Hybrid View
-
18-10-2013 02:56 PM #1
Member- Ngày tham gia
- Sep 2012
- Bài viết
- 267
- Được cám ơn 55 lần trong 32 bài gởi
Bài 3: Phân tích kỹ thuật trong ngoại hối (Markets.com: Forex A - Z for Newbie)
Học tất cả về Phân tích Kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là phân tích hoạt động của giá cả, khối lượng và lượng open interest – sử dụng dữ liệu lịch sử – dựa trên nghiên cứu hoạt động của thị trường tiền tệ, các chỉ số và sản phẩm hàng hóa trong quá khứ.
- Phân tích kỹ thuật là gì: http://www.markets.com/vi/education/...echnical-.html
- Các chỉ báo kỹ thuật
- Biểu đồ
- Hỗ trợ & Đối kháng
- Mô hình giá tiếp diễn
- Các chỉ báo toán học
- Sóng Fibonacci & Elliot
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật là một kỹ thuật được dùng để dự báo hướng giá trong tương lai thông qua việc nghiên cứu dữ liệu lịch sử của thị trường, chủ yếu là giá, khối lượng giao dịch và lãi suất mở.
Các nhà kinh doanh kỹ thuật dùng thông tin giao dịch (như giá trước đó và khối lượng giao dịch) cùng với các chỉ báo toán học để quyết định. Thông tin này thường được hiển thị trên một biểu đồ được cập nhật trong thời gian thực và được diễn giải để xác định khi nào là thời điểm mua và khi nào bán một công cụ nhất định.
Lý thuyết Dow
Ý tưởng của Charles Dow, tổng biên tập đầu tiên của Tạp chí Wall Street, đã tạo thành cơ sở của phân tích kỹ thuật hiện đại. Những ý tưởng đó dựa trên ba nền tảng chính:
- Giá là một sự phản ánh tổng thể tất cả các động lực thị trường. Ở bất kì thời điểm nào, tất cả động lực và thông tin thị trường được phản ánh qua giá.
- Giá vận động theo những xu hướng có thể xác định và được biến thành những cơ hội lợi nhuận.
- Sự vận động của giá thường lặp đi lặp lại.
PTKT đòi hỏi ít dữ liệu hơn nhiều so với phân tích cơ bản. Từ giá và khối lượng giao dịch, một nhà kinh doanh kỹ thuật có thể lấy được thông tin cần. Vì PTKT tập trung vào việc xác định sự đảo chiều của xu hướng, câu hỏi về thời điểm để bắt đầu một giao dịch sẽ dễ trả lời hơn khi có phân tích kỹ thuật.
Yếu điểm của Phân tích Kỹ thuật
Phân tích Kỹ thuật có thể là một lời tiên tri tự nó sẽ hoàn tất. Khi nhiều nhà đầu tư sử dụng các công cụ giống nhau và đi theo các khái niệm giống nhau, dịch chuyển cung cầu với nhau, điều này có thể dẫn đến giá vận động theo hướng đã tiên đoán.
Phân tích Kỹ thuật và/hoặc Cơ bản
Phân tích Kỹ thuật là một trong những công cụ quan trọng nhất để dự báo hoạt động của thị trường tài chính. PTKT đã chứng tỏ là một công cụ hiệu quả dành cho nhà đầu tư và thường được các thành phần tham gia thị trường chấp nhận hơn. Khi được dùng với phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật có thể cho sự định giá hoàn chỉnh hơn, và tạo sự khác biệt khi thực hiện các giao dịch có khả năng sinh lợi.
Markets.com
-
21-10-2013 11:40 AM #2
Member- Ngày tham gia
- Sep 2012
- Bài viết
- 267
- Được cám ơn 55 lần trong 32 bài gởi
Các chỉ báo kỹ thuật
Xu hướng là khái niệm quan trọng nhất trong phân tích kỹ thuật. Một xu hướng cho thấy hướng chung của sự vận động thị trường. Việc xác định xu hướng là quan trọng để bạn có thể kinh doanh cùng với chúng hơn là đi ngược lại chúng.
