Tại sao chúng ta phải tìm hiểu về thị trường chung, đại diện bởi 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index?
Bởi vì thông thường ¾ cổ phiếu trên thị trường sẽ đi theo xu hướng chung, cả tăng lẫn giảm. Nếu bạn không xác định đỉnh của thị trường, nguy cơ cao là ¾ cổ phiếu của bạn sẽ giảm dù chúng có chất lượng như thế nào đi chăng nữa. Trong năm 2007, khi thị trường lên tới đỉnh tăng trưởng nhiều nhà đầu tư đã không bán ra để thu lợi nhuận, hậu quả là 95% nhà đầu tư đã mất tiền.
Hiện tại, có 2 cách tiếp cận thị trường phổ biến là dựa vào các chỉ báo nền kinh tế và chỉ báo phân tích kỹ thuật phức tạp, nhưng thật sự chúng có hiệu quả không?
1/ Chỉ báo nền kinh tế:
Thật sự thì cách này không hiệu quả, nhiều chuyên gia kinh tế dựa vào chỉ báo nền kinh tế đã không dự báo được xu hướng của thị trường chứng khoán.
Tuy thị trường chứng khoán phản ánh nền kinh tế của một quốc gia, nhưng nó là phong vũ biểu của nền kinh tế, định hướng cho nền kinh tế. Chính vì thế nên thông thường thị trường sẽ phục hồi khi nền kinh tế còn rất nhiều tin xấu, và tới đỉnh tăng trưởng khi mọi chỉ báo kinh tế còn tốt.
Vì thế, bạn không nên dùng chỉ báo kinh tế dự đoán thị trường chứng khoán, thay vào đó hãy làm ngược lại dùng thị trường chứng khoán để dự báo cho nền kinh tế.
2/ Chỉ báo kỹ thuật phức tạp:
Đây thường thấy nhất trong các báo cáo phân tích thị trường hàng ngày ở các công ty chứng khoán, chuyên gia phân tích,… thường dùng các chỉ báo kỹ thuật để đánh giá lượng cung cầu hàng ngày. Nhưng hơn 10 năm qua trên thị trường chứng khoán Việt Nam, không có nhà phân tích nào dự đoán đúng xu hướng thị trường, thường thì đúng 1 phần, sai phần sau, nhiều quan điểm trái ngược nhau gây hoang mang cho nhiều nhà đầu tư.
Vì thế, sử dụng các chỉ báo kỹ thuật sẽ không chính xác, quan trọng bằng việc quan sát chính thị trường chung, ở đây là VN-Index và HNX-Index. Bạn chỉ cần biểu đồ giá và khối lượng hàng ngày của thị trường chung, không cần gì nhiều hơn thế. Đừng bao giờ tranh cãi với thị trường, nếu bạn chống lại thị trường bạn sẽ phải trả một cái giá rất đắt.
Trước khi đi vào tìm hiểu cách xác định đỉnh và đáy của thị trường, chúng ta phải giải quyết câu hỏi:
“Liệu có xác định được thời điểm của thị trường hay không?”
Có thế bạn sẽ nghe những người thông thái bảo rằng không, nhưng thực tế trên thị trường lại bảo rằng có thể.
Quan điểm không thể xác định thời điểm thị trường là do nhiều quỹ tương hỗ, các tổ chức lớn đã thử xác định và thất bại. Nguyên nhân chủ yếu các quỹ này không thực hiện được bởi vì họ quá lớn về kích cỡ, họ phải mua và bán số lớn cổ phiếu, không đủ linh hoạt để có được thuận lợi từ việc xác định thời điểm thị trường.
Nhưng mà cũng chính vì thế, bạn là nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ có thuận lợi rất lớn về quy mô, với sự nhanh nhẹn bạn có thể tham gia hay thoát ra bất kỳ lúc nào mà không vấp phải sự khó khăn lớn về quy mô đầu tư.
Khi bạn xác nhận xu hướng thị trường chung tăng hay giảm không có nghĩa là bạn dự đoán tương lai của thị trường sẽ như thế nào, mà đơn giản ở đây là bạn phải hiểu thị trường hiện tại đang diễn biến ra sao: có phải các tổ chức đầu tư lớn tiếp tục mua vào để đẩy chỉ số lên cao, hay đang bán dần ra để hướng thị trường đi xuống?
Chú ý ở đây là việc xác định thời điểm thị trường không có gì bí mật cả, bạn chỉ cần hiểu chính xác xu hướng
hiện tại là bạn có thể bảo vệ tiền của mình.
Theo hệ thống đầu tư chứng khoán CANSLIM nổi tiếng trên thế giới, có 2 tín hiệu chính để xác định thời điểm thị trường chuyển hướng:
- Ngày lấy đà (Follow-through days) báo hiệu xu hướng tăng mới đã xuất hiện.
- Ngày phân phối (Distribution days) báo hiệu thị trường chung đang yếu dần, các tổ chức lớn đang bán dần cổ phiếu ra thị trường.
...
(Còn nữa)
Bookmarks