Nhìn chung khi đã xem quen Bảng giá chứng khoán diễn ra hàng ngày rồi thì dù xem bảng giá của Công ty Chứng khoán nào cũng có thể hiểu hết. Tuy nhiên với những bạn mới hoàn toàn đang làm quen thì hầu như là không biết gì, vậy nên nếu bạn nào muốn có ý định chơi chứng khoán trước hết cần phải biết cách xem bảng giá chứng khoán giao dịch hàng ngày trên Sở giao dịch Chứng khoán. Ta có đường link 3 sàn giao dịch chứng khoán như sau: HOSE-SHS, HNX-SHS, UPCoM-SHS (Ở đây mình xin dùng bảng giá chứng khoán của 1 Công ty Chứng khoán là Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), các bảng giá Công ty Chứng khoán khác có thể có 1 chút sai khác, nên đề nghị mọi người dùng tạm bảng giá này để tìm hiểu về bảng giá chứng khoán chung). Dưới đây là một số thông tin cơ bản và cách xem:

- Thời gian giao dịch chứng khoán là từ thứ 2 tới thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định), hàng ngày với sàn HNX – Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội: 09h – 11h30 và 13h – 14h15. Còn với sàn HOSE – Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh: 9h – 11h30 và 13h – 14h (ít hơn 15 phút so với sàn HNX).

- Sàn HNX giao dịch liên tục từ đầu tới cuối (9h – 11h30 và 13h – 14h15), còn với sàn HOSE thì chia làm 3 phiên: phiên mở cửa (9h – 9h15), phiên khớp lệnh liên tục (9h15 – 11h30 và 13h – 13h45) và phiên đóng cửa (13h45 – 14h). Trong đó phiên 2 của HOSE giống với cách thức giao dịch cả ngày của HNX.

- Biên độ dao động: với sàn HNX là 10%, còn sàn HOSE là 7%. Ví dụ: nếu một cổ phiếu trên sàn giá tham chiếu là 10.000 đồng/cổ phiếu thì với sàn HNX giá trần sẽ là 11.000 đ/cp và giá sàn sẽ là 9.000 đ/cp. Chúng ta có thể giao dịch trong dải giá từ 9.000 đ/cp đến 11.000 đ/cp. Với sàn HOSE thì giá trần lại chỉ là 10.700 đ/cp, giá sàn là 9.300 đ/cp và dải giá giao dịch là 9.300 đ/cp đến 10.700 đ/cp.

- Mệnh giá và đơn vị giá giao dịch: mệnh giá giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ theo quy định của Luật Chứng khoán Việt Nam là 10.000 đồng / đơn vị (Cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ). Đơn vị giá giao dịch là bội số của 100 đồng tức là có 9.800 đ/cp, 9.900 đ/cp, 10.100 đ/cp, … chứ không có 10.050 đ/cp. Đơn vị khối lương giao dịch là bội số của 100 cp với sàn HNX và 10 cp với sàn HOSE (Tức là phải đặt mua bán 100 cp, 200 cp, 300 cp, … với sàn HNX và 10 cp, 20 cp, 30 cp, … của sàn HOSE). Lúc giao dịch trên bảng giá chứng khoán cũng sẽ hiện theo cách đặt giá và khối lượng theo cách trên.

- Giá tham chiếu: giá tham chiếu phiên hôm nay được xác định trên cơ sở 15 phút giao dịch cuối cùng của phiên ngày hôm qua. Với sàn HOSE thì chính là giá đóng cửa phiên 3 (khá dễ dàng). Với sàn HNX thì chính là giá bình quân gia quyền của 15 phút cuối cùng (14h – 14h15). Ví dụ với sàn HNX: giả sử 15 phút cuối có 3 lệnh giao dịch khớp thành công là 1.000 cp giá 9.800 đ/cp, 2.500 cp giá 10.100 đ/cp và 1.000 cp giá 10.200 đ/cp thì giá bình quân đóng cửa sẽ là (1.000 x 9.800 + 2.500 x 10.100 + 1000 x 10.200 ) / (1.000 + 2.500 + 1.000) = 10.055 đồng / cp và phải làm tròn lên thành 10.100 đồng /cp. Như vậy đây chính là giá tham chiếu của ngày mai với giá trần là 11.100 đ/cp và giá sàn là 9.100 đ/cp.

- Room nhà đầu tư nước ngoài: quy định của Luật thì tổng các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu 49% số cổ phần đang lưu hành trên thị truờng của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ví dụ: mã chứng khoán AAA của Công ty CP Nhựa và Môi trường Xanh An phát có vốn điều lệ 99 tỷ đồng, với mệnh giá 10.000 đồng / cp thì tương đương 9.900.000 cổ phiếu thì tổng room 49% mà nước ngoài được phép sở hữu sẽ là 4.851.000 cổ phiếu. Tính đến hết phiên giao dịch ngày 24/08/2012 thì AAA vẫn còn room thừa là 3.691.400 cổ phiếu, tức là nhà đầu tư nước ngoài đang nẵm giữ 1.159.600 cổ phiếu (11,7% công ty AAA).

