Khi mọi người còn đang phấn khích với đà phục hồi của nước Nhật, còn một câu hỏi chưa có lời đáp. Điều gì đã khiến giới cầm quyền Nhật Bản thay đổi ý định nhanh đến vậy?



Người ta từng nghĩ phải chấp nhận chuyện giảm phát. Giờ dân chúng tụ họp lại quanh tân Thủ tướng Shinzo Abe và sứ mệnh chấm dứt 15 năm giảm phát của ông.

Chính sách thay đổi mạnh mẽ đến mức ai ai cũng đang bận kiếm tiền mà chẳng để ý đến chuyện tiền từ đâu mà đến. Đồng yên đã suy yếu từ 77 Yên đổi một Đôla Mỹ xuống hơn 100 JPY đổi 1 USD, làm lợi cho nhà xuất khẩu.

Chỉ số Topix tăng 70% trong vòng sáu tháng, mạnh nhất trong nhiều thập kỷ. Cổ phiếu lên điểm khiến vốn hóa thị trường của các công ty Nhật tăng thêm 150 nghìn tỷ JPY, tức gần 1,5 nghìn tỷ USD.

…có hai chất xúc tác cực mạnh cho cuộc lột xác này: thảm họa sóng thần năm 2011 và Trung Quốc.
Quá vui mừng với vận đỏ này, có người còn đùa giờ người Nhật ký tên dưới thư với dòng chữ: “Abe vạn tuế.”

Thị trường phấn khích, nền kinh tế thực cũng khởi sắc. Điều này càng ủng hộ thêm luồng ý kiến cho rằng thoát khỏi bẫy giảm phát sẽ tạo ra một vòng tuần hoàn tăng của lợi nhuận, lương, tiêu dùng và thu thuế.

Lợi nhuận ròng của Toyota năm ngoái tăng 3 lần lên 10 tỷ USD và dự kiến năm nay sẽ tăng thêm 40%. Lợi nhuận của Nomura và Daiwa nhảy vọt do nhà đầu tư Nhật Bản đổ xô vào chứng khoán.

Hồi tháng 3, doanh thu bán lẻ tăng mạnh nhất trong vòng 20 năm qua. Ngay cả lương ở một số công ty cũng đã bắt đầu tăng giữa lúc có dấu hiệu thắt chặt thị trường lao động. NHTW Nhật dự đoán năm nay kinh tế Nhật “chỉ” tăng trưởng có 2,9%.

Không ai có thể ngờ chính sách của TTg Abe lại hiệu nghiệm đến thế, ít nhất là cho tới nay. Nhưng cái gì đã khiến nước Nhật thi hành Abenomics (chính sách kinh tế của Abe)?

Khó mà xác định được quan hệ nhân quả, dù vậy dường như có hai chất xúc tác mạnh cho cuộc lột xác này: thảm họa sóng thần năm 2011 và Trung Quốc.

Thảm họa sóng thần 2011 không phải có tác dụng ngay. Ban đầu Nhật Bản đương đầu với một cuộc năng lượng tiềm tàng sau khi tất cả nhà máy điện hạt nhân ở nước này dừng hoạt động bằng cách giảm tiêu thụ điện trong cả nước.

Dù vậy, vì lo cung năng lượng sẽ vừa đắt vừa bất ổn, nên người ta ngại giới công nghiệp Nhật sẽ chuyển hết ra nước ngoài.

Giới doanh nghiệp vốn đã phàn nàn vì đồng yên quá mạnh, thuế quá cao, thiếu hiệp ước thương mại mà các mục tiêu giảm khí thải lại quá cứng nhắc, nên lần đầu tiên trong cả một thế hệ, người ta thực sự đặt ra câu hỏi liệu toàn bộ nền công nghiệp Nhật có sống sót được không.

Yếu tố thứ hai là Trung Quốc. Năm 2010 vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của Nhật đã bị Trung Quốc chiếm mất.

Bắc Kinh ngày càng táo tợn trong cuộc tranh chấp Senkaku, khu vực gồm năm hòn đảo không người ở đang do Nhật quản lý. Khi ông Abe chạy đua dành ghế lãnh đạo **** Dân chủ tự do (LDP), biểu tình chống Nhật nổ ra khắp 50 thành phố Trung Quốc.

Nhật Bản phải cảm ơn Trung Quốc vì đã tìm được một lãnh đạo đúng nghĩa.

Cái cảm giác thua thiệt về kinh tế và nơm nớp về chủ quyền không phải lạ với người Nhật. Thời Minh Trị Duy Tân, khẩu hiệu của quá trình hiện đại hóa nước Nhật là “Phú quốc, Cường binh.”

Nền tảng của cuộc phiêu lưu kinh tế thời Abe chính là tinh thần yêu nước dâng cao.
Với TTg Abe, âm hưởng này vẫn còn vang dội. Ông chưa bao giờ từ bỏ tinh thần dân tộc. Sứ mệnh phục hồi kinh tế của ông về cơ bản cũng bắt nguồn từ động lực này.

Trong bài phát biểu “Nhật Bản đã trở lại” đọc tại Washington hồi tháng 2, ông công khai đề cập tới mối quan hệ giữa chính trị và quân sự: “Nhật Bản phải mạnh, mạnh về kinh tế đầu tiên, và mạnh cả về quốc phòng.”

Nền tảng của cuộc phiêu lưu kinh tế thời Abe chính là tinh thần yêu nước dâng cao. Trong cuộc mít ting kỷ niệm 61 năm ngày nước Mỹ trao trả chủ quyền cho Nhật năm 1952, ngay cả Thiên hoàng Akihito cũng phải sửng sốt khi TTg Abe cùng những người tham dự đồng thanh hô lớn Banzai – “Thiên hoàng vạn tuế”.

TTg Abe đang có tỷ lệ ủng hộ tới 70%, ngay cả ông cũng “bốc khói” với ý nghĩ Nhật Bản có thể khôi phục vị thế kinh tế và địa chính trị ngay lập tức.

“Để hai nước Nhật – Mỹ có thể cùng đề cao tinh thần pháp trị, dân chủ, an ninh và xóa đói giảm nghèo trong khu vực và trên thế giới, Nhật Bản phải mạnh,” ông phát biểu trước quan khách Mỹ hồi tháng 2.

Động lực rất quan trọng. Sau nhiều năm nhu nhược, người Nhật đã hành động. Nước Nhật đã đồng thuận, nếu lịch sử lặp lại, đất nước mặt trời mọc sẽ tiến nhanh về phía trước.

TTg Abe đã làm nhiều người sửng sốt khi cam kết Nhật Bản sẽ tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, tức nền kinh tế Nhật sẽ phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt hơn.

Ký kết hiệp ước này tức là **** Dân chủ tự do sẽ xé “khế ước xã hội” với nông dân. Chuyện này dường như khó có thể xảy ra.

Tiếp đến là hàng loạt bài toán khó nữa, như tự do hóa ngành y tế và năng lượng, hay giúp phụ nữ tham gia tích cực hơn trên thị trường lao động. Tới mãi gần đây, ít người nghĩ những chuyện này sẽ thành hiện thực.

Nhưng người Nhật nay đang tư duy với một tâm thế khác, và những đầu óc hoài nghi sẽ có không ít ngạc nhiên.

Bộ óc lớn + gặp thời...thì còn gì để nói nữa, phải k các bác?

Theo FW