CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA HÀ NỘI
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2013


BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2012

Kính gửi: Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Sữa Hà Nội

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sữa Hà Nội (“Hanoimilk”) xin báo cáo như sau về hoạt
động của Công ty năm 2012.

I. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC

1. Tình hình chung năm 2012:

Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt
Nam chỉ đạt 5,03% so với mức 5,89% của năm 2011, sức mua tiêu dùng giảm. Thị trường
tài chính nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng biến động theo xu
hướng giảm từ năm 2009 và vẫn chưa hồi phục trong năm 2012.

Giá ngoại tệ, giá xăng dầu và giá các nguyên vật liệu chính như đường, sữa ...v.v bị đẩy
lên cao tới mức chưa từng có và duy trì ở mức cao. Giá thu gom sữa tươi của nông dân đã
lên tới trên 13.500đ/lít. Sữa nhập khẩu tăng và duy trì ở mức cao trên 4.000 USD/ tấn vào
6 tháng đầu năm. Giá đường nội địa mức cao nhất là 18.000đ/kg;

Trong bối cảnh như vậy ngành sữa Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng đã chậm lại
so với năm 2010 và 2011, tốc độ tăng trưởng ngành bình quân 12,4%/năm thấp hơn nhiều
so với năm 2010 là 28% và năm 2011 là 20%. Hai thương hiệu lớn là Vinamilk và Dutch
Lady vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại. Sự ra đời của
thương hiệu sữa tươi TH-True Milk với ngân sách đầu tư Marketing khổng lồ cũng ít
nhiều làm thay đổi phân bổ thị phần ngành sữa và chèn ép khá mạnh đối với các thương
hiệu nhỏ.

Trong các năm qua các công ty sữa cạnh tranh khốc liệt không chỉ ở phân khúc sữa nước
mà ở cả phân khúc Sữa chua ăn. Các công ty PR sữa tươi 100% đua nhau tăng giá thu gom
sữa tươi của nông dân lên mức 13.500đ/lít năm 2012, đến giữa năm nay đã lên tới mức
trên 14.000 đ/lít.

Mặc dù giá nguyên vật liệu tăng mạnh nhưng tất cả các Công ty đều muốn chiếm giữ thị
phần nên đã tung ra nhiều chương trình quảng cáo và chương trình khuyến mại khá mạnh.

Mặt khác việc Bộ Y tế ban hành và áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật sữa Quốc gia cũng làm
cho giá thành sản xuất sữa nước (đạt Quy chuẩn) sẽ bị đẩy lên tới mức từ 68% đến 72% so

2. Những thuận lợi, khó khăn trong năm 2012:

Hanoimilk bước vào năm 2012 với nhiều khó khăn và rất ít thuận lợi.

Bước vào năm 2012, hầu hết các công ty đều tăng giá sữa từ 10% đến 15% trong khi đó
nếu IZZI tăng giá thì không sẽ bán được (vì trước đây, trong mắt người tiêu dùng IZZI bị
định vị là sản phẩm giá rẻ). Đây là áp lực lớn nhất đối với Ban lãnh đạo Công ty trong việc
phải duy trì hoạt động công ty và có lãi nhưng vẫn phải giữ vững tiêu chuẩn chất lượng
sữa IZZI đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và Quốc tế.

Trong năm 2012, tâm lý người tiêu dùng vẫn còn ưa chuộng sữa tươi nên các Công ty PR
sữ tươi 100% có thể bán hàng rất tốt, trong khi đó Hanoimilk phải hạn chế sản xuất sữa Trang 2
Ngoài ra, xu hướng sử dụng hộp sữa hình Wed ngày càng có xu hướng giảm, thậm chí tại
nhiều trường mầm non, các cô giáo cấm các cháu mang hộp sữa hình Wed đến lớp vì khi
cắm ống hút sữa bị trào ra ngoài. Rất tiếc, trong quá trình đầu tư trước đây, Hanoimilk chủ
yếu đầu tư 2 dây chuyền sản xuất sữa nước với 7 máy rót hộp Wed và 1 máy rót hộp Brik.
Sai lầm chiến lược này không chỉ để lại hậu quả làm cho việc sản xuất không hiệu quả mà
còn gây khó khăn lớn cho Marketing và bán hàng.

Mặc dù có nhiều khó khăn như trên, nhưng nhờ có chiến lược phát triển kinh doanh giai
đoạn 2010-2015 được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 24/4/2010 thực sự là kim chỉ
nam cho mọi hoạt động của Công ty. Chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng của công ty
đã dần được Bộ y tế và các quan chức năng nhìn nhận và ủng hộ. Hanoimilk vinh dự là
doanh nghiệp sữa đầu tiên được Viên Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia
– Bộ Y tế cấp chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các sản phẩm Sữa tiệt
trùng IZZI và Sữa chua ăn Hanoimilk. Viện Dinh dưỡng quốc gia đã đồng ý hợp tác cùng
công ty để nghiên cứu phát triển Công thức sữa S+. Trong cạnh tranh giữ dội IZZI vẫn
bám trụ được tại các địa bàn truyền thống và vẫn được một bộ phận các mẹ & bé ủng hộ
và ngày càng tin tưởng vào chất lượng.

Sự ra đời Sản phẩm Sữa chua Tự nhiên năm 2012, tuy chưa mang về được nhiều doanh số
nhưng đã giúp khẳng định đẳng cấp chất lượng của một Hanoimilk mới, nhiều người tiêu
dùng sau khi dùng thử đều khen ngon và đánh giá cao sản phẩm này.

Đặc biệt, Ban lãnh đạo và đội ngũ quản lý của công ty đã nhiều kinh nghiệm, đoàn kết gắn
bó để chèo lái công ty vượt qua giai đoạn khó khăn. Công ty đã chấp nhận hạn chế mục
tiêu tăng trưởng và lựa chọn mô hình quản lý tiết kiệm chi phí là mô hình thích hợp cho
năm 2012. Đây chính là những thuận lợi giúp Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn.

II. CÔNG VIỆC ĐÃ TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ

1. Về sản xuất kinh doanh năm 2012:

Trong năm 2012, với tinh thần quyết tâm cao và nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi, Ban lãnh
đạo và toán thể cán bộ công nhân viên Công ty đã đã tổ chức thực hiện được nhiều công
việc quan trọng và đạt được những thành tích đáng khen ngợi, cụ thể như sau :

đào tạo và tổ chức đồng bộ từ khâu Dự báo bán hàng, Lập kế hoạch sản xuất, Dự trù vật tư
đến Vận chuyển cung ứng hàng hóa đảm bảo cung ứng đủ hàng cho bán hàng với chi
phí tiết kiệm và chất lượng tốt nhất (Tổng sản lượng: 7,8 triệu lít. Giá thành sản xuất:
72 % so với giá bán).

Hanoimilk đã kiểm soát và quyết toán được chi phí và giá thành sản xuất tới từng chu
kỳ, thực hiện được việc thiết lập định mức sản xuất ở tất cả các khâu giúp kiểm soát
chất lượng và giảm mạnh hao phí nguyên liệu và chi phí gia công so với năm 2011.

Hanoimilk đạt được đẳng cấp quản lý chất lượng ở mức cao nhất (mức tối ưu) so với
các Công ty sữa trong nước. Một số loại hao phí đã đạt tới mức thấp nhất, trong đó hao
phí Giấy đạt mức 1,81%/năm, hao phí nguyên liệu sữa 0,68%/năm.

- Về hệ thống bán hàng: Hanoimilk là một trong 3 công ty sữa xây dựng được hệ thống
bán hàng theo mô hình chuyên nghiệp, có nhân viên tại nhà phân phối để hỗ trợ bán
hàng tới gần 35.000 cửa hàng tạp hóa. Mặc dù các chương trình khuyến mại cho các
nhà phân phối và các cửa hàng, lương, thưởng của đội ngũ bán hàng cũng đã được kiểm
soát chặt chẽ, nhưng chi phí bán hàng năm 2012 bị tăng ở mức 20,3% do doanh số sụt
giảm. Đặc biệt, trong mùa hè năm 2012, Công ty vẫn chưa kiểm soát được nạn bán phá
giá lấn vùng nên doanh số bán hàng bị sụt giảm.