Các loại Xu hướng
Một xu hướng có thể:
• Đi lên - đây gọi là một cuộc chạy đua ; một thị trường có xu hướng đi lên
• Đi xuống - đây gọi là một xu hướng giá xuống ; thị trường có xu hướng đi xuống
• Đi theo hướng ngang/Nằm ngang - đây gọi là "thị trường phẳng" hoặc "không có xu hướng" ; thị trường này không đi theo hướng nào.
Độ dài của xu hướng
Một xu hướng ở bất cứ hướng nào đều có thể được phân loại theo độ dài của nó
• Xu hướng ngắn hạn ; nó thường kéo dài không quá ba tuần
• Xu hướng trung hạn ; nó thường kéo dài khoảng từ 3 tuần đến nhiều tháng
• Xu hướng dài hạn hoặc Xu hướng chính ; nó thường được cho là kéo dài trong một năm hoặc dài hơn. Nó được tạo thành từ nhiều xu hướng trung hạn thường di chuyển ngược Xu hướng chính
Đường xu hướng
Một đường xu hướng là một kỹ thuật vẽ biểu đồ đơn giản gồm việc nối các mức cao quan trọng (các đỉnh) hoặc các mức thấp quan trọng (thấp) để thể hiện xu hướng trong thị trường. Các đường này được dùng để chỉ rõ xu hướng và cũng giúp xác định các đảo chiều của xu hướng.
Một đường xu hướng có thể được phân loại như sau:
• Đường xu hướng tăng
• Đường xu hướng giảm
• Đường xu hướng nằm ngang
Các kênh
Một kênh giá là sự cộng hai đường xu hướng song song hoạt động như các vùng hỗ trợ và đối kháng mạnh. Một đường nối một dãy các mức giá cao trong khi đường còn lại nối một dãy các mức giá thấp. Một kênh có thể đi lên, đi xuống hoặc nằm ngang. Nhà đầu tư dự kiến một cổ phiếu hoặc tiền tệ cụ thể giao dịch giữa hai đường hỗ trợ và đối kháng cho đến khi nó phá vỡ một trong hai đường đó. Họ dùng các đường kênh để chỉ ra thời điểm đặt "lệnh chốt lời" và "lệnh cắt lỗ".
http://www.markets.com/vi/education/...ndicators.html
-
23-12-2013 04:11 PM #3
- Ngày tham gia
- Dec 2013
- Bài viết
- 10
- Được cám ơn 8 lần trong 5 bài gởi
hay quá đi
-
28-10-2013 09:28 AM #4
Member- Ngày tham gia
- Sep 2012
- Bài viết
- 267
- Được cám ơn 55 lần trong 32 bài gởi
Biểu đồ
Một biểu đồ giá là một trình tự giá được biễu diễn theo một khung thời gian nhất định. Trên biểu đồ, trục thẳng đứng đại diện cho thang giá trong khi trục ngang đại diện cho thời gian.
Các đặc tính của biểu đồ
Khi nhìn vào một biểu đồ, có nhiều yếu tố mà bạn nên lưu ý vì chúng ảnh hưởng đến thông tin được cung cấp. Các yếu tố này bao gồm khung thời gian và thang giá được sử dụng.
• Khung thời gian
Mỗi cột, hình nến hoặc chấm trong biểu đồ chứa thông tin về khoảng thời gian tạm dừng (interval) đã được xác định. Độ dài của khoảng thời gian tạm dừng này chính là khoảng dừng của biểu đồ.
Việc quyết định chọn khoảng dừng biểu đồ nào để sử dụng tùy thuộc vào kiểu kinh doanh và lĩnh vực đầu tư của bạn. Những người mua bán trong ngày (day trader) có thể dùng các khoảng dừng của biểu đồ ngắn 1 phút, trong khi đó các swinger (những nhà kinh doanh giữ món hàng đầu tư của mình từ nhiều ngày cho đến vài tuần lễ) thường dùng nhiều khoảng dừng dao động từ nhiều giờ cho đến một ngày.
• Thang giá
Có hai phương pháp thể hiện thang giá dọc theo trục y: phương pháp số học vào phương pháp logarit.
Trên một thang giá số học, mỗi điểm giá được tách biệt bởi cùng một khoảng cách theo chiều thẳng đứng cho dù giá có đang ở mức nào đi nữa. Mỗi đơn vị đo là giống nhau trong toàn bộ thang giá. Nếu một cổ phiếu tăng từ 10 lên 100 trong thời gian 6 tháng, sự dịch chuyển từ 10 đến 20 (+100% dao động) sẽ theo khoảng cách giống khoảng dịch chuyển từ 90 lên100 (+11% dao động). Ngay cả khi sự vận động này là giống nhau về số hạng tuyệt đối, nó lại không giống nhau về phần trăm.