- Các lệnh đặt mua bán, sửa hủy chỉ có giá trị trong 1 ngày giao dịch, cuối ngày giao dịch sẽ được tự động hủy hết. Qua ngày giao dịch tiếp theo lại bắt đầu lại từ đầu.

- Nhìn chung, mỗi công ty chứng khoán đều có bảng giá của riêng mình và treo link xem bảng giá ở ngay trang chủ của website công ty mình, vẫn có những nét khác nhau ưu nhược điểm nhất định, nhưng về cơ bản là giống nhau, cùng nhận dữ liệu từ Sở giao dịch trả về. Với máy tính thì mình hay xem bảng giá nội bộ từ chính công ty, còn với mobile thì mình hay xem bảng giá của SHS. Các bạn cũng có thể xem bảng giá này, khá đầy đủ. Vào website của Công ty Chứng khoán SHS www.shs.com.vn :



- Bấm vào mục Bảng giá trực tuyến như hình bên phải có mũi tên, chọn 01 trong 03 sàn (HOSE-SHS, HNX-SHS, UPCoM-SHS), ở đây mình chọn HNX của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (UPCoM là sàn giao dịch của Công ty đại chứng chưa niêm yết, với tiêu chuẩn niêm yết rất thấp và do Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội quản lý). Sau đó bảng giá chứng khoán của sàn HNX sẽ hiện ra như sau:

- Theo bảng trên thì thứ tự chứng khoán sẽ được sắp xếp theo thứ tự A B C … Ngoài ra với một số mã bạn quan tâm, bạn cũng có thể tích note vào phần bên trái mã chứng khoán thì mã đó sẽ được treo lên đầu, để tiện theo dõi, vì thường mỗi người sẽ theo dõi một số mã nhất định mà họ tâm

- Trong bảng trên có nói đến phần dư mua, dư bán. Đó chính là phần chào mua và chào mua bán của cả 2 bên mua bán, trong đó có Khối lượng và giá 1 , 2 , 3. Ở đây 1 có nghĩa là giá tốt nhất, 2 là giá tốt thứ 2 và 3 là giá tốt thứ 3, còn khối lượng là tương ứng với giá 1 2 3 đó. Với người mua thì giá tốt nhất luôn là giá cao nhất, vì người bán luôn muốn tìm người mua cao nhất, được giá nhất để bán và ngược lại cũng thế, trong vai trò là người mua thì ta luôn muốn tìm người bán thấp nhất để mua có lợi nhất. Vì có rất nhiều người hỏi mình phần này, nên ở đây mình xin bổ sung bằng 1 ví dụ khá “bình dân” một chút để giải thích cho cách sắp xếp bảng giá chứng như trên. Trong vai một người đi mua thịt ở chợ, hỏi 1 vòng ta thấy có 3 hàng bán thịt bán các giá như sau: 15.500 đồng/kg; 16.000 đồng/kg và 16.500 đồng/kg. Giả sử các điều kiện khác là không đổi, chỉ có giá là khác nhau. Vậy một lẽ thông thường, ta là người đi mua sẽ chọn giá thấp nhất 15.500 đồng/kg, nếu mua nhiều, hết giá đó thì sang hàng tiếp theo là 16.000 đồng/kg và tiếp nữa là 16.500 đồng/kg. Như vậy, ở phần dư bán, người bán giá thấp nhất là tốt nhất cho thị trường, và được ưu tiên nhất khi người mua tìm đến, gọi là số 1. Tiếp đó là số 2 (16.000 đồng/kg) và sau đó mới đến số 3 (16.500 đồng/kg). Như vậy đó là người đi mua, còn người đi bán cũng thế, phải tìm người nào mua cao nhất (có lợi nhất cho mình). Như vậy cách sắp xếp 1 2 3 nói trên là xuất phát từ nguyên lí thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Một lưu ý cần nói thêm ở đây là việc khớp lệnh thành công chỉ có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách: hoặc là người bán bán xuống người mua đang chào mua (dư mua) hoặc người mua mua lên người bán đang chào bán (dư bán). Và số dư như ta thấy ở phần dư mua hay dư bán trên bảng là đóng vai trò bị động, tức là chờ người bán bán xuống hoặc người mua mua lên. Nếu chúng ta nghĩ rằng tí nữa giá xuống thì chúng ta treo vào dư mua, để chờ người bán bán xuống hoặc nếu chúng ta nghĩ tí thị trường lại lên thì chúng ta nên mua thẳng lên người bán đang treo ở phần dư bán

- Phần khớp lệnh nằm ở giữa dư mua và dư bán chính là lần khớp lệnh thành công gần nhất của thị trường, với 1 bảng giá đã đóng cửa thế này, đó chính là giao dịch cuối cùng trong ngày.

