Hiện nay trên TTCK thì chỉ có 2 công ty đảm bảo yêu cầu sản xuất dệt may "Từ sợi trở đi" theo yêu cầu của đàm phán TPP với các nước Châu Á- Thái Bình Dương:
+ TCM ở sàn HOSE với giá là 14.000/cp , EPS năm 2012 là âm (452) đồng/cp.
+ HDM giá 17.300/cp, EPS năm 2012 là 5.830 đồng/ cp.
Cả 2 công ty đều có các quy trình sản xuất mua bông==>nhà máy sợi==> nhà máy dệt==>công xưởng may khép kín. Trong đó HDM có quy mô sản xuất sợi lớn 11.445 tấn/ năm 2012, dư thừa cho sản xuất khép kín mà phải xuất khẩu( Theo báo cáo thường niên 2012 của HDM thì doanh thu xuất khẩu riêng sợi đi Châu Âu là gần 4.300 tấn, kim ngạch xuất khẩu 10,8 triệu USD, tương đương 230 tỷ doanh thu). Riêng TCM không có số liệu chính thức về sản xuất sợi.
Tuy nhiên tương quan do HDM có quy mô vốn nhỏ hơn 10 lần TCM nhưng doanh thu là 1.000 tỷ so với 2.000 tỷ của TCM. Vòng quay vốn nhanh hơn 5 lần so với TCM (có khả năng do TCM bị tồn kho dòng tiền vốn vào các bất động sản đầu tư, trong khi HDM chỉ chú tâm Dệt May).
Theo báo cáo mới nhất 6 tháng 2013 thì EPS của TCM là 1.267 đ/CP, còn EPS của HDM là 3.673 đ/CP (18 tỷ trên 49 tỷ điều lệ).
Kế hoạch đến cuối năm 2013 EPS của TCM sẽ được 1.836 đ/CP (95 tỷ so 490 tỷ điều lệ), EPS của HDM sẽ được 7.142 đ/CP (35 tỷ so 49 tỷ điều lệ).
Theo đánh giá của Httrung28 thì giá trị đầu tư của HDM sẽ cao hơn nhiều so với TCM. Nhược điểm lớn đầu tư vào HDM là khó lòng mua được cổ phiếu HDM do ít người bán ra. Có thể nói nếu TPP được ký kết thì sẽ tạo động lực to lớn cho các công ty có được quy trình hoàn toàn khép kín như HDMTCM. Tất nhiên hiệu quả từng công ty thế nào còn tùy thuộc lớn vào cách quản lý của từng công ty
1 lưu ý rất quan trọng đối với những nhà đầu tư không chuyên về kế toán, kiểm toán: đến thời điểm hiện tại khấu hao của HDM đã khấu hao hết 75% tài sản, trong khi TCM chỉ mới khấu hao hết 50% nguyên giá tài sản. Điều đó chứng tỏ HDM khấu hao nhanh hơn 1,5 lần so với TCM. Quý vị đầu tư nên tỉnh táo rằng số lợi nhuận hằng năm chỉ mang tính tương đối, nên so sánh thêm tỷ lệ khấu hao TSCD hằng năm, có còn treo chi phí ở "Chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn..." hay không. Nhiều công ty Httrung28 đã phân tích thì có lợi nhuận bị thổi phồng do thời gian khấu hao TSCD chậm, chi phí còn treo lại.
Tất cả những thủ thuật kế toán này hoàn toàn đúng luật. Nhưng nếu TS là nhà cửa mà công ty A áp dụng khung khấu hao 25 năm còn công ty B áp dụng 5 năm thì sự chênh lệch rất to lớn nhưng vẫn đúng luật do khung khấu hao từ 5-25 năm. Vì vậy các kiểm toán viên sẽ không có 1 dòng nào lưu ý với người đọc về sự khác biệt to lớn này. Mà người sử dụng báo cáo phải mặc nhiên hiểu rõ về kế toán mới biết được
Hiện nay quý vị đầu tư có thể thấy các công ty có lãi lớn như GAS, VNM, DHG... đều áp dụng khung khấu hao rất nhanh, điều này điều chỉnh lợi nhuận hằng năm từ vài chục tỷ đến vài trăm tỷ là điều hoàn toàn bình thường với các đơn vị có tổng tài sản lớn.
Vài dòng phân tích và chia sẽ.
Trân trọng