Hybrid View
-
30-08-2013 08:31 AM #1
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2011
- Bài viết
- 154
- Được cám ơn 42 lần trong 30 bài gởi
Phân tích cơ bản - Phuơng pháp định giá P/E
Phân tích cơ bản - Phuơng pháp định giá P/E - Price/Earning Ratio
Giá/Thu nhập (Price/Earning Ratio – P/E)
Nhiều nhà đầu tư muốn ước tính giá trị của cổ phiếu thông qua mô hình bội số thu nhập (P/E). Như chúng ta đã biết, thu nhập mà nhà đầu tư cổ phiếu có quyền nhận chính là thu nhập ròng của công ty. Vì vậy, một cách để các nhà đầu tư ước tính giá trị cổ phiếu là quyết định xem họ sẳn sàng trả bao nhiêu $ cho một $ lợi nhuận dự kiến.
Lý do sử dụng P/E:
- Khả năng tạo ra thu nhập chính là động cơ chính của bất kỳ một khoản đầu tư nào. EPS, chính vì thế, thu hút sự quan tâm lớn nhất đối với cộng đồng phân tích cổ phiếu.
- P/E được thừa nhận và sử dụng rộng rãi bởi các nhà đầu tư
Nhược điểm của P/E:
- EPS có thể âm và P/E không có một ý nghĩa kinh tế nào khi có mẫu số âm.
- Thu nhập có thể rất biến động, khiến cho việc so sánh P/E qua các năm khác nhau hay giữa các công ty với nhau rất khó khăn và không có nhiều ý nghĩa.
- EPS có thể bị bóp méo bởi các công tác kế toán, khiến cho khả năng so sánh giữa các P/E bị tác động.
Công thức tính:
P/E = Giá thị trường hiện hành/EPS dự kiến trong 12 tháng tới
Như chúng ta đã biết, giá một cổ phiếu có thể được tính sử dụng Mô hình dòng cổ tức vô hạn (Infinite Period DDM) qua công thức sau:
Pi = D1/(k-g)
Nếu chia hai vế của công thức trên cho E1 (thu nhập dự kiến trong 12 tháng tới), kết quả sẽ là:
Pi/E1 = (D1/E1)/(k-g)
Mô hình này cho thấy chỉ số P/E được xác định bởi:
(1) Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến
(2) Suất sinh lời kỳ vọng đối với cổ phiếu
(3) Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến.
Xét ví dụ như sau: nếu chúng ta giả định một cổ phiếu có tỷ lệ chia cổ tức dự kiến là 50%, suất sinh lời kỳ vọng khi đầu tư vào cổ phiếu này là 12% và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến là 8%, áp dụng công thức trên ta có thể tính P/E như sau:
D/E = 0.50; k = 0.12; g = 0.08
P/E=12.25
Chú ý rằng, một sự thay đổi nhỏ đối với k hay g hay cả hai sẽ có tác động rất lớn đối với giá trị P/E tính theo công thức trên.
Sau khi ước tính P/E. Chúng ta ước tính E1 – dựa vào E0 và tỷ lệ tăng trưởng thu nhập và từ đó có thể ước tính được giá của cổ phiếu.
Xem xét ví dụ sau:
D/E = 0.50
k = 0.12
g = 0.09
E0 = $2.00
Theo công thức, ta có
P/E=16.7
E1=$2.18
V=$36.41
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Phân tích cơ bản - Chọn cổ phiếu theo phương pháp ĐẦU CƠ GIÁ LÊN CANSLIM
By Ngheo Doi in forum Phân tích Cơ bảnTrả lời: 3Bài viết cuối: 02-08-2017, 11:04 AM -
Phân tích cơ bản - Lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM
By Ngheo Doi in forum Phân tích Cơ bảnTrả lời: 0Bài viết cuối: 17-08-2013, 08:06 AM -
Hỏi về các phương pháp định giá cổ phiếu
By porsche911 in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 3Bài viết cuối: 01-08-2013, 10:58 PM -
Hỏi về phương pháp định giá chứng khoán theo phương pháp DCF
By michelford in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 3Bài viết cuối: 22-09-2009, 11:16 PM -
Định giá NKD theo phương pháp DCF
By in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 0Bài viết cuối: 25-03-2006, 11:10 PM
Bookmarks