Mua bán nợ xấu: 'Cục máu đông' khó tan
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 3 của 3

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Sep 2012
      Bài viết
      11
      Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định Mua bán nợ xấu: 'Cục máu đông' khó tan

      Công bố sẽ tiến hành mua ngay nợ xấu khi đi vào hoạt động, song đã một tuần trôi qua ngoại trừ ACB là ngân hàng (NH) đầu tiên chỉ mới đánh tiếng là sẽ bán lại hơn 1.500 tỉ đồng nợ xấu, chưa có một khoản nợ nào được Công ty quản lý tài sản (VAMC) mua lại từ các NH.
      Từ đó đã có không ít ý kiến quan ngại cho rằng các NH thật sự đang bằng mặt chứ không bằng lòng với vấn đề trung thực nợ xấu.
      Theo báo cáo của NHNN chi nhánh TPHCM, hiện nay, tổng nợ xấu của các TCTD trên địa bàn TPHCM đã là hơn 52.300 tỉ đồng, chiếm 5,85% tổng dư nợ tín dụng và tăng 11% so với cuối năm 2012. Trong đó, nợ nhóm 5 tức nợ có khả năng mất vốn là 35.075 tỉ đồng, chiếm 67,1% so với tổng nợ xấu. Riêng trong tháng 6, các NH đã xử lý giúp nợ nhóm 5 giảm được 892 tỉ đồng. Tổng giá trị tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu là 81.640 tỉ đồng. Nợ xấu của khối NHTMCP là cao nhất với 24.278 tỉ đồng, tuy nhiên nếu tính theo tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các tổ chức đó thì khối công ty cho thuê tài chính có tỉ lệ cao nhất, với 45,3% dư nợ của khối này là nợ xấu.
      Theo số liệu từ bản báo cáo ngành NH của CTCK Bản Việt (VCSC) dẫn từ nguồn của NHNN thì tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống tài chính không những giảm mà đang có chiều hướng gia tăng. Tới hết tháng 5.2013, có khoảng 30/124 TCTD có tỉ lệ nợ xấu vượt trên 3% tổng dư nợ. Theo cuộc điều tra mới đây của Vụ Dự báo thống kê tiền tệ của NHNN thì trên 50% TCTD dự kiến tỉ lệ nợ xấu của họ tại thời điểm cuối năm 2013 sẽ không đổi hoặc tăng so với cuối năm 2012.
      Những con số thống kê đó có thể chưa phản ánh đầy đủ nhưng đang cho thấy cục máu đông nợ xấu vẫn chưa có dấu hiệu tan ra. Thế nhưng, những số liệu trong BCTC quý II vừa được một số NH công bố lại đang cho thấy một dấu hiệu tươi sáng khi mà nhiều NH có tỉ lệ nợ xấu dưới 3%. Các NH lớn, ngoại trừ Agribank, đều công bố nợ xấu dưới 3% và thậm chí đã có NH có cuộc lội ngược dòng khá ngoạn mục vào "phút 89" như Vietcombank khi trong vòng 3 tháng nhà băng này đã hóa giải được số nợ xấu từ 3,22% trong quý I xuống còn 2,7%. Điều này đồng nghĩa là tức không nằm trong diện phải bắt buộc bán nợ xấu cho VAMC. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là các NH đã có phương án xử lý nợ xấu tốt hay đã có phương án làm đẹp số liệu để không phải bán nợ xấu cho VAMC?
      Theo quy định hiện tại VAMC sẽ chỉ mua một số nợ như: TCTD có nợ xấu từ 3% trở lên, 60% bảo đảm bằng tài sản BĐS, người đi vay có khả năng phục hồi... Nhiều lãnh đạo NH với những quy định khắt khe như vậy cộng với tâm lý không muốn "vạch áo cho người xem lưng", bán nợ cho VAMC chẳng khác nào trình làng những cái xấu, cái kém về chất lượng của chính mình. Nên có thể dễ dàng nhận thấy hiện tại chưa ai muốn tên mình được lên "bảng vàng" của VAMC.
      Đánh giá về hoạt động của VAMC, trong báo cáo mới đưa ra về kinh tế Việt Nam của khối nghiên cứu Ngân hàng HSBC, các chuyên gia của NH này cho rằng, Cty mua bán nợ quốc gia VAMC đã hoạt động được đánh giá là một cột mốc quan trọng vì Cty này dự kiến sẽ giải quyết những vấn đề về thanh khoản của Việt Nam thông qua việc mua lại một nửa các khoản nợ xấu từ hệ thống tài chính.
      Nhưng thực tế lại cho thấy Cty này chỉ mang tính tượng trưng khi hai yếu tố góp phần cho thành công của Cty này là sự nhận thức rõ về mức độ nợ xấu và nguồn vốn đủ lại chưa thực sự thể hiện một cách thoả đáng. Theo khối nghiên cứu của HSBC, vốn điều lệ cho Cty VAMC chỉ là 500 tỉ đồng, ít hơn nhiều tổng số nợ xấu mà Cty này cần phải mua. Nhưng cơ bản hơn, việc lùi thời hạn có hiệu lực của thông tư 02 từ 1.6.2013 cho đến ngày 1-6-2014 có nghĩa là Cty VAMC sẽ không có đầy đủ thông tin để thực hiện công việc của mình.
      Trong khi Thông tư 02 đưa ra hướng dẫn chặt chẽ hơn về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với TCTD, nhằm hỗ trợ giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, HSBC cho rằng thúc đẩy các DN hoạt động hiệu quả đòi hỏi một hệ thống tài chính có tính kỷ luật cao. Việc trì hoãn thông tư 02 cho đến tháng 6.2014 cũng như vốn điều lệ hạn chế của Cty VAMC cho thấy nền kinh tế sẽ tiếp tục bị cản trở bởi hệ thống tài chính đang phải chịu gánh nặng nợ xấu đem lại.

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      hoabinhhouse (08-08-2013)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Articles

    1. PSC: Cổ đông bán gấp! Tin cực xấu......
      By vdd2701 in forum Công ty chiến ở HNX
      Trả lời: 3
      Bài viết cuối: 08-11-2014, 09:24 PM
    2. TIX: Nên mua hay bán bất động sản Tân Bình !!!
      By Investinstock in forum Doanh nghiệp sàn HoSE
      Trả lời: 15
      Bài viết cuối: 19-05-2010, 10:37 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình