Bài 2: Phân tích cơ bản trong ngoại hối (Markets.com: Forex A - Z for Newbie
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 18 của 18

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Sep 2012
      Bài viết
      270
      Được cám ơn 61 lần trong 35 bài gởi

      Mặc định Bài 2: Phân tích cơ bản trong ngoại hối (Markets.com: Forex A - Z for Newbie

      Phân tích cơ bản là gì ?

      Phân tích cơ bản là một phương pháp dự đoán giá trị nội tại của một khoản đầu tư. Nó dựa trên lý thuyết rằng giá thị trường của một tài sản có khuynh hướng di chuyển về phía 'giá trị thật' hoặc 'giá trị nội tại' của nó.


      Phân tích cơ bản trong Ngoại hối bao gồm việc dự đoán định giá của một đồng tiền và các xu hướng thị trường của nó bằng cách phân tích các điều kiện kinh tế, chính sách của chính phủ và các yếu tố xã hội hiện tại trong một khung chu kỳ kinh doanh. Các nhà kinh doanh Ngoại hối đo tình trạng của nền kinh tế một quốc gia bằng cách xem xét các chỉ báo kinh tế cho biết:
      • Thông báo Lãi suất
      • Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP)
      • Chỉ số Giá tiêu dùng (Lạm phát) và
        các chỉ báo Chi tiêu
      • Các chỉ báo lao động
      • Kinh doanh
        Bán lẻ và Niềm tin của Người Tiêu dùng
      • Cán cân Thặng dư Thương
        mại hoặc Nợ
      • Chính sách Tài chính và Tiền tệ của Chính phủ
      Lợi ích của Phân tích Cơ bản

      • Xác định được giá trị nội tại của một khoản đầu tư
      • Xác định được những cơ hội đầu tư dài hạn
      Yếu điểm của Phân tích Cơ bản

      Có quá nhiều chỉ báo kinh tế vĩ mô và chỉ báo có thể khiến những nhà đầu tư mới lẫn lộn.
      ---------------------------

      Các Chỉ báo Kinh tế Vĩ mô chính

      Các chỉ báo kinh tế vĩ mô là các số liệu thống kê cho thấy trạng thái kinh tế hiện thời của một quốc gia tùy thuộc vào khu vực kinh tế cụ thể (công nghiệp, thị trường lao động, thương mại, v.v.). Các số liệu này được các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân xuất bản đều đặn vào một thời điểm nhất định.


      Markets.com cung cấp một Lịch Kinh tế nêu các ngày có những thông báo và sự kiện quan trọng cơ bản. Khi được sử dụng đúng cách,các chỉ báo này có thể là tài nguyên vô giá cho bất kì nhà đầu tư Ngoại hối nào.


      Thật ra, các số liệu này giúp nhà đầu tư Ngoại hối giám sát động lực của nền kinh tế; do đó, cũng không là ngạc nhiên khi hầu hết nhiều người trong các thị trường tài chính đều luôn tin theo chúng. Sau khi các chỉ báo này được phát hành chúng ta có thể quan sát được sự biến động của thị trường. Mức độ biến động được xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng của một chỉ báo. Đó là lý do vì sao cần thiết phải hiểu chỉ báo nào là quan trọng và chỉ báo đó nói lên điều gì.


      · Thông báo Lãi suất

      Lãi suất đóng vai trò quan trọng nhất trong sự vận động của giá tiền tệ trên thị trường trao đổi ngoại tệ. Ở cương vị là những tổ chức quyết định lãi suất, các ngân hàng trung ương là bên thực hiện có tầm ảnh hưởng nhiều nhất. Lãi suất cho thấy những dòng đầu tư. Vì các loại tiền tệ là đại diện cho nền kinh tế của một quốc gia, sự chênh lệch lãi suất ảnh hưởng đến giá trị tương ứng của các loại tiền tệ với nhau. Khi ngân hàng trung ương thay đổi lãi suất họ làm cho thị trường ngoại hối có sự xoay chuyển và dao động. Trong lĩnh vực kinh doanh Ngoại hối, sự phỏng đoán chính xác động thái của các ngân hàng trung ương có thể làm tăng cơ hội thành công của nhà kinh doanh.