- Trần Sàn TC (Tham chiếu) thì như giải thích phía trên

- Màu sắc: vàng là giá tham chiếu, xanh lá cây là giá tăng so với giá tham chiếu, tím là giá trần, đỏ là giá giảm so với tham chiếu và xanh da trời chính là giá sàn. Nhìn chung qua chuyển động của màu sắc chúng ta có thể cảm nhận được sự dịch chuyển lên xuống chung của thị trường rất rõ (tính dao động)

- Cao thấp TB (Trung Bình): chính là giá cao nhất khớp trong ngày, giá thấp nhất khớp trong ngày và giá trung bình gia quyền trong cả ngày. Một điểm đáng tiếc của SHS là giá bảng giá không tính được giá cơ sở dựa trên bình quân 15 phút cuối cùng để làm cơ sở tính giá tham chiếu ngày hôm sau (Chúng ta có thể sang nơi khác xem cái này)

- Đơn vị trong bảng của SHS: với giá họ bớt 3 số 0, ví dụ giá tham chiếu của AAA là 16.2 thực ra hiểu là 16.200 đồng. Với khối lượng thì họ bớt 1 số 0, ví dụ như ở phần dư mua giá tham chiếu (giá 3 và KL 3) 16.2 thì dư mua ở đó là 520 thực ra hiểu là dư mua 5.200 cổ phiếu.

- Tổng KL: chính là tổng khối lượng đã khớp tới thời điểm xem, ở đây hết giờ nên xem là tổng khối lượng của cả ngày, ví dụ AAA trong ngày 24/08/2012 đã khớp 44.970 tức là 449.970 cổ phiếu.

- KL mua, KL bán: chính là tổng lệnh mà 2 bên mua bán đã thực hiện đưa vào thị trường (bao gồm cả các lệnh khớp rỗi lẫn các lệnh đang treo trên bảng cũng như cả sau bảng giá).

- SL mua, SL bán: chính tổng số lệnh mà 2 bên mua bán đã tung vào thị trường (bao gồm cả các lệnh khớp rỗi lẫn các lệnh đang treo trên bảng cũng như cả sau bảng giá). Ví dụ bạn đặt mua 2 lệnh AAA 1.000 giá 16.2 và 2.000 giá 16.3 thì có nghĩa là SL mua tăng lên 2 đơn vị. Ở đây, trong ngày 24/08/2012, với mã AAA đã có 396 lệnh mua và 313 lệnh bán được đưa vào thị trường.

- NN mua, NN bán, Room: chính là số lượng nước ngoài đã mua, nước ngoài đã bán và room còn lại nước ngoài còn được phép mua. Với AAA ngày 24/08/2012, thì nước ngoài đã mua 6.400 cổ phiếu, bán ra 5.000 cổ phiếu và Room còn lại được phép mua là 3.691.400 cổ phiếu.

- Lệnh ATO, ATC: đây là các lệnh được sử dụng trong phiên khớp lệnh định kỳ (Phiên 1 và 3) ở sàn HOSE, với hàm ý là khớp lệnh theo giá khớp của phiên, thứ tự ưu tiên của lệnh ATO và ATC được xếp trên cả lệnh đặt giá cụ thể thông thường khi so khớp, điều này đặc biệt ý nghĩa khi cần đua lệnh mua giá trần hay đua lệnh bán giá sàn, trong đó lệnh ATO (O là open) sở dụng trong phiên 1 – Phiên mở cửa, hết phiên 1, nếu lệnh ATO cũng không khớp (Trường hợp tranh mua) thì lệnh này cũng tự hủy, lệnh ATC (C là close) sử dụng trong phiên 3 – Phiên đóng cửa, giá của phiên đóng cửa này sẽ là cơ sở cho giá tham chiếu của ngày giao dịch tiếp theo. Mình sẽ giải thích sau về công dụng của lệnh này trong bài gần nhất (gồm cả lệnh thị trường MP trong phiên 2).


- Về phiên định kỳ tại HOSE: Như đã trình bày ở phần trên, trong 1 ngày giao dịch ở trên sàn HNX, giao dịch liên tục được thực hiện từ đầu tới cuối ngay (Không chia thành phiên), còn sàn HOSE, thì chia thành 3 phiên, trong đó phiên 2 cũng giao dịch liên tục giống như sàn HNX. Còn phiên 1 (9h – 9h15) và phiên 3 (13h45 – 14h00) giao dịch theo phương thức khớp lệnh định kỳ, tức là 2 bên mua bán liên tục đưa lệnh vào nhưng không khớp ngay lập tức giống như phiên liên tục, đặt tới đâu khớp tức thì tới đó, mà sẽ theo cơ chế giống đấu thầu đấu giá, 2 bên liên tục treo lệnh mua bán vào (gồm cả lệnh ATO, ATC), kết thúc 15 phút, sẽ có 1 giá chung duy nhất theo nguyên tắc mà tại đó khối lượng khớp lệnh mua bán gặp nhau là cao nhất, hiểu nôm na giống như đấu thầu đấu giá 2 bên chào lệnh nhau, cuối cùng “mở bát” xem ai chào giá tốt nhất thì sẽ khớp và trao đổi. Bạn có thể xem thêm chi tiết trong ví dụ sau tại đây và có thể trao đổi thêm với mình về lệnh này nếu cần