Trên một thang giá logarit, mỗi điểm giá được tách biệt bởi một khoảng cách theo chiều thẳng đứng bằng nhau về phần trăm. Việc tăng từ10 lên 20 sẽ đại diện cho một sự gia tăng 100%. Việc tăng từ 20 lên 40 cũng sẽ là 100%, cũng giống như khi giá tăng từ 40 lên 80. Cả ba sự tăng giá này đều có cùng khoảng cách theo chiều thẳng đứng giống nhau theo một thang logarit.
Các loại biểu đồ
Có ba loại biểu đồ chính được các nhà kinh doanh sử dụng tùy thuộc vào thông tin họ đang tìm kiếm và cấp độ kĩ năng của mỗi người. Các loại biểu đồ là: biểu đồ tuyến, biểu đồ dạng cột và biểu đồ hình nến.
• Biểu đồ tuyến
DIỄN GIẢI: Biểu đồ tuyến là loại biểu đồ cơ bản nhất. Đường thể hiện trong biểu đồ kết nối nhiều giá riêng lẻ lại trong một khoảng thời gian đã chọn. Loại biểu đồ tuyến phổ biến nhất là biểu đồ thường nhật. Mặc dù bất kì điểm nào trong ngày đều có thể được biểu diễn trên biểu đồ, hầu hết các nhà kinh doanh tập trung vào giá lúc đóng cửa (closing price), giá mà họ xem là quan trọng nhất. Tuy nhiên điều này lại cho thấy ngay một vấn đề; sử dụng biểu đồ tuyến thường nhật thì không thể thấy được hoạt động của giá xảy ra vào thời gian còn lại trong ngày.
LỢI ÍCH: Một biểu đồ tuyến cho người kinh doanh một ý tưởng khá tốt về vị trí mà giá của một tài sản di chuyển theo một khung thời gian bất kì.
• Biểu đồ cột
DIỄN GIẢI: Mỗi cột thẳng đứng đại diện cho một khoản thời gian của hoạt động giá từ chu kỳ đã chọn, có thể ngắn chỉ 1 phút đối với các biểu đồ trong ngày, hoặc dài khoảng nhiều năm đối với các biểu đồ lịch sử. Trên biểu đồ thường nhật, cột thẳng đứng đại diện cho giao dịch của một ngày và ở đó:
+ đỉnh của cột đại diện cho giá cao của thị trường
+ đáy cột đại diện cho giá thấp
+ dấu thập bên trái trên cột đại diện cho giá khi mở cửa
+ dấu thập bên phải trên cột đại diện cho giá khi đóng cửa
LỢI ÍCH: Nhờ có thông tin về giá khi mở cửa, giá cao, thấp và giá khi đóng cửa, biểu đồ cột cho phép phân tích chi tiết hơn các biểu đồ tuyến tiêu chuẩn.
• Biểu đồ hình nến
DIỄN GIẢI: Biểu đồ hình nến liên quan mật thiết đến biểu đồ cột, vì nó cũng đại diện cho bốn giá chính: cao, thấp, mở cửa, đóng cửa. Mỗi hình nến đại diện cho khoảng thời gian mà bạn chọn. Các khoảng thời gian sau đây được các phần mềm biểu đồ khác nhau cung cấp: 1 phút, 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 8 giờ, mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng.
Đối với một biểu đồ thường nhật (mỗi ngày), mỗi hình nến đại diện cho vùng giao dịch của một ngày và được thể hiện là "mở" hoặc "đóng":
+ Một hình nến mở đại diện cho một giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa và có màu xanh dương.
+ Một hình nến đóng đại diện cho một giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa và có màu đỏ.
Mỗi hình nến gồm hai thành phần, phần thân và phần bóng:
+ Phần thân là phần dày của hình nến đại diện cho giá mở cửa và đóng cửa
+ Đường mỏng phía trên và phía dưới thân là bóng đại diện cho các điểm cực (extreme) của giá trong chu kỳ. Bóng phía trên (bên trên thân) đo giá cao của chu kỳ và bóng phía dưới (bên dưới thân) đo giá thấp của chu kỳ.