- Về phát triển sản phẩm mới: Tháng 6/2012, Hanoilmik tung ra thị trường dòng sản
phẩm Sữa chua Tự nhiên được làm từ Sữa tươi và các thành phần có nguồn gốc tự Trang 3
nhiện được nhiều người tiêu dùng khen ngợi và đánh giá là ngon nhất. Sự ra đời sản
dòng phẩm này được ghi nhận là đã mở ra cho ngành sữa một hướng mới về Sữa Tự
nhiên. Tuy nhiên do chưa có nhiều ngân sách đầu tư Marketing và do bị ảnh hưởng bới
thương hiệu Hanoimilk nên Sữa chua Tự nhiên chưa mang về doanh số lớn. Hiện tại sản
phẩm sữa chua Hanoimilk đang gia tăng doanh số nhưng mới chỉ chiếm 15% doanh thu.

- Về đầu tư phát triển thương hiệu: Năm 2012, nhãn hàng sữa IZZI đã đồng hành cùng
Chương trình ”Cho con yêu uống sữa nhiều hơn” và cam kết một năm không tăng giá.
IZZI đã tổ chức thành công các sự kiện tại Hà Nội, Hải Phòng và Thanh Hóa được Báo
chí và các Đài truyền hình đưa tin rầm rộ và thu hút được hàng vạn người tham dự.
Tổng chi phí đầu tư Marketing năm 2012 là 18 tỷ chỉ đủ giữ vững thương hiệu IZZI và
tạo được lòng tin cho các nhà phân phối, các cửa hàng và các bà mẹ là khách hàng quen
thuộc củ IZZI nhưng chưa đủ để thuyết phục và lôi kéo khách hàng của các đối thủ cạnh
tranh.

- Về nhân sự và văn hóa công ty: Hanoimilk đã đào tạo được đội ngũ cán bộ trẻ có trình
độ và tâm huyết với công ty. Hầu hết các cán bộ nhân viên Hanoimilk còn trụ lại đến
ngày hôm nay đều là những người trung thành, hết lòng vì công ty và chấp nhận rằng
con đường đi lên bằng chất lượng là con đưởng gian nan, thử thách. Các Trưởng bộ
phận đã bắt đầu chịu được áp lực công việc và quen dần với cách quản lý “Quản trị mục
tiêu” của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hầu hết các Trưởng bộ phận đã bắt đầu độc lập
trong công việc và tự chịu trách nhiệm về mục tiêu, kết quả công việc. Văn hóa mới với
các giá trị cốt lõi là trung thực và minh bạch đã được hình thành tại Hanoimilk

Với nhiều khó khăn và ít thuận lợi như đã trình bày ở trên, năm 2012 Công ty chỉ đạt các
chỉ tiêu Doanh thu và Lợi nhuận như sau:

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Kế hoạch 2012

Thực hiện 2012

% thực hiện
Doanh thu ( có VAT) 335.500 250.683 74,7%
Doanh thu trước thuế 235.400 234.863 77,0%
Lợi nhuận trước thuế 3.100 1.217 39,3%
Lợi nhuận sau thuế 3.100 1.217 39,3%
EPS ( đồng/cổ phiếu) 248 97 39,3%

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc Công ty không hoàn thành chỉ tiêu Doanh thu là:

(i) Nền kinh tế gặp khó khăn, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu cho các
sản phẩm cao cấp, trong đó có sữa (Tăng trưởng bình quân ngành sữa năm 2012
chỉ đạt 12,4% thấp nhiều so với 2010 là 28% và năm 2011 là 20%).
(ii) Công ty hạn chế sản xuất Sữa tươi 100% Hanoimilk do giá thu mua quá cao nếu
sản xuất thì sẽ bị lỗ.
(iii) Sữa chua ăn Hanoimilk rất ngon nhưng vẫn chưa được rộng rãi người tiêu dùng
đón nhận.
(iv) Doanh số IZZI có tăng trưởng nhưng vẫn chưa đủ mạnh để gia tăng tổng doanh số.
(v) Do giá vốn hàng hóa quá cao và để thực hiện mục tiêu có lãi trong năm 2012 nên
Công ty không thể dành nhiều ngân sách cho Marketing, dẫn đến các chương trình
quảng cáo để quảng bá thương hiệu chưa đủ mạnh để tạo lực kéo thúc đẩy doanh số
bán hàng.
(vi) Trong mùa hè năm 2012, Công ty vẫn chưa kiểm soát được nạn bán phá giá lấn
vùng nên doanh số bán hàng bị sụt giảm.

2. Triển khai thực hiện các Dự án đã được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt:
(i) Dự án nâng cấp nhà máy: Trang 4
Tổng kinh phí đầu tư đã được phê duyệt: 29 tỷ đồng. Thời gian thực hiện: 2010-2012.
Năm 2011 đã thực hiện đầu tư 7,05 tỷ đồng.
Năm 2012 là một năm hết sức khó khăn về vốn, để đạt hiệu quả cao công ty đã triển khai
dự án nâng cấp nhà mày bằng hình thức cải tạo từng phần. Công ty đã tiếp tục đầu tư 1.443
triệu đồng để cải tạo hệ thống làm mát và thông gió cho khu vực bao gói và làm lạnh cho
phòng rót và chế biến.

Hội đồng quản trị đề nghị Đại hội đồng cổ đông cho phép giãn tiến độ thực hiện Dự án đến
năm 2015.

(ii) Dự án phát triển sữa chua ăn:

Tổng kinh phí đầu tư: 30,9 tỷ đồng. Thời gian thực hiện : 2010 - 2012.
Năm 2011 đã thực hiện đầu tư 11 tỷ đồng.
Năm 2012 Công ty đã tiếp tục đầu tư 5.530 triệu đồng để mua them các thiết bị còn thiểu
để đưa máy rót sữa chua ăn của Pancolini (Ý) vào hoạt động. Đồng thởi triển khai lắp đặt
hệ thống kho lạnh tại các Nhà phân phối, hệ thống tủ lạnh tại các của hàng, điểm bán….

(iii) Dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu:

Tổng kinh phí đầu tư: 50 tỷ đồng.

Trong năm 2011, đã chi 120 triệu đồng để thuê tư vấn, nghiên cứu lập dự án.

Năm 2012 Công ty đã lập xong dự án gửi các cơ quan chức năng và được đánh giá khả thi
và ủng hộ. UBND Huyện Mê Linh đã ủng hộ giao đất để thực hiện tại xã Văn Khê nhưng
kinh phí đền bù giải tỏa mặt bằng quá cao nên chưa triển khai được.

Để từng bước thực hiện dự án, Công ty hợp tác với VnFutrueMilk để phát triển đàn bò sữa
500 con và trong năm 2012 đã đầu tư 6 tỷ đồng để mua bò giống và bồn lạnh chứa sữa.

(iv) Dự án đầu tư phát triển sản phẩm sữa chua uống:
Tổng kinh phí đầu tư: 15 tỷ đồng. Thời gian thực hiện : 2010 – 2012.
Năm 2011 đã thực hiện đầu tư 11,8 tỷ đồng.
Năm 2012 đã đầu tư 1,1 tỷ đồng để lắp đặt bộ Kit TCA 90 và đầu tư 5 tỷ đồng cho chi phí
Marketing cho IZZI Dinomilk.

3. Giải quyết các dự án tồn đọng từ năm 2008 theo Nghị quyết của Đại hội cổ đông:
(i) Dự án đầu tư khu đất tại Khu công nghiệp dệt may Bình An, tỉnh Bình Dương:
Hội đồng quản trị đã chào bán và đã làm việc với một số đối tác nhưng không bán được.
Thực hiện ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị đã quyết định sử dụng
khu đất nói trên để góp vốn thành lập Công ty cổ phần Sữa Tự Nhiên với giá trị góp vốn
được đánh giá là 27 tỷ đồng.