Về cơ bản mình đã giải thích cơ bản xong, bạn nào có thắc mắc gì thêm có thể pm với qua yahoo hoặc skype với thông tin ở bên phải. Thân

———————————————— ———————————————— ———————————————— ————————-

- Do phần trình bầy trên mang tính chất “tĩnh” của bảng giá, nên nhiều bạn vẫn chưa hình dung được, khi thị trường giao dịch thì bảng giá sẽ dịch chuyển ra sao, tức là chưa hình dung được tính “động” của bảng giá. Nhân có nhiều người hỏi, mình thêm bổ sung tiếp để mọi người khi tham khảo có thể hiểu thêm. Vẫn với ví dụ về AAA



- Đây là bảng giá tính tới cuối ngày của phiên thứ 6 ngày 12/10/2012 – hiện tạm thời là bảng giá “chết”, mình giả sử vẫn còn thời gian đủ để mình thực hiện thêm 1 lệnh mua hoặc bán nữa với mã AAA để mọi người có thể dễ hình dung

- Ảnh có thể hơi mờ: mình xin mô tả lại từ trái qua phải như sau: CK là AAA - Trần là 15 - Sàn là 13.2 - TC là 14.1 - Dư mua Giá 3 là 14.2, KL 3 là 17.300 (tức 173.000 cổ phiếu), Giá 2 là 14.3, KL 2 là 19.460 (tức 194.600 cổ phiếu), Giá 1 là 14.4, KL 1 là 12.270 (tức 122.700 cổ phiếu) - Khớp lệnh Giá là 14.5, KL là 10 (tức 100 cổ phiếu) - Dư bán Giá 1 là 14.5, KL 3 là 790 (tức 7.900 cổ phiếu), Giá 2 là 14.6, KL 2 là 3.530 (tức 35.300 cổ phiếu), Giá 3 là 14.7, KL 1 là 3.460 (tức 34.600 cổ phiếu) - Cao là giá cao nhất trong ngày 14.7 - Thấp là giá thấp nhất trong ngày 13.5 - TB là giá trung bình đóng cửa 15 phút cuối 14.5 - Tổng KL là Tổng khối lượng khớp trong ngày là 69.850 (tức là 698.500 cổ phiếu) - KL mua là tổng khối lượng mua các nhà đầu tư đã đặt vào trong ngày bao gồm cả các lệnh chưa khớp là 127.400 (tức 1.274.000 cổ phiếu) - KL bán là tổng khối lượng bán các nhà đầu tư đã đặt vào trong ngày bao gồm cả các lệnh chưa khớp là 93.640 (tức 936.400 cổ phiếu) - SL mua là tổng số lệnh mua các nhà đầu tư đã đặt trong ngày bao gồm cả các lệnh chưa khớp là 252 lệnh mua - SL bán là tổng số lệnh bán các nhà đầu tư đã đặt trong ngày bao gồm cả các lệnh chưa khớp là 412 lệnh mua – NN mua và NN bán là khối lượng mua bán mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện, ở đây là không có trong ngày này - Room là số cổ phiếu các nhà đầu tư nước ngoài còn được mua là 3.897.800 cổ phiếu

- Về nguyên lí, khi còn đủ thời gian, chúng ta có thể đưa ra bất kỳ 1 lệnh mua bán to bé thế nào, miễn là có đủ số tiền, số chứng khoán cũng như nếu vượt lên thành cổ đông lớn (>5%) thì phải báo cáo trước để thực hiện. Các lệnh đưa ra có thể trải dài từ 13.2 lên 15.

- Với lệnh mua: các lệnh mua đưa ra từ 13.1 đến 14.1 đều có mức giá nhỏ hơn mức giá 3 là 14.2, thì dù khối lượng có bao nhiêu cũng nằm ẩn sau bảng phía mua nên bảng giá sẽ không biến đổi gì. Với mức giá 14.2, khi ta đưa thêm 1 lệnh mua ví dụ là 1.000 cổ phiếu vào thì dư mua 173.000 sẽ nhảy thành 174.000 cổ phiếu. Với mức giá 14.3, khi ta đưa thêm 1 lệnh mua ví dụ là 1.000 cổ phiếu vào thì dư mua 194.600 sẽ nhảy thành 195.600 cổ phiếu. Với mức giá 14.4, khi ta đưa thêm 1 lệnh mua ví dụ là 1.000 cổ phiếu vào thì dư mua 122.700 sẽ nhảy thành 123.700 cổ phiếu.

Đặc biệt là từ 14.5 trở lên, tức là vào bên dư bán thì sẽ khớp ngay lập tức, ở phần khớp lệnh sẽ nháy khớp 1.000 cổ phiếu, đồng thời dư bán 14.5 với khối lượng 7.900 sẽ nhảy thành 6.900, cho dù đặt lệnh mua ở mức giá 14.5 hay 14.6 hay 14.7 … hay giá trần 15 thì vẫn sẽ khớp 1.000 cổ phiếu giá 14.5 (Do nguyên lí khớp giá thấp nhấp khi đặt lệnh mua)

Đó là với lệnh mua khối lượng 1.000, giờ ta thay đổi số lượng lên 2.000, 3.000 … hay vượt qua tới 7.900 (đúng bằng dư bán ở mức 14.5). Khi ta ra lệnh mua 7.900 AAA mức giá 14.5 thì ngay lập tức khớp lệnh 7.900 sẽ nháy qua, đồng thời bên dư bán có sự dịch chuyển giá 14.6 nhảy về giá 1, giá 14.7 nhảy về giá 2 và mức giá 14.8 (ẩn sau bảng bên bán) nhảy về giá 3.
Tiếp tục trường hợp khác, là giờ ta đặt mua 8.000 AAA 14.5 thì bên bán cũng sẽ giống như trên, nhưng bên dư mua sẽ có thay đổi lần lượt giờ là giá 3 là 14.3, giá 2 là 14.4 và giá 1 mới nhất là 14.5 với dư mua là 100 cổ phiếu (8.000 – 7.900 = 100). Nếu ta tiếp tục tăng khối lượng mua đó lên 20.000 AAA 14.5 thì khối lượng dư mua bên giá 1 là 14.5 sẽ tăng thêm theo tính toán.

Trường hợp tiếp, là giờ thay vì ta đặt 8.000 AAA 14.5 thì cho thành 8.000 AAA 14.6, thì sẽ dẫn đến trường hợp khớp là 7.900 giá 14.5 và 100 giá 14.6. Dư mua không đổi, giá 1 vẫn là 14.4 nhưng bên bán giá 1 giờ là 14.6 với khối lượng 35.300 sẽ nhảy thành 35.200 (Do 100 tiếp theo chạm vào giá 14.6 này), giá 2 là 14.7, giá 3 là 14.8 (ẩn sau bảng bên bán). Tiếp tục tăng khối lượng sẽ dẫn đến dư bán ở mức giá 2 là 14.6 bị giảm dần. Lệnh như trên gọi là lệnh quét mua. Cũng với khối lượng mua 8.000 AAA nhưng với các giá đặt là 14.7 14.8 14.9 hay thậm chí là giá trần 15 thì khung cảnh và kết quả cũng như vừa xong.

Trường hợp tiếp, là giờ ta đưa 1 lệnh mua lớn 50.000 AAA 14.6, thì sẽ dẫn đến quét sạch 2 mức giá bên dư bán là 14.5 và 14.6. Cụ thể, khớp lần lượt là 7.900 giá 14.5, 35.300 giá 14.6 và còn dư 7.700 (50.000 – 7.900 – 35.300 = 7.700) ở mức giá 14.6. Khi đó dư mua sẽ là giá 3 là 14.3, giá 2 là 14.4 và giá 1 là 14.6 và dư bán sẽ là giá 1 là 14.7, giá 2 là 14.8, ,giá 3 là 14.9

Trường hợp tiếp, là giờ ta cũng đưa 1 lệnh mua lớn 50.000 AAA nhưng là giá 14.7, thì sẽ dẫn đến quét sạch 2 mức giá bên dư bán là 14.5 và 14.6 đồng thời khớp 1 phần vào dư bán 14.7. Cụ thể, khớp lần lượt là 7.900 giá 14.5, 35.300 giá 14.6 và 7.700 ở mức giá 14.7. Khi đó dư mua vẫn như cũ sẽ là giá 3 là 14.2, giá 2 là 14.3, giá 3 là 14.4 và dư bán vẫn như trường hợp liền trên là giá 1 là 14.7, giá 2 là 14.8, ,giá 3 là 14.9, tuy nhiên khác ở 1 điểm khối lượng ở giá 1 là 14.7 chỉ còn 26.900.

Cứ như vậy, ta tăng khối lượng thêm và giá lên, sẽ dẫn đến hiện tượng “quét sạch” vào bên bán, bao gồm cả các giá nằm sau bảng cho đến giá trần cuối cùng. Thực tế kinh nghiệm chứng khoán nhiều năm qua, mình cũng từng thấy các hiện tượng quét thẳng với khối lượng lớn như vậy, kết quả là chỉ 1 lệnh có thể dư mua trần ngay lập tức, nó mang tính chất “làm giá”.



Ngoài ra với một số bảng giá như khách hàng có mở tài khoản tại chỗ mình, thì trong bảng nội bộ còn xem thêm được tổng khối lượng đặt nằm sau bảng ở đây chính là dòng KL Mua/Bán 4+ 85,200 / 160,100 như ở hình trên. Tức là tổng bán đang treo sau bảng từ giá 14.8 tới 15 là 160.100 cổ phiếu (4+ có nghĩa là 4 + 5 + 6 + …). Tính sơ sơ, chỉ cần 1 lệnh mua 250.000 AAA giá 15 đặt thẳng là chắc chắn sẽ dư mua trần, nếu thực muốn làm giá lên kiểu “sốc”.

- Với các lệnh bán: tương tự như lệnh mua

- Có bạn từng hỏi mình ngay khi mở cửa, 2 nhà đầu tư, 1 nhập mua, 1 nhập bán thật nhanh, trong khi lệnh treo mua bán chưa có, thì sẽ khớp thế nào. Ví dụ: lệnh mua 1000 AAA giá 14.5 và lệnh bán 2000 AAA giá 14.1 thì rõ ràng 2 lệnh này sẽ dẫn tới kết quả là lệnh sẽ được khớp. Ở đây, mình cần phải nêu rõ, dù hệ thống của Sở giao dịch ngày nay là rất hiện đại, 1 giây có thể nhận vài ngàn lệnh, nhưng luôn có 1 nguyên tắc là từng lệnh từng lệnh một, nghĩa là có trước có sau, và lệnh bao giờ cũng do một người treo và người kia “đập” vào. Chứ không có chuyện vào cùng lúc như bạn giả thiết. Với ví dụ trên, nếu lệnh mua 1000 AAA giá 14.5 vào trước thì kết quả sẽ khớp 1000 AAA giá 14.5 khi mà lệnh bán bán xuống, còn nếu lệnh bán 2000 AAA giá 14.1 vào trước thì sẽ khớp 1000 AAA giá 14.1 . Cả 2 trường hợp đều dẫn đến sau khớp lệnh thì dư bán 1.000 AAA giá 14.1 .

- Cũng trong hình ở trên thì chúng ta có thể xem chi tiết trong quá khứ có các lệnh chi tiết khớp ra làm sao, khối lượng khớp, giá khớp cũng như thời gian khớp cái lệnh đó, dù là lệnh nhỏ nhất. Chúng ta có thể xem ở bảng nội bộ các công ty chứng khoán hay ở 1 trang phổ biến như www..vn theo đường link sau AAA-. Theo link trên chúng ta có thể xem được rất chi tiết trong quá khứ, muốn xem mã khác hay ngày giao dịch khác chúng ta chỉ cần thay thế vào ô Mã và Ngày là ok. Thậm chí một số tài khoản như của VIP hay của môi giới còn có thể xem được lệnh khớp chi tiết đó là do người bán hay người mua thực hiện tác động vào. Chúc các bạn thành công, một dịp khác mình sẽ phân tích thêm 1 số các chiến thuật đầu cơ có thể nhận biết sơ sơ trên bảng giá.

———————————————— ———————————————— ———————————————— ————————-

Qua bảng giá chứng khoán 02 sàn ở trên HOSE-SHS, HNX-SHS, chúng ta thấy mỗi sàn đều có hơn 300 mã chứng khoán, trong khi trên 1 màn hình máy tính chỉ có thể hiện thị khoảng 25 – 30 mã chứng khoán, điều đó có nghĩa là theo lẽ bình thường thì muốn xem mã ở vần A B gì đó, rồi tiếp theo muốn xem ở vần S T thì lại phải chạy con chuột xuống cuối màn hình, rất mất thời gian mà lại không tập trung theo dõi được diễn biến. Để khắc phục điều này, sau này các công ty chứng khoán trong bảng giá của mình có để thêm 1 công cụ để cố định các mã cần xem, với 02 bảng giá ở sàn HOSE-SHS, HNX-SHS của SHS, chúng ta thấy 1 note nhỏ ở bên trái của các mã chứng khoán, khi chúng ta tích vào đó và F5 để làm mới lại màn hình thì mã chứng khoán đó sẽ nghiễm nhiên được cố định và treo lên đầu của bảng để tiện cho việc theo dõi các mã cần quan tâm.

- Một đặc điểm khác nữa, vốn điều lệ và vốn hóa thị trường của các mã khác nhau nên dẫn đến ảnh hưởng tới chỉ số Index của từng mã cũng rất khác nhau, như vậy về cơ bản chúng ta không cần xem hết tất cả các mã (Mà cũng không đủ thời gian mà xem). Vấn đề đặt ra lúc này là chúng ta cần phải treo các mã nào trên bảng giá chứng khoán làm sao để hợp lý nhất, chỉ cần theo dõi 25 – 30 mã có tính đại diện trong 1 khung màn hình máy tính nhưng vẫn có thể tóm lược toàn bộ thị trường, các mã này phải đảm bảo được tính định hướng cho toàn bộ thị trường, tức là khi nhóm nhỏ mã này tăng thì thị trường chung tăng và khi nhóm nhỏ này giảm thì thị trường chung phải giảm (Thường chiếm khoảng 80 – 90% cấu thành lên chỉ số Index). Đặc tính trên xuất phát chủ yếu do tính thị trường, đúng trong cả các thị trường hàng hóa & dịch vụ, tức là thị trường luôn có tính đám đông bầy đàn, khi mà trong đám đông có một vài thành phần chính chuyển động theo 1 hướng thì các thành phần nhỏ còn lại cũng bị chuyển động theo, trong chứng khoán người ta hay gọi văn hoa là “sóng”, tức là khi có 1 vài cổ phiếu lớn tăng sẽ khiến chỉ số chung thị trường tăng điểm, qua đó tác dụng vào các cổ phiếu nhỏ, khiến các cổ phiếu này cũng có xu hướng tương tự và ngược lại (Vấn đề tâm lý đầu tư chứng khoán mình sẽ trình bày sâu hơn ở 1 dịp khác). Một ví dụ nho nhỏ, tại phiên giao dịch cuối cùng của năm 2012 là ngày 28/12/2012, mã chứng khoán ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) niêm yết tại HNX có giá thị trường – giá cơ sở (giá bình quân gia quyền 15 phút giao dịch cuối cùng 14 – 14h15) là 16.300 đồng / cổ phiếu, với vốn điều lệ là 9.358.496.840.000 đồng (hay 935.849.684 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng), thì giá trị thị trường hay vốn hóa của ACB sẽ là 15.254 tỉ đồng (so với toàn HNX là 87.018 tỉ đồng thì ACB đã chiếm17,53%), như vậy chỉ cần ACB tăng hay giảm gần 6% thì HNX cũng sẽ tăng và giảm 1% tương ứng, ảnh hưởng như thế là rất lớn, một trường hợp khác là mã chứng khoán ADC của Công ty CP Mỹ thuật và Truyền thông (ADC) có giá thị trường 12.600 đồng / cổ phiếu, với vốn điều lệ 10 tỉ đồng (hay 1 triệu cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng), thì vốn hóa của ADC chỉ là 12,6 tỉ ồng, chiếm 0,0145% HNX, quá bé, dù ADC có tăng 100% thị giá cũng không bằng ACB tăng 1%. Nói 1 cách khác, ACB có ảnh hưởng rất lớn tới chỉ số HNX-Index và bất kỳ 1 chỉ số tại thị trường nào cũng sẽ do 1 nhóm nhỏ các cổ phiếu lớn dẫn dắt chỉ số đó.

