền (weighted) và lũy thừa (exponential). Trong đó, trung bình động đơn giản được sử dụng nhiều nhất.
- Chỉ số trung bình động đơn giản SMA (Simple moving average) là trung bình toán học liên tục của một dãy số liệu qua một giai đoạn cụ thể ( x ngày ). Ví dụ tính chỉ số trung bình động 8 ngày của ngày hôm nay là trung bình của ngày hôm nay và 7 ngày trước (thông thường là sử dụng giá đóng cửa), quá trình này cứ tiếp diễn liên tục qua mỗi ngày. Có 3 hệ thống trung động phổ biến: đơn (single) kép (double), bộ ba (triple). Trong đó hệ thống trung bình động sử dụng hai đường trung bình được sử dụng phổ biến hơn. Hệ thống này bao gồm một đường trung bình dài hạn (longer-term average) có tác dụng xác định xu hướng và một đường trung bình ngắn hạn (shorter-term average) cho biết các tín hiệu giao dịch khi nó cắt ngang đường trung bình dài hạn. Nhà kinh doanh sẽ mua khi đường trung bình ngắn hạn cắt lên trên đường trung bình dài hạn và bán khi nó cắt xuống. Để an toàn hơn, các nhà kinh doanh cũng có thể chờ cơ hội khi xuất hiện các giao điểm vàng (golden crossover) và giao điểm chết (dead crossover).
- Giao điểm vàng (golden crossover) xuất hiện khi cả 2 đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn đều đang hướng lên khi và sau khi chúng cắt nhau. Lúc này các nhà kinh doanh nên mua vì đó là dấu hiệu để biểu thị giá sẽ còn tiếp tục tăng lên.
- Giao điểm chết (dead crossover) xuất hiện khi cả 2 đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn đang đi xuống khi và sau khi chúng cắt nhau. Lúc này các nhà đầu tư nên bán vì giá sẽ còn xuống nữa.
- Đường trung bình động dịch chuyển (displaced moving average) chỉ đơn giản là di chuyển toàn bộ đường trung bình động sang bên phải, tức là đến một giai đoạn nhất định trong tương lai.
- Chỉ số động lượng (momentum) : Chỉ số này cung cấp một thước đo chính xác về vận tốc của thị trường. Cách tính chỉ số động luợng rất đơn giản là ta lấy giá đóng cửa ngày hôm nay trừ đi giá đóng cửa của x ngày trước đây, kết quả sẽ là một số dương hoặc một số âm được đánh dấu xung quanh đường zêrô. Nếu thị trường đang đi lên, đường động lượng sẽ cắt lên trên đường trung hòa (neutral line) và thông thường dốc lên và ngược lại. Ngoài ra, trong thực tế các nhà phân tích chuyên nghiệp còn dùng nhiều chỉ số kỹ thuật phức tạp mà tác giả cũng đang học hỏi như: Phương pháp giao dịch hội tụ- phân kỳ trung bình động MACD, chỉ số Cambridge Hook, đường dao động TRIX, chỉ số sức mạnh RSI, chỉ số chuyển động định hướng DMI…
Như vậy, chúng ta đã có những phương pháp phân tích căn bản mà tác giả thu nhận từ những sách vở nước ngoài, nhà đầu tư khi sử dụng phải hết sức cẩn thận và nên tập thử trước khi đối diện với sự thật. Bởi theo thông thường, mọi thứ trên đời là sự trao đổi giữa rủi ro và phần thưởng (Everything in life is a trade-off between risk and reward). Tuy nhiên nếu chúng ta cần cù, chăm chỉ làm việc có kế hoạch và một chút may mắn bạn sẽ thành công.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Những series bài hay về phần mềm phân tích kỹ thuật MetaStock
By tigeran in forum Phân tích kỹ thuật MetaStockTrả lời: 37Bài viết cuối: 27-11-2017, 03:15 PM -
Những series bài hay về phần mềm phân tích kỹ thuật AmiBroker
By tigeran in forum Phân tích kỹ thuật AmiBrokerTrả lời: 37Bài viết cuối: 15-11-2016, 04:27 PM -
Bài 2: Phân tích cơ bản trong ngoại hối (Markets.com: Forex A - Z for Newbie
By knark in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 17Bài viết cuối: 17-01-2014, 01:33 PM -
Bài 1: Video hướng dẫn (Markets.com: Forex A - Z for Newbie)
By knark in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 0Bài viết cuối: 16-10-2013, 02:53 PM -
phần mền metatrade 4 phân tích kỉ thuật trong chứng khoán
By onlyheart in forum STOCKs TRADING IN HNXTrả lời: 1Bài viết cuối: 06-02-2013, 01:30 PM
Bookmarks