      · Tổng Sản phẩm Quốc Nội (GDP)

      GDP là sự đo lường rộng nhất của nền kinh tế một quốc gia, và nó đại diện cho tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một quốc gia trong một năm nhất định. Vì chỉ số GDP tự bản thân
      nó thường được xem là một chỉ báo đi chậm, hầu hết các nhà đầu tư đều tập trung vào hai báo cáo được phát hành trong những tháng trước khi có số liệu GDP cuối cùng: báo cáo tăng và báo cáo sơ khởi. Các điều chỉnh quan trọng giữa các báo cáo này có thể gây ra biến động lớn.



      · Chỉ số Tiêu dùng

      Chỉ số Tiêu dùng (CPI) có thể là chỉ báo lạm phát quan trọng nhất. Nó đại diện cho các thay đổi ở cấp độ giá bán lẻ đối với việc mua hàng cơ bản của người tiêu dùng. Lạm phát liên quan mật thiết với sức mua của một đơn vị tiền tệ trong vùng biên giới của nó và ảnh hưởng đến vị thế của nó trên các thị trường quốc tế. Nếu kinh tế phát triển trong điều kiện bình thường, chỉ số CPI tăng có thể dẫn đến
      lãi suất cơ bản tăng. Điều này, đến lượt nó, sẽ dẫn đến sự gia tăng tính
      hấp dẫn của một đơn vị tiền tệ.


      · Chỉ báo thất nghiệp

      Các chỉ báo thất nghiệp cho thấy sức khỏe tổng quát của một nền kinh tế hoặc một chu kỳ kinh doanh. Để hiểu được nền kinh tế hoạt động ra sao, điều quan trọng là phải biết có bao nhiêu việc làm được tạo ra hay bị mất đi, tỉ lệ phần trăm của lực lượng lao động hiện đang làm việc, và bao nhiêu người lao động mới tuyên bố thất nghiệp. Để đo tỉ lệ lạm phát, một điều cũng quan trọng là giám sát tốc độ lương tăng.

      · Kinh doanh bán lẻ

      Chỉ báo kinh doanh bán lẻ được công bố hàng tháng và quan trọng đối với các nhà kinh doanh ngoại hối vì nó cho thấy sức mạnh tổng thể của việc tiêu dùng và sự thành công của các cửa hàng bán lẻ. Báo cáo này đặc biệt hữu ích vì nó là chỉ báo đúng thời điểm thể hiện nhiều kiểu tiêu dùng được điều chỉnh đối với những dao động theo mùa. Nó có thể được sử dụng để dự đoán hoạt động của các chỉ báo quan trọng nhưng chậm
      hơn, và để đánh giá hướng trước mắt của một nền kinh tế.


      · Cán cân Thanh toán

      Cán cân Thanh toán đại diện cho tỉ lệ giữa các khoản thanh toán nhận được từ nước ngoài vào và lượng thanh toán ra nước ngoài. Nói cách khác, nó thể hiện tất cả các hoạt động ngoại thương, cán cân thương mại, và sự cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, và chi trả chuyển nhượng. Nếu thu nhập đầu vào vượt các khoản thanh toán cho các quốc gia và tổ chức quốc tế khác, cán cân thanh toán là tích cực. Phần thặng dư là yếu tố thuận lợi cho sự lớn mạnh của đồng tiền quốc gia.

      · Chính sách Tài chính và Tiền tệ của Chính phủ

      Sự ổn định của nền kinh tế (ví dụ: sự toàn dụng, lạm phát được kiểm soát, và cán cân thanh toán cân bằng) là một trong những mục tiêu mà các chính phủ cố gắng đạt được thông qua việc vận dụng các chính sách tiền tệ và tài chính. Chính sách tài chính liên quan đến thuế và chi tiêu, chính sách tiền tệ liên quan đến các thị trường tài chính và lượng cung tín dụng, tiền, và những tài sản tài chính khác.

      Kết luận: Có nhiều chỉ báo kinh tế, và nhiều báo cáo riêng khác nữa có thể được sử dụng để đánh giá những yếu tố cơ bản của ngoại hối. Điều quan trọng là cần dành thời gian để không chỉ nhìn những con số, mà còn phải hiểu ý nghĩa của chúng và cách thức mà chúng ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia.


      http://www.markets.com/vi/education/fundamental-/main-economic-indicators.html

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Hidenseek (25-10-2013)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 8
      Bài viết cuối: 23-12-2013, 04:11 PM
    2. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 16-10-2013, 02:53 PM
    3. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 17-09-2013, 09:16 AM
    4. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 02-06-2012, 08:15 AM
    5. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 18-12-2010, 10:08 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình