Đây là một bài viết có nhãn quan thị trường " mang đặc thù VN " tốt. Tuy nhiên qua đây cho thấy sức ỷ lại và tính cơ hội của các doanh nghiệp còn khá lớn.
Xin tỷ dụ nếu bạn là chủ doanh nghiệp đang gặp khó khăn, bạn sẽ làm gì ? Với tôi đầu tiên phải phân tích hàng hóa của tôi với chất lượng như vậy giá như vậy, bán hàng như vậy đã hợp lý chưa ? Cái này doanh nghiệp VN đang yếu, đôi khi giá chưa hợp lý vẫn quan hệ bán được hàng, chưa tự do hóa thương mại, có nhà nước chống lưng nên họ ỷ lại. Sau đó tôi xem về mặt cơ cấu nhân sự, cái mà hiện nay các doanh nghiệp nhà nước đang rất cồng kềnh, kém hiệu quả. Vậy thì lãi vốn vay cao, nuôi bộ máy kềnh càng đương nhiên năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm bình thường....vậy mà họ vẫn chờ cơ hội rồi lý do này nọ ...đòi tăng giá.
Như vậy cho thấy ở VN kiểm soát chỉ số CPI là nhiệm vụ quan trọng. Nên có những cơ chế thị trường cho vấn đề tự do hóa thương mại, tránh ỷ lại hay cơ hội như hiện nay, nó sẽ làm cho sản phẩm của VN không có sức cạnh tranh trong tương lai.


Xem bài viết: “Bóng ma” lạm phát đáng ngại hơn giảm phát