-
07-12-2010 10:21 PM #12661TTTT1
Guest
-
07-12-2010 10:21 PM #12662
- Ngày tham gia
- Nov 2010
- Bài viết
- 40
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Sulang – Nói ngắn cho nó vuông mai điều chỉnh là Múc
Bất kể ai. từ úp bang đến tèo bang hai ngày nghỉ đều tính rằng ngày mai T3 hàng T+ về rất nhiều. điển hình như các cp quan trọng BVS,PVX,SSI hay 13tr cổ của KLS về tk. những ngày qua các cp trên tăng rất mạnh vì thế hàng T+ về tối thiểu cũng có ăn trên 20%. cho nên ai cũng tính hai phiên đầu tuần sẽ có rung lắc mạnh. thậm chí giảm khá.
Tuy nhiên xem giao dịch hôm nay có thể thấy rằng bên mua không hề có tính chất thận trọng chút nào. biết là mai hàng về nhiều sẽ bị chốt lời nhưng hôm nay vẫn đua nhau múc trần. điều này có thể thấy áp lực về vấn đề chốt lời không lớn ngược lại là cơ hội cho những nhà đầu tư đang vào.
Tinh thần dân tình đang lên mạnh. hôm nay có những lúc em còn k tin vào mắt mình khi mà KLS đang có dư bán trên một triệu cổ vậy mà em quay ra vớ lấy chai nước vừa uống đc ngụm ngoảnh lại chất luôn 1,3tr cổ dư mua
Xét về lệnh thì hầu hết các cp quan trọng lệnh mua luôn áp đảo lệnh bán và với KL lệnh luôn to hơn rất nhiều lệnh bán. điểm hay là lệnh mua toàn đùn ở mức giá cao chứ k có lệnh ảo phía sau.
Nếu các cụ chịu khó lục lọi, tìm tòi sẽ thấy rằng phần da các con cá mập giờ mới bắt đầu lấp la lấp ló ăn chộm hàng
Túy nhiên với tính thanh khoản cao như hôm nay nhiều cụ lại cho là phân phối. nói ngắn thế này. Khi mà cái hạng cp như STB chwua chạy thì đừng lo phân phối. Thanh khoản cao thật đấy như đâu đã ăn thua gì so với con sóng trước của thị trường?
Kết lại phiên ngày hôm nay là cực thành công. nó cho thấy dòng tiền đang đổ vào thị trường khá mạnh. và niềm tin của các nhà đầu tư khá vững. cuộc chơi còn dài
Phiên ngày mai đầu phiên rung lắc mạnh thậm chí chỉ số VNI còn giảm khá . nhưng cuối phiên sẽ chỉ giảm nhẹ. thanh khoản tương đương hôm nay thậm chí còn cao hơn.
những ai ôm hàng ngon thì rung lắc quyết nằm im. còn ôm đạn canh các em ngon như BVS,HPC,KLS,PVA,SSI,REE.. mà vồ
các bác tham khảo
-
07-12-2010 10:23 PM #12663
-
07-12-2010 10:33 PM #12664TTTT1
Guest=> Khôi hài nhỉ. Cần gái thì bỏ tiền ra chơi, cưỡng bức làm quái gì khi người ta không muốn nhể .v.v.
http://vn.news.yahoo.com/tno/2010120...g-2717892.html
-
07-12-2010 10:36 PM #12665
-
07-12-2010 10:37 PM #12666TTTT1
Guest
-
07-12-2010 10:40 PM #12667
Junior Member- Ngày tham gia
- May 2010
- Bài viết
- 147
- Được cám ơn 38 lần trong 30 bài gởi
Năm hết Tết đến cứ cổ phiếu bất động sản mà múc!!!
07/12/2010
Sốt đất, vì đâu?
TP - Giá đất khu vực phía tây sau những ngày im ắng bắt đầu có dấu hiệu phát sốt. Trong bối cảnh thị trường bất động sản cả nước đang trầm lắng, dòng tiền chưa có dấu hiệu chuyển dịch (từ ngân hàng, chứng khoán, sang bất động sản...), hiện tượng trên được giới nhà đất cho là khá bất thường!
Vì sao có điều này? - Lý giải từ các nhà môi giới đã “vẽ” ra đường đi lòng vòng. Đầu tiên là chủ đầu tư do muốn làm giá nên thay vì bán ra ồ ạt, họ nhỏ giọt, tạo khan hiếm nguồn cung giả. Kế đến là các công ty môi giới hoặc giới đầu cơ, nhanh chóng “thâu tóm” những mảnh, lô đất đẹp. Rồi sau đó, nước ba là những người “lắm của nhiều tiền”.
Sẵn tiền, họ mua lại rồi vứt đấy, để chờ khi giá thật hời mới bán lại kiếm lời. Như vậy, qua 3-4 nấc, với mục tiêu của người nắm giữ kinh doanh bất động sản, đất nào nếu biết phù phép cũng là cơ hội cho lợi nhuận cao thế nên giá đất tăng đến chóng mặt.
Đó là chưa kể việc muốn “thổi” giá, tạo “cầu” mạnh ở khu đất nào, tay buôn có hạng hay chủ đầu tư chỉ cần quẳng ra một vài ba tỷ, cho một đám “cò” đất múa may, tạo một vài giao dịch, hiệu ứng tăng giá sẽ ào ào.
Còn nhớ, cách đây chừng 2 năm, khu vực phía Tây Hà Nội đã thực sự trở thành “tâm bão” gây ra cơn sốt giá để rồi từ đó lan rộng ra toàn bộ các vùng lân cận Thủ đô. Giá đất sốt hừng hực, đến mức người người, nhà nhà đi buôn đất. Có những vùng người dân chẳng làm gì được ngoài chuyện lo tiếp khách đến mua.
Khó ai có thể ngờ, một mảnh đất trăm mét chỉ mua trong vòng 3 tháng, chủ đầu tư của nó đã kiếm lời tiền tỷ. Thế nhưng lúc giá rớt thê thảm, có ai biết đến những “hệ luỵ” thương đau của những nông dân “tập tọng” thành nhà buôn.
Có gia đình ở khu vực Ba Vì, vay nặng lãi để ôm mảnh đất gần 2 tỷ đồng mà trước đó chỉ có giá 600 triệu đồng. Khi thị trường “rơi” tự do , họ năn nỉ nhà kia hãy hoàn lại phần tiền 1 tỷ đã trả trước và sẵn sàng trả 200 triệu đồng tiền phạt. Trước câu trả lời là không, mảnh đất hương hoả tổ tiên để lại rộng cả ngàn mét đã cầm cố ngân hàng có nguy cơ mất trắng.
Nhân rộng câu chuyện đất phía Tây Hà Nội sang bất cứ khu vực, địa phương nào, cũng có thể tìm thấy lời giải cho câu chuyện đất cát vì sao hay sốt? Cái sự nóng - lạnh của thị trường bất động sản suy cho cùng đều khởi nguyên từ sự u u, minh minh, tranh tối, tranh sáng, thiếu minh bạch của thị trường cũng như cơ chế quản lý nó.
http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/Chuyen-Hom-Nay/521130/Sot--dat-vi-dau.html
-
07-12-2010 10:41 PM #12668
-
07-12-2010 10:42 PM #12669
- Ngày tham gia
- Nov 2010
- Bài viết
- 40
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
-
07-12-2010 10:47 PM #12670
Member- Ngày tham gia
- Jul 2010
- Bài viết
- 413
- Được cám ơn 13 lần trong 13 bài gởi
-
07-12-2010 10:50 PM #12671
-
07-12-2010 10:50 PM #12672
Gold Member- Ngày tham gia
- Dec 2010
- Bài viết
- 2,009
- Được cám ơn 552 lần trong 324 bài gởi
-
07-12-2010 10:58 PM #12673
Hôm nay điều chỉnh , mai lại tăng vù vù
-
07-12-2010 11:02 PM #12674
-
07-12-2010 11:06 PM #12675
Thím có vẻ " Đa đoan vó ngựa-Chung tình bánh xe " phết nhẩy!
e Thấy thím rất ......chuyên nghiệp-thời buổi thóc cao gạo kém này cứ rang lạc thôi!chứng cũng thế mà ......bồ bịch cũng rứa Thím nhể......chưa biết được mất sao nhưng ................kinh nghiệm phong phú thím nhể!khà khà
p/s: dusan tốt tính nhưng phải cái hay nóng-cứ cho Lão ấy ăn bưởi là dịu liền-khà khà
-
07-12-2010 11:08 PM #12676
Titan Member- Ngày tham gia
- Jun 2010
- Bài viết
- 1,285
- Được cám ơn 106 lần trong 85 bài gởi
“Cần thắt chặt hơn chính sách tiền tệ”
"Các dòng vốn FDI và chuyển tiền tư nhân vẫn mạnh, những luồng vốn này cùng với vốn ODA thừa sức tài trợ cho thâm hụt tài khoản vãng lai”, đại diện IMF cho biết.