- Quay trở lại, với lý luận như trên, thì 25 – 30 mã chứng khoán cố định trong 01 màn hình máy tính có tính đại diện đó phải đạt đủ cả 3 yếu tô: là các mã chứng khoán có vốn hóa thị trường lớn, là mã chứng khoán có thanh khoản lớn và các mã chứng khoán mà mình đang quan tâm (Để chờ đợi cơ hội mua bán).

+ Với các mã chứng khoán có vốn hóa thị trường lớn: như đã phân tích trong ví dụ ở trên về ảnh hưởng của 1 nhóm nhỏ các cổ phiếu lớn lên chỉ số Index thì đây là tiêu quan trọng hàng đầu, nên ta cần lấy nhiều mã chứng khoán 1 chút, ở đây mình xin lấy khoảng 15 có vốn hóa thị trường lớn nhất (Market Capital) (Chiếm hơn 63% HNX-Index tại ngày 28/12/2012) (Mọi người có thể nâng hoặc giảm 1 chút so với con số 15 nói trên tùy vào quan điểm). Tại ngày giao dịch cuối năm 28/12/2012 ta có lần lượt các mã sau ở sàn HNX: ACB, SQC, SHB, PVS, VCG, PVI, PVX, NVB, LAS, KLS, OCH, NTP, VNR, SCR, DBC. Chi tiết hơn có thể xem tại đây. Với vốn hóa thị trường tại HNX ta có thể lấy dữ liệu tại đây, và giá của các cổ phiếu tại đây.

Với sàn HOSE: VNM, GAS, MSN, VCB, VIC, CTG, BVH, EIB, STB, DPM, MBB, HAG, FPT, HPG, PVD. Chi tiết hơn có thể xem tại đây. Với khối lượng lưu hành để tính vốn hóa thị trường tại HOSE ta có thể lấy dữ liệu tại đây, và giá của các cổ phiếu tại đây.



+ Với các mã có thanh khoản lớn: thanh khoản ở đây có 2 vấn đề là thanh khoản – số lượng cổ phiếu giao dịch bình quân hàng ngày và thanh khoản – giá trị giao dịch bình quân hàng ngày (ví dụ ở đây là trung bình trong tháng gần nhất là tháng 12/2012). Hiện vẫn có 1 số cổ phiếu không lớn nhưng thanh khoản lại rất lớn, rất nhiều nhà đầu tư tham gia, do đó ít nhiều nó cũng ảnh hưởng chung tới tâm lý và định hướng của nhà đầu tư, bên cạnh vấn đề chỉ số Index. Ở đây, mình tạm chọn tiêu chí thanh khoản – số lượng cổ phiếu bình quân hàng ngày nhiều nhất lên trước, và lựa chọn thêm 5 mã chứng khoán, và tất nhiên là không tính các mã đã được lựa chọn rồi trong trường hợp vốn hóa thị trường. Với tháng 12/2012 ta có lần lượt các mã sau ở sàn HNX: VND, SHS, FLC, PVL, DCS. Chi tiết hơn có thể xem tại đây. Với thanh khoản tại HNX ta có thể lấy dữ liệu tại đây.

Với sàn HOSE: ITA, SAM, KBC, SSI, OGC, . Chi tiết hơn có thể xem tại đây. Với thanh khoản tại HOSE ta có thể lấy dữ liệu tại đây.

Cuối cùng, mình chọn nốt tiêu chí thanh khoản – giá trị giao dịch bình quân hàng ngày nhiều nhất lên trước, và lựa chọn thêm 5 mã chứng khoán, và tất nhiên là không tính các mã đã được lựa chọn rồi trong trường hợp vốn hóa thị trường và thanh khoản – số lượng cổ phiếu bình quân theo ngày. Với tháng 12/2012 ta có lần lượt các mã sau ở sàn HNX: BVS, PGS, AAA, HUT, PPS.

Với sàn HOSE: DHM, PVF, LCG, CII, CSM, . Chi tiết hơn có thể xem tại đây.

- Cuối cùng, các mã chứng khoán mà mình đang quan tâm (Để chờ đợi cơ hội mua bán): bạn có thể chọn thêm khoảng 5 mã chứng khoán nữa mà bạn muốn để ý quan tâm để theo dõi, chờ cơ hội mua bán. Trường hợp các mã chứng khoán mà bạn quan tâm nằm trong danh sách 25 mã chứng khoán được chọn theo các tiêu chí kể trên thì không cần. Về cơ bản cách thức lựa chọn hợp lý nhất là như vậy, bạn có thể theo đổi tùy theo quan điểm thiên về đầu tư hay đầu cơ, thời điểm xem (Do giá trị trường các mã chứng khoán thay đổi), … Cuối cùng, ta có 1 bảng giá hoàn chỉnh tại sàn HNX-SHS như sau:

Và 1 bảng giá hoàn chỉnh tại sàn HOSE-SHS như sau:

- Một gợi ý nho nhỏ nhân tiện ở đây, có rất nhiều bạn có hỏi mình là bảng giá chứng khoán nhiều mã như vậy thì biết chọn mã nào, thì dù bạn theo phong cách đầu tư cơ bản lâu dài hay đầu cơ lướt sóng mua đi bán hàng ngày thì vấn đề đầu tiên cần đặt ra là tính thanh khoản phải đủ lớn để khi cần mua là mua được, cần bán là bán được. Kinh nghiệm thực tế cũng cho thấy các mã được chọn cần phải ít nhất 1 ngày giao dịch phải 50 ngàn cổ phiếu và 500 triệu đồng giá trị giao dịch trở lên (Cá nhân mình hay lọc là 100 ngàn cổ phiếu và 1 tỷ đồng), thêm 1 điểm nữa nếu mà có số tiền kha khá (thậm chí là nhà đầu tư lớn), khi đầu tư thì tốt nhất nên chọn các mã làm sao số tiền đầu tư phải nhỏ hơn 10% thanh khoản ngày hôm đó của cổ phiếu đó. Ví dụ: bạn có 100 triệu đồng đầu tư xuống, thì không nên chọn các mã 1 ngày chỉ giao dịch có 500 triệu đồng, không tin bạn cứ thử giao dịch, sẽ cảm giác lúc mua rất khó khăn cho đủ số lượng và lúc bán cũng thế, không thể 1 lệnh ăn ngay được, nếu có 1 lệnh ăn ngay thì cũng sẽ bị thiệt thòi ít nhiều (mua thì phải mua cao hơn chút, và bán thì phải bán thấp hơn chút).

- Một câu hỏi nữa cũng nhiều người hỏi mình, là khi bảng giá đang giao dịch gia như thế thì cách đặt mua như thế nào (bán cũng sẽ ngược lạ tương tự). Quay trở lại ví dụ ở đầu bài:



Nếu dữ liệu chúng ta tập hợp thu thu thập được ra sao sẽ dẫn đến kết quả phân tích đánh giá nhìn nhận như thế, ví dụ sau khi lên mạnh mẽ 2 phiên chúng ta tin rằng AAA còn lên tiếp (Giả sử đang giữa giờ giao dịch) vào cuối phiên, và thậm chí cả ngày hôm sau, thì người chơi có tính đầu cơ cao ngay lập tức mua thẳng vào người bên dư bán giá 1 là 14.5, còn người chơi rụt rè, thận trọng cao sẽ đặt mua vào bên dư mua 1 là 14.4 (Xếp sau số lượng mua rất lớn 122.700 cổ phiếu). Ngược lại, nếu ta cho rằng AAA đã lên 2 phiên rồi thì không nên mua đuổi, vì nếu mua thẳng rất dễ dính “đỉnh”, vậy thì không nên đặt mua, theo dõi thêm, hoặc nếu có đặt thì đặt 20% vốn là cùng, và tất nhiên treo giá thấp, gần sàn chả hạn giá 13.5 (sau bảng giá), và có thể chờ nó giảm về gần lại giá cũ 13 thì mới nên đặt mua. Tương tự nếu bạn muốn bán cũng có tình trạng tương tự, quan trọng là quan điểm và tâm lý. Kết quả cuối cùng, sau 2 ngày 11/10/2012 đến 12/10/2012 tăng rất mạnh từ 13.3 lên 14.5 thì AAA đã giảm dần sau, để đóng cửa phiên ngày 22/10/2012, AAA có giá 12.7. Xem chi tiết giao dịch tháng 10/2012 tại đây.

(Pierpont Bui)