Threaded View
-
28-10-2013 09:28 AM #4
Member- Ngày tham gia
- Sep 2012
- Bài viết
- 267
- Được cám ơn 55 lần trong 32 bài gởi
Biểu đồ
Một biểu đồ giá là một trình tự giá được biễu diễn theo một khung thời gian nhất định. Trên biểu đồ, trục thẳng đứng đại diện cho thang giá trong khi trục ngang đại diện cho thời gian.
Các đặc tính của biểu đồ
Khi nhìn vào một biểu đồ, có nhiều yếu tố mà bạn nên lưu ý vì chúng ảnh hưởng đến thông tin được cung cấp. Các yếu tố này bao gồm khung thời gian và thang giá được sử dụng.
• Khung thời gian
Mỗi cột, hình nến hoặc chấm trong biểu đồ chứa thông tin về khoảng thời gian tạm dừng (interval) đã được xác định. Độ dài của khoảng thời gian tạm dừng này chính là khoảng dừng của biểu đồ.
Việc quyết định chọn khoảng dừng biểu đồ nào để sử dụng tùy thuộc vào kiểu kinh doanh và lĩnh vực đầu tư của bạn. Những người mua bán trong ngày (day trader) có thể dùng các khoảng dừng của biểu đồ ngắn 1 phút, trong khi đó các swinger (những nhà kinh doanh giữ món hàng đầu tư của mình từ nhiều ngày cho đến vài tuần lễ) thường dùng nhiều khoảng dừng dao động từ nhiều giờ cho đến một ngày.
• Thang giá
Có hai phương pháp thể hiện thang giá dọc theo trục y: phương pháp số học vào phương pháp logarit.
Trên một thang giá số học, mỗi điểm giá được tách biệt bởi cùng một khoảng cách theo chiều thẳng đứng cho dù giá có đang ở mức nào đi nữa. Mỗi đơn vị đo là giống nhau trong toàn bộ thang giá. Nếu một cổ phiếu tăng từ 10 lên 100 trong thời gian 6 tháng, sự dịch chuyển từ 10 đến 20 (+100% dao động) sẽ theo khoảng cách giống khoảng dịch chuyển từ 90 lên100 (+11% dao động). Ngay cả khi sự vận động này là giống nhau về số hạng tuyệt đối, nó lại không giống nhau về phần trăm.
Trên một thang giá logarit, mỗi điểm giá được tách biệt bởi một khoảng cách theo chiều thẳng đứng bằng nhau về phần trăm. Việc tăng từ10 lên 20 sẽ đại diện cho một sự gia tăng 100%. Việc tăng từ 20 lên 40 cũng sẽ là 100%, cũng giống như khi giá tăng từ 40 lên 80. Cả ba sự tăng giá này đều có cùng khoảng cách theo chiều thẳng đứng giống nhau theo một thang logarit.
Các loại biểu đồ
Có ba loại biểu đồ chính được các nhà kinh doanh sử dụng tùy thuộc vào thông tin họ đang tìm kiếm và cấp độ kĩ năng của mỗi người. Các loại biểu đồ là: biểu đồ tuyến, biểu đồ dạng cột và biểu đồ hình nến.
• Biểu đồ tuyến
DIỄN GIẢI: Biểu đồ tuyến là loại biểu đồ cơ bản nhất. Đường thể hiện trong biểu đồ kết nối nhiều giá riêng lẻ lại trong một khoảng thời gian đã chọn. Loại biểu đồ tuyến phổ biến nhất là biểu đồ thường nhật. Mặc dù bất kì điểm nào trong ngày đều có thể được biểu diễn trên biểu đồ, hầu hết các nhà kinh doanh tập trung vào giá lúc đóng cửa (closing price), giá mà họ xem là quan trọng nhất. Tuy nhiên điều này lại cho thấy ngay một vấn đề; sử dụng biểu đồ tuyến thường nhật thì không thể thấy được hoạt động của giá xảy ra vào thời gian còn lại trong ngày.
