Kỳ 1: Tổng quan về Spin-Off
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 2 của 2

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Dec 2008
      Bài viết
      5
      Được cám ơn 2 lần trong [ARG:2 UNDEFINED] bài gởi

      Thumbs down Kỳ 1: Tổng quan về Spin-Off

      Tổng quan về spin-off
      Thuật ngữ spin-off có thể hiểu là khi một doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hoặc các mảng hoạt động không liên quan đến hoạt động kinh doanh chính (sản phẩm phụ), doanh nghiệp sẽ thành lập một doanh nghiệp mới và chuyển các mảng hoạt động này sang công ty mới. Công ty mới độc lập này được kỳ vọng sẽ hoạt động với hiệu quả tốt hơn lúc hoạt động là một bộ phận của công ty ban đầu.
      Thuật ngữ trên xuất phát từ Mỹ và rất phổ biến từ thập niên 80 của thế kỷ XX. Đây là sự lựa chọn được nhiều công ty lớn, có những mảng hoạt động kém hiệu quả và hoạt động đa ngành tại Mỹ. Chủ đề nghiên cứu về spin-off là 1 đề tài thú vị và được giới học thuật tranh luận từ rất sớm với những nghiên cứu của Hitevaf Owers (1983), Miles và Ronsenfeld (1983), Schipper và Smith (1983), Cusatis, Miles và Woolridge (1993) . . . hay gần đây nhất các nghiên cứu của Yoon Teik Wei và Annuar Nassir (2012), Nicos Savva và Niyazi Taneri (2012).
      Hiện tại, trong số các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có khá nhiều công ty hoạt động đa ngành và trong số đó, có không ít những mảng hoạt động không tốt. Chúng tôi cho rằng spin-off có thể sẽ là một hướng đi mới, phù hợp để các doanh nghiệp này tái cơ cấu. Vậy spin-off ảnh hưởng như thế nào đến giá trị thị trường, cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của cả 2 doanh nghiệp sau spin-off? Bài viết này sẽ đi trả lời câu hỏi trên.
      Khái quát tiến trình một quyết định spin-off
      Để tóm tắt một quá trình spin-off, chúng tôi đưa ra một mô hình, trong mô hình có 4 thời điểm (t = 0, 1, 2, 3) và các chủ thể sau đây: hội đồng quản trị, cổ đông đương nhiệm (cổ đông chính), quản lý các bộ phận, đối thủ, nhà đầu tư nhỏ thụ động. Tất cả đều trung lập với rủi ro (risk neutral). Giả sử công ty có 2 bộ phận: bộ phận thứ nhất (hoạt động chính) và bộ phận thứ 2 (bộ phận được tách ra).
      Tại thời điểm t = 0, hội đồng quản trị đưa ra quyết định có hay không thực hiện quyết định spin-off. Các cổ đông chiến lược cũng bắt đầu biết đến tin tức này từ hội đồng quản trị, họ đưa ra quyết định có tiếp quản cả 2 công ty sau spin-off hay không, nhà quản trị đương nhiệm cũng đưa ra quyết định liệu có quản lý cả hai công ty hay từ bỏ quyền kiểm soát với bộ phận được tách ra (nếu bộ phận được tách ra có sẵn người điều hành phù hợp).
      Tại thời điểm t = 1, quyết định có spin-off hay không được công bố cùng với 1 kế hoạch spin-offs (trong TH có spin-off). Bản kế hoạch spin-off xác định tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các cổ đông chiến lược và ban điều hành trong hai công ty mới. Các cổ đông chiến lược và nhà đầu tư nhỏ lẻ nắm giữ cổ phần trong hai công ty theo tỷ lệ trong công ty ban đầu.
      Tại thời điểm t = 2, một đối thủ xuất hiện (với một xác suất nhất định), đối thủ này đầu tư vào 2 công ty sau khi spin-off với một chiến lược nhất định nhằm giành quyền kiểm soát công ty với các cổ đông chiến lược hiện hữu, hoặc giành quyền quản lý của công ty sau spin-off nếu các nhà quản trị hiện tại không tiếp tục điều hành công ty.
      Nếu các đối thủ xuất hiện ở thời điểm t = 2, tại thời điểm t = 3, một cuộc chiến dành quyền kiểm soát diễn ra giữa các cổ đông chiến lược, nhà đầu tư thụ động và các đối thủ. Sự biểu quyết để chọn ra cấu trúc quản trị mới của 2 công ty nêu trên diễn ra và kết quả biểu quyết được công bố để kết thúc quá trình spin-off.

