Rất đúng.

Nhưng biết làm bằng cách nào, thay đổi ra làm sao? Ai là người thực hiện, chắc chắn không phải là nhân dân rồi, đúng không.

Cả XH đều thấy cả, nhưng cả XH không thể thay thế được "nhà nước dẫn dắt", "quan chức nhà nước dẫn dắt" mà lại không phải vì lợi ích của toàn bộ nền kinh tế.

Hết thời tham nhũng, hết thời bị đối tác lừa (có thể lại chính là sân sau để ăn chia cũng nên) thì vẫn có cách nghĩ "làm sao để có thu nhập bằng lương phải thật cao" bằng cách sử dụng lợi thế doanh nghiệp nhà nước. Điều đó có thể không sai, nhưng nếu chỉ nhờ lợi thế chứ không phải bằng thực lực của chính mình thì lại không ổn. Lương tăng, nhưng "chất" cũng phải lằm sao tăng tương ứng.

Nhân viên có đạo đức nghề nghiệp vẫn có thể bị sa thải vì tội "không chấp hành mệnh lệnh cấp trên". Trong khi chính cấp trên và cán bộ khác gây ra lỗi cuối cùng lại chỉ bị cảnh cáo, giáng chức.

Cơ chế, chính sách còn cho họ cơ hội thì họ sẽ chẳng tội gì mà không tận dụng nhiệt tình.

Cải cách doanh nghiệp hay tái cơ cấu doanh nghiệp mà không đi vào chiều sâu thì khác gì "đánh bùn sang ao", bởi, vẫn những con người đấy, họ sẽ rất giỏi "lách" để làm sao "đạt ý mình".

Mà tham nhũng xem ra có diệt được mấy đâu. Thu hồi được là bao so với sự thất thoát khổng lồ.


Xem bài viết: Doanh nghiệp Việt vì sao không lớn được?