LỢI ÍCH: Biểu đồ hình nến là biểu đồ phổ biến nhất được sử dụng để phân tích kỹ thuật. Nhiều chiến lược kinh doanh đã lấy cơ sở là các dạng mô hình trong biểu đồ hình nến.
-
29-10-2013 01:43 PM #5
Member- Ngày tham gia
- Sep 2012
- Bài viết
- 267
- Được cám ơn 55 lần trong 32 bài gởi
Hỗ trợ và Đối kháng
Hỗ trợ và Đối kháng là những đường minh họa sự giằng co giữa người mua (bull) và người bán (bear).
• Các đường hỗ trợ báo hiệu giá mà phần lớn nhà đầu tư tin rằng sẽ lên cao hơn. Khi giá giảm đến đường hỗ trợ và giá rẻ hơn, người mua sẽ muốn mua hơn và người bán ít muốn bán hơn.
• Các đường đối kháng báo hiệu giá mà phần lớn nhà đầu tư tin rằng sẽ xuống thấp hơn. Khi giá di chuyển đến đường đối kháng và giá cao hơn, người bán sẽ muốn mua hơn và người mua ít muốn bán hơn.
Với điều kiện là giá của chứng khoán di chuyển giữa đường hỗ trợ và đối kháng, xu hướng có thể sẽ tiếp tục. Một sự đột phá ra khỏi đường hỗ trợ hoặc đối kháng có thể là dấu hiệu của:
• Một xu hướng tăng tốc
• Một xu hướng đảo chiều
Khi đường đối kháng bị phá vỡ, vai trò của nó bị đảo ngược và nó trở thành đường hỗ trợ. Tương tự, khi một đường hỗ trợ bị phá vỡ, đường này sẽ thành đường đối kháng.
Phân tích đường hỗ trợ và đối kháng được các nhà kinh doanh kỹ thuật dùng để ra các quyết định kinh doanh và xác định thời điểm một xu hướng tăng tốc hay đảo chiều. Lưu ý các đường quan trọng này có thể ảnh hưởng đến cách mà bạn kinh doanh và giúp bạn cải thiện đáng kể hoạt động kinh doanh của mình.
Bạn sẽ thấy trong biểu đồ bên dưới thể hiện sự tăng tốc trong xu hướng của cặp tiền tệ AUD/JPY khi một đường đối kháng trở thành đường hỗ trợ: http://www.markets.com/vi/education/...esistance.html
-
12-11-2013 09:07 AM #6
Member- Ngày tham gia
- Sep 2012
- Bài viết
- 267
- Được cám ơn 55 lần trong 32 bài gởi
Ichimoku Kinko Hyo
Là một kỹ thuật đồ thị của người Nhật được tạo ra trước thế chiến thứ 2 và được sử dụng để ngắm vẽ chân dung. Nó có thể định được hướng đi tiếp theo của đường giá và khi đó nó sẽ báo cho chúng ta khi nào nhảy vào hay thóat ra khỏi thị trường. Đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật phân tích nào khác.
Cái từ Ichimoku có nghĩa là "cái nhìn thóang qua", Kinko có nghĩa là "trạng thái cân bằng" giữa giá và thời gian còn Hyo theo tiếng Nhật có nghĩa là "đồ thị". Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là "Cái nhìn thóang qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và thời gian". Nó có cái nhìn bao quát về giá và dự đóan hướng đi đến 1 vị trí mới khá vững chắc.
Chỉ số này được sáng chế bởi 1 phóng viên báo của Nhật với bút danh là "Ichimoku Sanjin" nó có nghĩa là "người đàn ông vượt núi". Đồ thị Ichimoku đã trở thành công cụ khá phổ thông cho các nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là 1 kỹ thuật được công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đấy mới thật sự gây được chú ý bởi lợi ích mà nó đem lại.
Cấu tạo:
Đồ thị Ichimoku gồm có 5 đường. Tính tóan chủ yếu cho 4 đường này bao hàm: điểm giữa, cao, thấp và đường trung bình đơn giản. Bây giờ để đơn giản hóa, đồ thị được hòan tất phải phản ánh được triển vọng của sự biến động giá.
5 đường được biểu thị trên hình vẽ trên và được tính tóan như sau:
1. Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 9 phiên
2. Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26 phiên
3. Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên sau
4. Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho 26 phiên đầu
5. Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu.
Kumo = Cloud = Area between Senkou Span A and B.
Ichimoku sử dụng 3 phiên chủ yếu theo chuẩn: 9, 26 và 52. Khi xưa Ichimoku được tạo ra (vào năm 1930) lúc đó 1 tuần giao dịch 6 ngày và chuẩn được chọn tương ứng là: 1tuần rưỡi, 1 tháng và 2 tháng. Nhưng bây giờ 1 tuần hiện chỉ giao dịch có 5 ngày thì chuẩn được chọn thay đổi tương ứng là: 7, 22 và 44 phiên.
Diễn giải:
Như chúng ta đã thấy, theo công thức tính toán Ichimoku thì nó là 1 thể đơn giản của đường trung bình (Moving Average). Và cũng giống như đường trung bình, những tín hiệu mua bán được xác định qua kỹ thuật giao cắt giữa các đường: Tính hiệu tăng giá (bullish) khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên. Ngược lại tính hiệu giảm giá (bearish) khi Tekan-Sen cắt Kijun-Sen từ trên xuống.
Ngoài ra, có những vùng biểu hiện cường độ khác nhau cho tín hiệu mua và bán của đồ thị Ichimoku. Nếu có 1 tín hiệu tăng giá được xác định bởi kỹ thuật giao cắt (tín hiệu cắt tăng giá) thì tại thời điểm đó đường giá phải nằm trên đám mây Kumo đây là 1 tín hiệu mua khá chắc chắn (rất mạnh). Trái lại nếu có 1 tín hiệu cắt giảm giá tại thời điểm đó đường giá nằm dưới đám mây Kumo thì đây là tín hiệu bán rất mạnh. Thứ 2 là 1 tín hiệu mua bán bình thường xày ra nếu đường giá nằm lân cận với đám mây Kumo và khi đường giá nằm trong đám mây Kumo này. Thứ 3 là 1 tín hiệu yếu xuất hiện nếu có 1 tín hiệu cắt tăng giá xuất hiện trong khi đó đường giá nằm phía dưới đám mây Kumo . Một cách khác 1 tín hiệu yếu xảy ra nếu có 1 tín hiệu cắt giảm giá xuất hiện trong khi đó đường giá nằm trên Kumo.
Một chú ý đáng quan tâm là kỹ thuật đồ thị Ichimoku chỉ ra sự gắn bó giữa mức hỗ trợ (support) và mức kháng cự (resistance). Đây là những mức có thể dự báo trước xu hướng nhờ công cụ Kumo. Kumo có thể sử dụng để nhận diện xu hướng phổ biến của thị trường. Nếu đường giá nằm trên Kumo và xu hướng phổ biến sẽ nói rằng thị trường sẽ tăng. Và nếu đường giá nằm dưới Kumo thì xu hướng phổ biến sẽ là giảm.
Phần cốt lõi của kỹ thuật Ichimoku là Chikou Span. Đây là đường được sử dụng để đo cường độ tín hiệu mua và bán. Nếu Chikou Span nằm dưới đường giá và tín hiệu bán xảy ra thì khi đó cường độ bán của thị trường là rất lớn. Nếu không nó sẽ là 1 tín hiệu yếu. Ngược lại nếu tín hiệu mua xầy ra và Chikou Span nằm trên đường giá thì khi đó thị trường sẽ tăng (upside). Nếu không nó sẽ là 1 tín hiệu mua yếu. Đây là 1 chỉ báo tổng hợp để hình thành các tín hiệu khác.
Ứng dụng:
Phần lớn Phân tích kỹ thuật truyền thống dựa vào giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất, đóng cửa và đường trung bình giá. Mặt khác cũng có thể sử dụng sự giao động của đường giá trong khi những số Fibonacci có 1 tỉ lệ cố định. Nhưng cùng cho 1 kết quả chung là mức hỗ trợ và kháng cự luôn được thể hiện như 1 điểm hoặc 1 đường.
Với đồ thị Ichimoku thì Kumo là mức hỗ trợ hay kháng cự khá vững chắc và nó còn có thể sử dụng để tiên đóan trước các mức được hình thành trong tương lai. Vì vậy nó rất quan trọng với mức hỗ trợ/kháng cự thông qua sự xuất hiện của Kumo là những đám mây nhấp nhô.
Theo ví dụ trên chúng ta thấy tín hiệu bán xuất hiện 9/4/2007 với 2 mũi tên màu xanh (như trên hình vẽ) vì đường giá đã xuyên qua mức hỗ trợ Kumo. Sau đó đường giá tiếp tục xu hướng đi xuống và nằm phía dưới đám mây Kumo. Tín hiệu mua xuất hiện 21/5/2007 với 2 mũi tên màu đỏ (hình vẽ) vì đường giá đã xuyên qua mức kháng cự Kumo và tiếp tục xu hướng đi lên, và mức hỗ trợ mới được hình thành bởi đám mây Kumo như trên hình vẽ.
-
19-11-2013 10:51 PM #7
Member- Ngày tham gia
- Sep 2012
- Bài viết
- 267
- Được cám ơn 55 lần trong 32 bài gởi
Một số kỹ thuật ứng dụng trong phân tích kỹ thuật
Lập các biểu đồ (charting) và tính các chỉ số kỹ thuật (technical indicator).
° Thiết lập các biểu đồ về tỷ giá: Đây là một lĩnh vực không thể thiếu của phân tích kỹ thuật, giá trị của nó là giúp chúng ta thấy sự tồn tại các xu hướng của thị trường, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu và chỉ ra sớm nhất khi các xu hướng này đổi chiều. Đó chính là mục tiêu quan trọng mà các nhà kinh doanh cần hướng đến. Một số biểu đồ giá quan trọng đang được sử dụng trong phân tích kỹ thuật:
- Mức mua có lợi (support) muốn chỉ một khu vực cầu hoặc mua trước đó (trước đó là đáy), nơi người ta dự đoán hoạt động mua sẽ tăng lên một lần nữa để kiểm tra việc giảm giá. Mức bán có lợi (resistance) là khu vực cung hoặc bán trước đó (trước đó là đỉnh), nơi có thể dự đoán hoạt động bán sẽ tiếp tục xảy ra để ngăn việc tăng giá.
- Các xu hướng (trends) và đường xu hướng (trendline) : một xu hướng tăng là một dãy các đỉnh và đáy theo chiều tăng lên và ngược lại với xu hướng giảm. Các đường xu hướng cho phép xác định các mức mua bán có lợi, tiến hành các trạng thái mới hoặc ngừng lỗ.
- Mô hình đầu và vai (head&shoulders) S-H-S: Là mô hình đảo chiều có tiếng nhất và đáng tin cậy nhất. Mô hình này được đặc thù bởi 3 điểm đỉnh nổi bật của thị trường, cái đầu (head) đỉnh giữa cao hơn các đỉnh bao quanh hai bên (left shoulder – right shoulder), một đường viền cổ (neckline) được vẽ dưới các điểm đáy phản hồi cắt ngang, sự dừng lại dưới đường viền cổ hoàn tất việc tạo lập mô hình và cho thấy dấu hiệu về sự đảo chiều quan trọng của thị trường. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh dừng lỗ (stop loss) khi điểm cuối cùng của bên vai phải nhập vào đường viền cổ…
- Mô hình song đỉnh và đáy (double tops and bottoms): được hình thành khi các điểm cao hoặc thấp kế tiếp dừng lại tại các mức xấp xỉ giống nhau. Vì vậy nhà đầu tư có thể bán dưới đường viền cổ hoặc khi đường viền cổ bị thâm nhập và nên đặt lệnh dừng lỗ (stop loss nằm ở giữa hai đỉnh (tops).
- Cờ và cờ đuôi nheo (flags and pennants): Chúng là các mô hình giá có khả năng kiếm lợi nhuận rất cao. Chúng thường đánh dấu các điểm dừng ngắn hoặc các giai đoạn nghỉ trong sự sôi động của diễn biến thị trường. Nó đánh dấu trung điểm (the halfway point) trong dịch chuyển của thị trường.
Ngoài các mô hình trên, nhà phân tích còn sử dụng còn sử dụng nhiều mô hình khác: mô hình tam đỉnh và đáy (triple tops & bottoms), mô hình các tam giác cân (symmetrical triangles)..