      Các động lực để doanh nghiệp tiến hành spin-off
      Theo các nghiên cứu và thống kê về hoạt động spin-off ở các thị trường tài chính phát triển, có những động lực chính sau đây thúc đẩy quá trình spin-off của một doanh nghiệp:
      (1) Công ty có sự tiếp quản cao và hoạt động trong ngành có ít đối thủ cạnh cạnh tranh. Sở dĩ các công ty có khả năng tiếp quản và quản trị cao các công ty sau spin-off có thể làm giảm chi phí của quá trình này.
      (2) Bộ phận của công ty hoạt động kém hiệu quả hơn so với bộ phận của công ty tương tự hoặc các công ty trong cùng ngành sẽ có nhiều khả năng được tách ra. Lý do là sau khi tách ra khỏi công ty mẹ, bộ phận này có thể được tiếp quản bởi một công ty khác trong cùng ngành để có thể cải thiện hiệu quả hoạt động. Mặt khác, việc spin-off có thể giúp công ty được spin-off có thể tìm kiếm được người quản lý tốt hơn (thông qua các cổ đông hiện hữu hoặc đối thủ cạnh tranh).
      (3) Mảng hoạt động spin-off xa với mảng hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khi mảng hoạt động spin-off xa với hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, có những động lực sau để spin-off: (a) quản lý đương nhiệm quản lý không tốt do không có hiểu biết chuyên môn (b) Ít có sự lien kết giữa mảng kinh doanh được tách ra và hoạt động kinh doanh chính, do đó, sẽ giảm bớt chi phí khi spin-off (c) Quản lý hiện tại dễ từ bỏ hơn các mảng kinh doanh nay.
      Tác động spin-off đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn
      Theo nhiều nghiên cứu, hoạt động spin-off có tác động tích cực đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Hiệu ứng này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau (1) nếu quy mô của công ty được tách ra càng lớn, hiệu ứng tỷ suất sinh lợi vượt trội có thể mạnh hơn (Schipper and Smith, 1983) (2) giá cổ phiếu sẽ tăng mạnh hơn nếu mảng hoạt động được tách ra không liên quan nhiều đến mảng hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. (3) hiệu ứng sẽ giảm nếu các cổ đông hiện hữu nỗ lực giành quyền tiếp quản công ty mới được tách ra. Đây là những kết luận được rút ra từ những nghiên cứu thực nghiệm về spin-off, trong từng trường hợp cụ thể, tác động tổng hợp của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng tăng giá chứng khoán có thể được thể hiện với 1 ý tưởng cơ bản sau:

      Với: MV - Giá thị trường
      (P)as - công ty mẹ sau spin-off
      (S)as - công ty con sau spin-off
      (E)bs - công ty trước spin-off
      AR - Tỷ suất sinh lợi vượt trội
      Phân bổ nợ trong một quyết định spin-off
      Theo các nghiên cứu của Thomas J.Chemmanur và An Yan (2003), một tỷ lệ nợ nhỏ hơn sẽ được phân bổ cho công ty có tốc độ tăng trưởng vốn cổ phần thấp hơn tốc độ tăng trưởng nợ. Điều này sẽ làm cho cấu trúc vốn trong tương lai của cả hai công ty sau chia tách hợp lý hơn. Trong nghiên cứu của Parrino (1997) khi phân tích hoạt động spin-off của Marriott - một spin-off rất thành công, ông phát hiện ra rằng Marriott đã phân bổ bất cân xứng khoản nợ cho 2 công ty sau chia tách là Host Marriott và Marriott International. Với một tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn, Host Marriot được phân bổ tỷ lệ nợ nhỏ hơn so với cấu trúc vốn ban đầu. Trong dài hạn, điều này giúp các cổ đông chiến lược của Marriott vẫn duy trì quyền kiểm soát ở các 2 công ty sau spin-off.


      Nguồn: VVCG - http://vnvalue.vn

    2. Có 2 thành viên đã cám ơn thanhct :
      1nightdream (29-07-2013), hoatulip88 (29-07-2013)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Kiến thức tổng quan
      By lampard in forum Phân tích kỹ thuật MetaStock
      Trả lời: 12
      Bài viết cuối: 13-12-2017, 03:15 PM
    2. TTGroup: Tổng quan thị trường tuần 29/7- 2/8/2013
      By TTGroup in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 28-07-2013, 08:37 PM
    3. TTG-Group: Tổng quan thị trường tuần 22-26/7
      By hoanghuynh in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 10
      Bài viết cuối: 25-07-2013, 01:15 PM
    4. Tổng quan vnindex và dự đoán
      By MSWing in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 19-12-2010, 10:49 AM
    5. Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan
      By chericheri in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 15-11-2009, 10:13 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình