Hybrid View
-
25-06-2013 03:26 PM #1
- Ngày tham gia
- Jun 2013
- Bài viết
- 8
- Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi
Cách thức khớp lệnh giao dịch trong phiên khớp lệnh định kỳ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE)
Do có khá nhiều bạn hỏi về cách thức khớp lệnh trong phiên giao dịch định kỳ tại Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) (lệnh ATO Phiên 1 – Phiên mở cửa 9h00 – 9h15 và Lệnh ATC Phiên 3 – Phiên đóng cửa 13h45 – 14h00), đồng thời do ví dụ của HOSE khá đặc biệt nên hơi trừu tượng khó hiểu. Nên mình xin mô phỏng lại dựa trên thực tế khớp lệnh tại phiên 3 của Cổ phiếu Tổng Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (mã chứng khoán là PET) trong phiên giao dịch ngày 07/03/2013.
Một số khái niệm đính kèm: ATO/ATC được xem là lệnh mua hoặc bán bằng mọi giá trong phiên khớp lệnh định kỳ, trong đó ATO cho phiên mở cửa (Phiên 1), với chữ O – Open và ATC là cho phiên đóng cửa (Phiên 3), với chứ C – Close. Về bản chất lệnh mua ATO/ATC giống như lệnh mua trần nhưng còn được ưu tiên xếp trước khi khớp lệnh, và lệnh bán ATO/ATC giống như lệnh bán sàn nhưng còn được ưu tiên xếp trước khi khớp lệnh. Mục đích của việc đưa ra lệnh ATO/ATC nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường (Công nghệ của Thái Lan), nguyên tắc khớp lệnh trong phiên định kỳ là 02 bên mua bán cùng đưa ra các lệnh mua bán sau 15 phút thì HOSE sẽ “mở bát” tương tự như đầu thấu / đấu giá, chứ không phải đưa ra lệnh khớp ngay lập tức như Phiên 2 – Phiên khớp lệnh liên tục, giá mà đưa ra sẽ là giá mà đảm bảo nguyên tắc khối lượng khớp gặp nhau mua bán là lớn nhất. Lưu ý rằng, trong cả phiên mở cửa / đóng cửa chỉ khớp duy nhất 1 giá, ngay cả khi bạn đặt mua giá trần 14.7 hay đặt lệnh mua ATO/ATC nhưng cuối cùng khi lệnh với giá 13.9 thì lệnh mua khớp thật vẫn phải là 13.9 (và ngược lại bán thấp hơn bán giá sàn 12.9 hay ATO/ATC thì vẫn khớp lệnh giá 13.9), việc đặt mua trần, bán sàn hay ATO/ATC chỉ là làm tăng tính ưu tiên trong quá trình ghép lệnh tại HOSE, còn giá khớp chỉ có 1 giá trong phiên đó (Ở đây trong ví dụ dưới là 13.9). Thứ tự ưu tiên là giá là ưu tiên lớn nhất, tiếp đến là ưu tiên về thời gian (đặt sớm hơn và cùng giá thì sẽ được ưu tiên khớp trước). Ví dụ: người đặt mua (M3) đặt giá 14 (hết giờ khớp 13.9) với khối lượng 1.000 cổ phiếu dù đặt trước về mặt thời gian nhưng khi so khớp để lấy giá vẫn xếp sau người đặt mua (M2) ở giá 14.1 với khối lượng là 6.000 (lưu ý lại lần nữa là dù đặt 14 hay 14.1 thì vẫn chỉ khớp với giá 13.9 và chi phí bỏ ra mua với người mua M1 là 13.900.000 đồng (1.000 x 13.900) và người mua M2 83.400.000 đồng (6.000 x 13.900) (Ở đây mình tạm chưa tính yếu phí giao dịch vào đây, vì mỗi công ty chứng khoán có 1 biểu phí khác nhau, cũng như từng loại đối tượng khách hàng).
Giá tham chiếu của cổ phiếu PET trong ngày là: 13.8 (hay 13.800 đồng/ cổ phiếu), nên với biên độ 7% thì giá trần của PET là 14.7 và giá sàn là 12.9. Vào đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (Phiên 3 có giá ATC), có các lệnh mua và bán mô phỏng như sau:
Lệnh mua
Lệnh bán
Giá
Khối lượng
Giá
Khối lượng
ATC
10.000 (M1)
ATC
5.000 (B1)
14.1
6.000 (M2)
13.6
5.000 (B2)
14.0
1.000 (M3)
13.7
2.000 (B3)
13.9
5.000 (M4)
13.8
4.000 (B4)
13.8
8.000 (M5)
13.9
9.000 (B5)
13.7
7.000 (M6)
14.0
20.000 (B6)
Trong đó: M1 là ký hiệu thêm của người mua số 1, M2 là ký hiệu thêm của người mua số số 2, … B1 là ký hiệu thêm của người bán số 1, B2 là ký hiệu thêm của người mua số 2, …
Như vậy, giả sử khi hết giờ, có các lệnh sau được đưa vào hệ thống của HOSE, khi đó hệ thống sẽ được tính toán khớp lệnh như sau (Ở đây mình trình bày tiết tất cả các mức giá theo thứ tự ưu tiên mua thì từ giá cao xuống thấp và bán thì từ giá thấp lên giá cao):
Cộng dồn khối lượng mua
Tổng cầu
Người đặt mua
Giá
Người đặt bán
Tổng cung
Cộng dồng khối lượng bán
Khớp
thực
10K
10K
10K (M1)
ATC
–
–
–
–
10K
10K
Không có
14.7
Không có
45K
5K+5K+2K+4K+9K+20K=45K
10K
10K
10K
Không có
14.6
Không có
45K
5K+5K+2K+4K+9K+20K=45K
10K
10K
10K
Không có
14.5
Không có
45K
5K+5K+2K+4K+9K+20K=45K
10K
10K
10K
Không có
14.4
Không có
45K
5K+5K+2K+4K+9K+20K=45K
10K
10K
10K
Không có
14.3
Không có
45K
5K+5K+2K+4K+9K+20K=45K
10K
10K+6K=16K
16K
6K (M2)
14.1
Không có
45K
5K+5K+2K+4K+9K+20K=45K
16K
10K+6K+1K=17K
17K
1K (M3)
14.0
20K (B6)
45K
5K+5K+2K+4K+9K+20K=45K
17K
10K+6K+1K+5K=22K
22K
5K (M4)
13.9
9K (B5)
25K
5K+5K+2K+4K+9K=25K
22K
10K+6K+1K+5K+8K=30K
30K
8K (M5)
13.8
4K (B4)
16K
5K+5K+2K+4K=16K
16K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K
37K
7K (M6)
13.7
2K (B3)
12K
5K+5K+2K=12K
12K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K
37K
Không có
13.6
5K (B2)
10K
5K+5K=10K
10K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K
37K
Không có
13.5
Không có
5K
5K
5K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K
37K
Không có
13.4
Không có
5K
5K
5K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K
37K
Không có
13.3
Không có
5K
5K
5K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K
37K
Không có
13.2
Không có
5K
5K
5K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K
37K
Không có
13.1
Không có
5K
5K
5K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K
37K
Không có
13.0
Không có
5K
5K
5K
10K+6K+1K+5K+8K+7K=37K
37K
Không có
12.9
Không có
5K
5K
5K
–
–
–
ATC
5K (B1)
5K
5K
5K
Mình xin giải thích 1 chút ở cột tích lũy cộng dồn mua/bán, ở đây xin nói bên mua trước, giả sử nếu khớp 13.9 (như kết quả trả về), nếu ta đặt mua 13.8 thì đương nhiên là không khớp vì mua “rẻ” hơn giá khớp, và đương nhiên nếu đặt mua các giá 13.7, 13.6, … 12.9 thì càng không khớp vì còn “rẻ” hơn, nhưng với các giá mua từ 13.9 trở lên như 13.9, 14, 14.1, … 14.7 và ATC thì đương nhiên là sẽ khớp, ví ít nhất là bằng hoặc chấp nhận còn mua cao hơn giá khớp trả về. Nên tổng khối lượng cầu bên mua chấp nhận mua ở giá 13.9 sẽ là: 10K (ATC) + 6K (14.1) + 1K (14) + 5K (13.9) = 22K (>=13.9), một cách tượng tự với mua 13.8 sẽ cho kết quả là 30K (>=13.8). Với bên bán, nếu ta đặt bán 14.0 thì đương nhiên là không khớp vì bán “đắt” hơn giá khớp, và đương nhiên nếu đặt bán các giá 14.1, 14.2, … 14.7 thì càng không khớp vì còn “đắt” hơn, nhưng với các giá bán từ 13.9 trở xuống như 13.9, 13.8, 13.7, … 12.9 và ATC thì đương nhiên là sẽ khớp, và ít nhất là bằng hoặc chấp nhận bán thấp hơn giá khớp trả về. Nên tổng khối lượng cung bên bán chấp nhận bán ở giá 13.9 sẽ là: 5K (ATC) + 5K (13.6) + 2K (13.7) + 4K (13.8) + 9K (13.5) = 25K (<=13.9), tương tự lý luận như bên mua. Ở đây chỉ xin lưu ý duy nhất trường hợp giá khớp hết phiên là 13.9, nếu vừa hết (tổng cung bằng tổng cầu) thì tốt quá, không có gì đáng bàn, nhưng nếu không bằng, và nếu tổng cung lớn hơn tổng cầu như trong ví dụ trên thì tổng cầu sẽ khớp hết giá từ 13.9 lên đến ATC, còn tổng cung thì khác, khớp hêt giá bán từ 13.8 xuống đến ATC, riêng giá 13.9 sẽ bị dư bán, như trong ví dụ ở trên thì sẽ bị dư 3K (25K – 22K), và người bán số 5 (B5) sẽ chỉ bán được 6K và 3K còn lại sẽ bị trả lại về tài khoản để hôm sau giao tiếp. Do để đơn giản hóa nên trong ví dụ trên mỗi mức giá mình để 1 người mua hoặc 1 người bán, tuy nhiên trong thực tế, mỗi mức giá sẽ gồm rất nhiều người mua bán, cho nên người nào đặt bán sau cùng (3K sau cùng về mặt thời gian) sẽ bị rớt lại không khớp được (Do bằng giá nên ưu tiên về mặt thời gian đặt lệnh).
Do có 1 số bạn vẫn thắc mắc ở dưới là tại sao lại chọn giá 13.9 mà không phải là giá khác, mình xin giải thích 1 lần nữa ở đây là nguyên lí khớp lệnh làm sao tại mức giá nào đó mà khối lượng khớp được là lớn nhất. Ví dụ ở mức giá 13.9 thì tổng cầu là 22K, tổng cung lại là 25K, nên tổng khớp là 22K, hay tại mức giá 13.8 thì tổng cầu là 30K, tổng cung chỉ là 16K, nên tổng khớp chỉ là 16K (nhỏ hơn 22K ở mức giá 13.9), hay tại mức giá 14 thì tổng cầu là 17K, tổng cung tăng lên tới 45K, nhưng tổng khớp vẫn chỉ là 17K (nhỏ hơn 22k ở mức giá 13.9), tương tự các mức giá khác, để tiện theo dõi mình có thêm cột Khớp thực trong bảng để mọi người tiện theo dõi. Trong trường hợp đặc biệt hơn là có tới từ 2 mức giá trở lên thỏa mãn điều kiện khối lượng khớp cung cầu là lớn nhất và lại bằng nhau thì khi đó với phiên 3 (đóng cửa/ATC), mức giá được chọn khớp lệnh là mức giá trùng hoặc gần với giá khớp lệnh gần nhất, thường là lệnh cuối cùng trong phiên 2 (Phiên khớp lệnh liên tục), còn với phiên 1 thì trùng hoặc gần với giá tham chiếu nhất sẽ được lựa chọn, trường hợp đặc biệt hơn trong phiên 1 này là mức chênh lệch lúc này so với tham chiếu cũng bằng nhau chả hạn cách tham chiếu 0.2 lúc này là 13.6 và 14 thì khi đang ghép lệnh trong 15 phút đầu giờ phiên mở cửa, giá dự kiến ghép ban đầu đang 14, lúc sau có thêm 1 số lệnh bán xuống, khiến cho mức giá 13.6 cũng có khối lượng thực khớp ngang với giá 14, thì khi đó giá 14 sẽ là giá khớp lệnh (ưu tiên thời gian).
Vẫn có 1 số bạn thắc mắc 1 chút là tại sao ATO ATC thì giá mặc định mua/bán là trần/sàn rùi thì sao lại có mức giá (Giá khớp) ở đây nhỉ?Mình xin giải thích rõ hơn là khi bạn ra quyết định đặt mua ATO chả hạn thì có nghĩa là bạn muốn thể hiện ý muốn mua bằng được, kể cả là giá khớp cuối cùng là giá trần, vì mua ATO được ưu tiên khớp trên cả mua giá trần mà, tuy nhiên đó là trong ưu tiên, còn khi khớp thực tế, chúng ta chỉ khớp thực tế theo giá khớp mà thôi, trong ví dụ trên nếu ta thấy người mua M1 có đặt mua 10K giá ATO, tức là họ sẵn sàng mua kể cả giá là 14.7 nhưng thực tế chỉ khớp là giá 13.9 và chi phí thanh toán đặt mua thực tế cuối cùng của họ sẽ chỉ là 13.900 (13.9) x 10.000 (10K) = 139.000.000 đồng ,không phải 147 triệu đồng, tất nhiên khi ra lệnh như thế số tiền trong tài khoản của họ ít nhất phải có 147.000.000 đồng thì mới ra được lệnh mua ATO có thể bị chi phí cao nhất là mua giá trần 14.7. Về phía bán cũng thế, đặt bán ATO nhưng chưa nhất định phải khớp giá sàn 12.9, mà lại là giá khớp 13.9. Hay kể cả là không phải là lệnh ATO ATC đi nữa, ví dụ người mua M2 đặt mua 6K giá 14.1 thì không có nghĩa là họ nhất sẽ chỉ được mua giá đó, mà đó là giá cao nhất họ chấp nhận có thể mua, họ có thể mua giá 14.1 hay 14 hay 13.9 hay 13.8 … 12.9 , ví dụ thực tế khớp 13.9 thì có nghĩa giá khớp thực của họ là 13.9 và chi phí mua 6K này sẽ là 13.900 (13.9) x 6.0000 (6K) = 83.400.000 đồng (Bán cũng ngược lại như vậy).
(Pierpont Bui – Tháng 3/2013 – Bổ sung cho Bài viết Cách xem Bảng giá Chứng khoán Online)
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Quy trình giao dịch khớp lệnh tại sàn GD TP HCM
By ltminh in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 1Bài viết cuối: 01-06-2009, 10:50 AM -
Sở giao dich TPHCM sử dụng nguyên tắc khớp lệnh nào?
By libranguyen in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 1Bài viết cuối: 14-01-2009, 09:26 AM -
Nghĩ gì về khớp lệnh liên tục xen kẽ với khớp lệnh định kì mở cửa đóng cửa cho dùng 2 lệnh ATC,ATO?
By thuyktpn in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 02-08-2007, 01:07 PM -
Giao dịch khớp lệnh không khớp có chuyển sang thỏa thuận không ?
By phonglan in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 08-06-2007, 11:15 AM -
Cách tính khối lượng khớp lệnh của 1 phiên giao dịch?
By nguyenxuansang in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 15-03-2006, 10:50 AM
Bookmarks