° Chỉ số kỹ thuật (Technical indicators):
Những biểu đồ trên có ưu điểm là đơn giản, nhưng có nhược điểm là chủ quan. Do đó để khắc phục nhược điểm này, các chuyên gia phân tích cùng với công nghiệp điện toán đã tính ra hơn 100 chỉ số kỹ thuật (technical indicators) để giúp cho việc mua bán mang tính khoa học hơn. Việc lựa chọn chỉ số nào trong 100 chỉ số là tuỳ thuộc vào quan điểm của người đầu tư. Những chỉ số kỹ thuật quan trọng:
- Chỉ số trung bình động MA (Moving average): là một kỹ thuật giúp san bằng hay loại trừ những biến động ngẫu nhiên hàng ngày của giá cả giúp nhà kinh doanh có ý tưởng về hướng đi của thị trường. Chỉ số MA như một bộ lọc xu hướng (a trend filter) và nguyên lý cơ bản của nó là nên mua khi giá lên trên mức trung bình, ngược lại nên bán khi giá đi xuống dưới mức trung bình. Có 3 loại trung bình động : đơn giản (simple), gia quyền (weighted) và lũy thừa (exponential). Trong đó, trung bình động đơn giản được sử dụng nhiều nhất.
- Chỉ số trung bình động đơn giản SMA (Simple moving average) là trung bình toán học liên tục của một dãy số liệu qua một giai đoạn cụ thể ( x ngày ). Ví dụ tính chỉ số trung bình động 8 ngày của ngày hôm nay là trung bình của ngày hôm nay và 7 ngày trước (thông thường là sử dụng giá đóng cửa), quá trình này cứ tiếp diễn liên tục qua mỗi ngày. Có 3 hệ thống trung động phổ biến: đơn (single) kép (double), bộ ba (triple). Trong đó hệ thống trung bình động sử dụng hai đường trung bình được sử dụng phổ biến hơn. Hệ thống này bao gồm một đường trung bình dài hạn (longer-term average) có tác dụng xác định xu hướng và một đường trung bình ngắn hạn (shorter-term average) cho biết các tín hiệu giao dịch khi nó cắt ngang đường trung bình dài hạn. Nhà kinh doanh sẽ mua khi đường trung bình ngắn hạn cắt lên trên đường trung bình dài hạn và bán khi nó cắt xuống. Để an toàn hơn, các nhà kinh doanh cũng có thể chờ cơ hội khi xuất hiện các giao điểm vàng (golden crossover) và giao điểm chết (dead crossover).
- Giao điểm vàng (golden crossover) xuất hiện khi cả 2 đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn đều đang hướng lên khi và sau khi chúng cắt nhau. Lúc này các nhà kinh doanh nên mua vì đó là dấu hiệu để biểu thị giá sẽ còn tiếp tục tăng lên.
- Giao điểm chết (dead crossover) xuất hiện khi cả 2 đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn đang đi xuống khi và sau khi chúng cắt nhau. Lúc này các nhà đầu tư nên bán vì giá sẽ còn xuống nữa.
- Đường trung bình động dịch chuyển (displaced moving average) chỉ đơn giản là di chuyển toàn bộ đường trung bình động sang bên phải, tức là đến một giai đoạn nhất định trong tương lai.
- Chỉ số động lượng (momentum) : Chỉ số này cung cấp một thước đo chính xác về vận tốc của thị trường. Cách tính chỉ số động luợng rất đơn giản là ta lấy giá đóng cửa ngày hôm nay trừ đi giá đóng cửa của x ngày trước đây, kết quả sẽ là một số dương hoặc một số âm được đánh dấu xung quanh đường zêrô. Nếu thị trường đang đi lên, đường động lượng sẽ cắt lên trên đường trung hòa (neutral line) và thông thường dốc lên và ngược lại. Ngoài ra, trong thực tế các nhà phân tích chuyên nghiệp còn dùng nhiều chỉ số kỹ thuật phức tạp mà tác giả cũng đang học hỏi như: Phương pháp giao dịch hội tụ- phân kỳ trung bình động MACD, chỉ số Cambridge Hook, đường dao động TRIX, chỉ số sức mạnh RSI, chỉ số chuyển động định hướng DMI…
Như vậy, chúng ta đã có những phương pháp phân tích căn bản mà tác giả thu nhận từ những sách vở nước ngoài, nhà đầu tư khi sử dụng phải hết sức cẩn thận và nên tập thử trước khi đối diện với sự thật. Bởi theo thông thường, mọi thứ trên đời là sự trao đổi giữa rủi ro và phần thưởng (Everything in life is a trade-off between risk and reward). Tuy nhiên nếu chúng ta cần cù, chăm chỉ làm việc có kế hoạch và một chút may mắn bạn sẽ thành công.