(ii) Dự án góp vốn thành lập Công ty cổ phần Bao bì Đức Tấn – Sài Gòn:

Ban giám đốc và Ban kiểm soát đã làm việc với Công ty Đức Tấn để thu hồi công nợ 1 tỷ
đồng, nhưng Công ty này cố tình trốn tránh để chây ì trả nợ. Công ty đã trích lập dự phòng
500.000.000đ cho Dự án này. Hội đồng quản trị đã ký Hợp đồng thuê Công ty đòi nợ.

(iii) Dự án góp vốn thành lập Công ty cổ phần Ô tô Việt Nam:

Tính đến ngày 31/12/2012, Công ty cổ phần Ô tô Việt Nam còn nợ 3.869.583.541đ. Đại
diện của Công ty này có đến làm việc với Đại diện Hanoimilk nhưng chưa thống nhất số
tiền lãi chậm trả. Hội đồng quản trị sẽ tiếp tục làm việc với Công ty này để thỏa thuận và
đòi nợ, nếu không đòi được sẽ tiến hành khởi kiện và thu hồi phần đất đang cho thuê. Trang 5

(iv) Các tồn đọng còn lại bao gồm: Dự án góp vốn thành lập Công ty cổ phần Siêu thị
Hapro Thanh Hoa (750 triệu), Công nợ tồn đọng (Công ty Hà Ninh 835.325.000đ), Tồn
kho Linh kiện từ năm 2010 để lại (1.942.692.697 đồng) đều đã được trích lập dự phòng.

4. Hoạt động của Hội đồng quản trị năm 2012:

(i) Năm 2012, Hội đồng quản trị đã họp 4 phiên, tập trung vào các hoạt động sau :
- Phê duyệt và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2012.
- Phê duyệt và chỉ đạo thực hiện kế hoạch vay vốn ngân hàng năm 2012.
- Phê duyệt và chỉ đạo thực hiện góp vốn vào công ty cổ phần Sữa Tự Nhiên.

(ii) Các hoạt động khác của Hội đồng quản trị :

Tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ XI năm 2012 vào
ngày
24/06/2012 tại Cosmos Plaza, tầng 1 tòa nhà 172 Ngọc Khánh, Ba Đình - Hà
Nội. Bổ nhiệm và miễn nhiệm thành viên HĐQT và các chức danh quản lý
Công ty:
- Ngày 24/06/2012: Bầu bổ sung Bà Nguyễn Mai Phương là thành viên HĐQT.
- Ngày 24/06/2012: Miễn nhiệm chức danh Trưởng ban Kiểm soát của Ông Lê
Ngọc
Hùng và bầu bổ sung bà Trần Thị Thảo là thành viên Ban Kiểm
soát.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG CÁC NĂM TIẾP THEO

1. Tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển công ty giai đoạn 2010-2015 đã được Đại
hội đồng cổ đông thông qua ngày 24/4/2010. Theo đó, điều chỉnh kế hoạch doanh
thu giai đoạn 2013- 2015 cho phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo cân đối giữa
mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu lợi nhuận.
2. Kiên định và tiếp tục đi theo con đường cạnh tranh bằng chất lượng và tục đầu tư quảng
bá cho các thương hiệu IZZI thành thương hiệu sữa hàng đầu dành cho trẻ em Việt
Nam.
3. Duy trì và phát triển sản phẩm chủ lực sữa UHT và tiếp tục đầu tư phát triển sản phẩm
sữa chua ăn để tăng dần doanh thu sữa chua ăn lên 30% tổng doanh thu.
4. Giãn tiến độ đầu tư Dự án mở rộng và nâng cấp nhà máy đến năm 2015.
5. Huy động vốn để sớm triển khai đầu tư Dự án phát triển vùng nguyên liệu để cung cấp
sữa tươi cho sản xuất Sữa chua ăn và Sữa tiệt trùng IZZI.

Trên đây là nội dung báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động Công ty năm 2012 và
định hướng đầu tư phát triển Hanoimilk trong những năm tiếp theo.

Xin kính trình Đại hội đồng cổ
đông. Trân trọng./.

Nơi nhận: TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
- Đại hội đồng cổ đông (để báo cáo); CHỦ TỊCH
- Ban kiểm soát;
- Lưu VP.