Threaded View
-
30-08-2013 08:39 AM #1
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2011
- Bài viết
- 154
- Được cám ơn 42 lần trong 30 bài gởi
Phân tích cơ bản - Phuơng pháp định giá P/B - Price/Book value ratio
Phân tích cơ bản - Phuơng pháp định giá P/B - Price/Book value ratio
Giá/Giá trị sổ sách (Price/Book value ratio – P/BV)
Chỉ số P/BV được sử dụng rộng rãi trong giới phân tích đối với ngành ngân hàng. Giá trị sổ sách của một ngân hàng thường được coi là một dấu hiệu tốt về giá trị nội tại của ngân hàng vì hầu hết các tài sản của nó, như trái phiếu và các khoản cho vay thương mại, có giá trị tương đương với giá trị sổ sách. Không chỉ thế, P/BV cũng được ưu chuộng sử dụng bên ngoài ngành ngân hàng nhờ vào những ưu điểm của chỉ số này, như được trình bày dưới đây.
Lý do sử dụng P/BV:
- Vì BV là giá trị tích lũy trên bảng cân đối kế toán, cho nên BV thường lớn hơn 0 ngay cả khi EPS âm. Thông thường chúng ta dùng P/BV khi EPS âm.
Vì BV thường ổn định hơn EPS, P/BV sẽ là một chỉ số tốt khi EPS quá biến động.
- Được xác định như giá trị tài sản ròng/cổ phiếu, BV/cổ phiếu rất phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư.
- BV thường được dùng để định giá các công ty được cho là không còn tiếp tục hoạt động.
Nhược điểm của P/BV:
- Không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ, nơi mà tài sản vô hình (tài sản con người) còn quan trọng hơn bất kỳ tài sản hữu hình nào.
- Sự khác biệt trong các mô hình và chiến lược kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành có thể dẫn đến sự khác biệt trong các giá trị BV, do vậy P/BV sẽ không phải là một chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành.
- Sự linh hoạt trong việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán (expensing v.s capitalizing) dẫn đến sự khác biệt về giá trị tài sản, thậm chí chất lượng tài sản, được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán. Điều này khiến cho việc so sánh giữa các công ty với nhau sử dụng P/BV có thể gây nhầm lẫn.
Công thức tính:
P/BVj=Pt/BVt+1
Trong đó:
P/BVj = chỉ số Giá/Giá trị sổ sách của Công ty j
Pt = giá cổ phiếu năm t
BVt+1 = giá trị sổ sách ước tính vào cuối năm/cổ phiếu của Công ty j
Cách xác định BV:
• (Vốn chủ sở hữu) – (Giá trị phần vồn cổ phần ưu đãi) = Vốn cổ đông phổ thông.
• Vốn cổ đông phổ thông / Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành = Giá trị sổ sách/cổ phiếu.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Phân tích cơ bản - Chọn cổ phiếu theo phương pháp ĐẦU CƠ GIÁ LÊN CANSLIM
By Ngheo Doi in forum Phân tích Cơ bảnTrả lời: 3Bài viết cuối: 02-08-2017, 11:04 AM -
Phân tích cơ bản - Phương pháp định giá P/CF- Price/Cashflow ratio
By Ngheo Doi in forum Phân tích Cơ bảnTrả lời: 0Bài viết cuối: 30-08-2013, 08:33 AM -
Phân tích cơ bản - Phuơng pháp định giá P/E
By Ngheo Doi in forum Phân tích Cơ bảnTrả lời: 0Bài viết cuối: 30-08-2013, 08:31 AM -
Phân tích cơ bản - Lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM
By Ngheo Doi in forum Phân tích Cơ bảnTrả lời: 0Bài viết cuối: 17-08-2013, 08:06 AM -
Hỏi về phương pháp định giá chứng khoán theo phương pháp DCF
By michelford in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 3Bài viết cuối: 22-09-2009, 11:16 PM
Bookmarks