-
23-12-2013 03:46 PM #8
Member- Ngày tham gia
- Sep 2012
- Bài viết
- 267
- Được cám ơn 55 lần trong 32 bài gởi
Giới thiệu các loại Fibonacci
Fibonacci Arcs :
Được xây dựng như sau: đầu tiên, đường xu hướng được vẽ từ hai điểm cực độ, ví dụ, từ cực tiểu đến cực đại đối diện. Sau đó, ba đường hình cung sẽ được xây dựng với tâm trùng với điểm cực trị thứ 2 và cắt đường xu hướng tại mức Fibonacci 38.2, 50 và 61.8%. Fibonacci Arcs được xem như là các đường tiệm cận trên và tiệm cận dưới tiềm năng. Fibonacci Arcs và Fibonacci Fans thường được sử dụng với nhau trên biểu đồ và đường tiệm cận trên và tiệm cận dưới được xác định bởi giao điểm của các đường này.
Fibonacci Fan
Fibonacci Fan là một công cụ được xây dựng như sau : một đường xu hướng – ví dụ vẽ một đường nối 2 điểm cực trị. Sau đó, một trục dọc “vô hình” được vẽ một cách tự động đi ngang qua điểm cực đại thứ hai. Và sẽ có 3 đường xu hướng được vẽ từ điểm cực trị thứ nhất, các đường này cắt đường dọc vô hình tại mức Fibonacci bằng 38.2, 50 và 61.8%.
Những đường thẳng này được xem là đại diện cho đường tiệm cận trên và tiệm cận dưới. Để có thể đạt hiệu quả cao hơn trong việc dự đoán giá, chúng ta nên sử dụng các công cụ Fibonacci khác cùng với Fibonacci Fan.
Fibonacci Retracement
Đường Fibonacci Retracement được xây dựng như sau: đầu tiên, đường xu hướng được vẽ giữa hai điểm cực trị, ví dụ, từ điểm cực tiểu đến điểm cực đại đối diện. Sau đó, 9 đường ngang cắt đường xu hướng ở các mức Fibonacci 0.0, 23.6, 38.2, 50, 61.8, 100, 161.8, 261.8 và 423.6% được vẽ. Sau một mức tăng hay giảm rõ rệt, giá thường sẽ trở lại mức trước đó nhằm điều tiết cho một phần cần thiết (và thỉnh thoảng tới khi hoàn thành) của những thay đổi ban đầu. Giá thường chạm tiệm cận trên/tiệm cận dưới tại hoặc gần các mức Fibonacci Retracement trong một quá trình thay đổi tuần tự.
-
23-12-2013 03:48 PM #9
Chi tiết quá, cái này có file tài liệu cụ thể ko chủ thớt????
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Những series bài hay về phần mềm phân tích kỹ thuật MetaStock
By tigeran in forum Phân tích kỹ thuật MetaStockTrả lời: 37Bài viết cuối: 27-11-2017, 03:15 PM -
Những series bài hay về phần mềm phân tích kỹ thuật AmiBroker
By tigeran in forum Phân tích kỹ thuật AmiBrokerTrả lời: 37Bài viết cuối: 15-11-2016, 04:27 PM -
Bài 2: Phân tích cơ bản trong ngoại hối (Markets.com: Forex A - Z for Newbie
By knark in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 17Bài viết cuối: 17-01-2014, 01:33 PM -
Bài 1: Video hướng dẫn (Markets.com: Forex A - Z for Newbie)
By knark in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 0Bài viết cuối: 16-10-2013, 02:53 PM -
phần mền metatrade 4 phân tích kỉ thuật trong chứng khoán
By onlyheart in forum STOCKs TRADING IN HNXTrả lời: 1Bài viết cuối: 06-02-2013, 01:30 PM
Bookmarks