LỢI ÍCH: Một biểu đồ tuyến cho người kinh doanh một ý tưởng khá tốt về vị trí mà giá của một tài sản di chuyển theo một khung thời gian bất kì.
• Biểu đồ cột
DIỄN GIẢI: Mỗi cột thẳng đứng đại diện cho một khoản thời gian của hoạt động giá từ chu kỳ đã chọn, có thể ngắn chỉ 1 phút đối với các biểu đồ trong ngày, hoặc dài khoảng nhiều năm đối với các biểu đồ lịch sử. Trên biểu đồ thường nhật, cột thẳng đứng đại diện cho giao dịch của một ngày và ở đó:
+ đỉnh của cột đại diện cho giá cao của thị trường
+ đáy cột đại diện cho giá thấp
+ dấu thập bên trái trên cột đại diện cho giá khi mở cửa
+ dấu thập bên phải trên cột đại diện cho giá khi đóng cửa
LỢI ÍCH: Nhờ có thông tin về giá khi mở cửa, giá cao, thấp và giá khi đóng cửa, biểu đồ cột cho phép phân tích chi tiết hơn các biểu đồ tuyến tiêu chuẩn.
• Biểu đồ hình nến
DIỄN GIẢI: Biểu đồ hình nến liên quan mật thiết đến biểu đồ cột, vì nó cũng đại diện cho bốn giá chính: cao, thấp, mở cửa, đóng cửa. Mỗi hình nến đại diện cho khoảng thời gian mà bạn chọn. Các khoảng thời gian sau đây được các phần mềm biểu đồ khác nhau cung cấp: 1 phút, 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 8 giờ, mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng.
Đối với một biểu đồ thường nhật (mỗi ngày), mỗi hình nến đại diện cho vùng giao dịch của một ngày và được thể hiện là "mở" hoặc "đóng":
+ Một hình nến mở đại diện cho một giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa và có màu xanh dương.
+ Một hình nến đóng đại diện cho một giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa và có màu đỏ.
Mỗi hình nến gồm hai thành phần, phần thân và phần bóng:
+ Phần thân là phần dày của hình nến đại diện cho giá mở cửa và đóng cửa
+ Đường mỏng phía trên và phía dưới thân là bóng đại diện cho các điểm cực (extreme) của giá trong chu kỳ. Bóng phía trên (bên trên thân) đo giá cao của chu kỳ và bóng phía dưới (bên dưới thân) đo giá thấp của chu kỳ.
LỢI ÍCH: Biểu đồ hình nến là biểu đồ phổ biến nhất được sử dụng để phân tích kỹ thuật. Nhiều chiến lược kinh doanh đã lấy cơ sở là các dạng mô hình trong biểu đồ hình nến.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Những series bài hay về phần mềm phân tích kỹ thuật MetaStock
By tigeran in forum Phân tích kỹ thuật MetaStockTrả lời: 37Bài viết cuối: 27-11-2017, 03:15 PM -
Những series bài hay về phần mềm phân tích kỹ thuật AmiBroker
By tigeran in forum Phân tích kỹ thuật AmiBrokerTrả lời: 37Bài viết cuối: 15-11-2016, 04:27 PM -
Bài 2: Phân tích cơ bản trong ngoại hối (Markets.com: Forex A - Z for Newbie
By knark in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 17Bài viết cuối: 17-01-2014, 01:33 PM -
Bài 1: Video hướng dẫn (Markets.com: Forex A - Z for Newbie)
By knark in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 0Bài viết cuối: 16-10-2013, 02:53 PM -
phần mền metatrade 4 phân tích kỉ thuật trong chứng khoán
By onlyheart in forum STOCKs TRADING IN HNXTrả lời: 1Bài viết cuối: 06-02-2013, 01:30 PM
Bookmarks