“Điều quan trọng là cần ưu tiên đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và chống lạm phát một cách hiệu quả”, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam John Hendra đưa khuyến nghị đầu tiên đến Chính phủ, trong phiên thảo luận sáng 7/12 tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG).
Đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đã đạt được như tăng trưởng GDP năm 2010 dự kiến đạt khoảng 6,7%; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.160 USD… tuy nhiên, nhiều bài phát biểu của đại diện nhà tài trợ tiếp tục lưu ý Việt Nam trước những thách thức hiện nay và khuyến nghị các giải pháp ổn định vĩ mô để đạt tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Thách thức từ yếu tố lòng tin
Tại bài phát biểu của mình, ông Masato Miyazaki, đại diện cho Vụ châu Á và Thái Bình Dương (Quỹ tiền tệ quốc tế IMF) nhìn nhận, Việt Nam đã tránh được sự suy giảm kinh tế do tác động từ cuộc khủng hoảng toàn cầu nhờ những biện pháp kích thích kinh tế mạnh và hiệu quả của Chính phủ.
Tăng trưởng GDP thực đã vượt 7% trong quý 3/2010, được hỗ trợ bằng xuất khẩu đang mạnh lên và cầu trong nước lớn.
“Có nhiều khả năng, GDP sẽ tăng vượt mức dự báo của chúng tôi là 6,5% cho cả năm nay… Các dòng vốn FDI và chuyển tiền tư nhân vẫn mạnh, những luồng vốn này cùng với vốn ODA thừa sức tài trợ cho thâm hụt tài khoản vãng lai”, đại diện IMF cho biết.
Tuy nhiên, phía IMF cũng lưu ý những thách thức mà Chính phủ phải đương đầu như lạm phát chung đã tăng mạnh từ tháng 9, vượt quá 1% trong so sánh theo tháng, và có thể tăng lên mức 2 con số trong năm nay.
Liên quan đến con số tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng cả năm ước khoảng 25-27%, được đưa trong báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, đại diện IMF cho rằng tăng trưởng tín dụng là quá cao đối với nền kinh tế.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại đã tăng lên mức khoảng 1,3 tỷ USD trong tháng 11 và thâm hụt tài khoản vãng lai (không kể vàng) được dự báo ở mức dưới 7% GDP. Vị đại diện IMF nhìn nhận, đây vẫn còn là tỷ lệ rất lớn, do đó, dù dự trữ ngoại hối ổn định trong năm nay nhưng vẫn còn ở mức thấp, khoảng 1,8 tháng nhập khẩu tiềm năng, tính đến tháng 9/2010.
Phản ánh những biến động cục bộ về cung cầu ngoại tệ trên thị trường, kể từ mùa Hè năm nay, tỷ giá VND so với các ngoại tệ khác đã phải chịu áp lực mất giá liên tục.
Mặc dù đã được phá giá gần 2,1% trong tháng 8 và các lãi suất chủ chốt tăng thêm 100 điểm cơ bản vào tháng 11, gần đây tỷ giá thị trường tự do đã nằm ngoài biên độ tỷ giá chính thức khoảng 10%, IMF lưu ý.
“Chúng tôi tin rằng sự bất ổn định trong các điều kiện kinh tế vĩ mô phần nhiều là do mất niềm tin của thị trường vào định hướng chính sách kinh tế tế vĩ mô”, đại diện IMF khẳng định.
Cần thắt chặt hơn chính sách tiền tệ
Theo IMF, những điều chỉnh chính sách chậm trễ nói chung thường đòi hỏi phải có các biện pháp hà khắc vào “phút cuối”. Việc này có thể dẫn đến sự gia tăng tính bất ổn và rủi ro đối với nền kinh tế. “Do vậy, chúng tôi tin rằng ưu tiên ngay lập tức là xử lý những rủi ro nảy sinh đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô, thông qua một gói những phản hồi chính sách có tính thuyết phục”.
Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình của cộng đồng doanh nghiệp. Tổng hợp ý kiến của doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức hôm 2/12 vừa qua, ông Simon Andrew góp thêm ý kiến: “Doanh nghiệp cũng hối thúc Chính phủ cần rõ ràng và nhất quán hơn trong việc bình ổn kinh tế và thi hành chính sách tiền tệ nhằm duy trì lòng tin nhà đầu tư đối với đồng bản tệ và chính sách vĩ mô”.
Cụ thể hóa bằng 4 kiến nghị chính sách, IMF nhấn mạnh rằng Việt Nam cần thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để khôi phục lại một cách có trật tự các điều kiện thị trường ngoại hối và kiềm chế áp lực lạm phát.
“Chúng tôi ủng hộ sự thay đổi về chính sách tiền tệ mà các nhà chức trách đã công bố vào tháng 11”, ông Masato nói. Tuy nhiên, vị này cũng lưu ý thêm, các lãi suất chính sách vẫn còn rất thấp để có thể ngăn chặn kỳ vọng mạnh mẽ của thị trường về sự giảm giá VND và lạm phát cao hơn.
Đại diện IMF cũng cho rằng, trong trung hạn, thị trường ngoại hối chỉ có thể ổn định nếu chính sách tiền tệ được tái định hướng nhằm đạt được một mức lạm phát gần hơn với trung bình khu vực ASEAN, khoảng 3-4%, thông qua việc xây dựng mục tiêu tăng trưởng tín dụng thấp hơn đáng kể so với các mức trong những năm gần đây.
“Chúng tôi tin là Chính phủ nên theo đuổi một gói gắn kết các biện pháp thắt chặt gồm có tăng lãi suất chính sách cao hơn nữa và củng cố ngân sách lớn hơn”, IMF đưa quan điểm.
Liên quan đến kiến nghị củng cố ngân sách, tổ chức này cho rằng Chính phủ cần giảm tỷ lệ nợ công trên GDP để nâng cao niềm tin và tạo không gian tài khóa, trong bối cảnh có sự lo ngại về các khoản dự phòng được bảo lãnh và ngầm được bảo lãnh.
Việc giảm hơn nữa thâm hụt ngân sách xuống dưới 5% GDP trong năm 2010 và xuống khoảng 3% vào năm 2015 sẽ giúp đảm bảo tỷ lệ nợ trên GDP đứng ở mức dưới 50%. Để đạt được các mục tiêu này, Chính phủ nên có các bước đi tiếp tục nhằm đạt được hiệu quả trong chi đầu tư, đồng thời với việc nâng cao chất lượng đầu tư, IMF khuyến nghị.
Trước lo ngại tín dụng tăng nhanh mấy năm gần đây có thể đã dẫn đến suy giảm chất lượng tài sản của các ngân hàng thương mại, IMF cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục có các cuộc cải cách để đảm bảo hệ thống tài chính vững mạnh, hiệu quả và dựa trên nguyên tắc thị trường.
Liên quan đến kiến nghị này, phát biểu của ông Masato cũng lưu ý đến vị thế ngoại hối ròng của các ngân hàng thương mại, sự gia tăng phụ thuộc vào vốn ngoại, sự lành mạnh của các ngân hàng nhỏ trong môi trường cạnh tranh…
Về dài hạn, IMF khuyên Việt Nam nên tiếp tục bước theo hướng kinh tế thị trường. Khi nền kinh tế được thúc đẩy bởi các nguyên tắc thị trường cũng có nghĩa Chính phủ cần phải thay đổi cách thực thi chính sách, chuyển từ ra chỉ thị và kiểm soát sang các công cụ quản lý kinh tế gián tiếp.
-
07-12-2010 11:09 PM #12677
-
07-12-2010 11:14 PM #12678
-
07-12-2010 11:16 PM #12679
-
07-12-2010 11:17 PM #12680
Gớm cái chữ ký nó sắp đến rốn rồi, lo mà giữ nó đi, hì hì.
TT này kiểu gì cũng là TT lướt ván bất kể ngắn dài, ăn được là té, thấp có ăn đủ rồi lại vào quyết liệt cứ vậy mà chén (trừ mấy em nóng quá dành cho dân đánh bóng chơi còn mình phải tự coi là nhà đầu tư dài hạn thông qua kênh đầu cơ mới có ăn cho lâu dài).
Nghĩ vậy nhưng chưa chắc là vậy. Hì hì.ĐÓNG tiền học đánh trứng quả là PHÍ
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Krasi - Tình hình hiện nay/Thị trường sắp vui trở lại!
By ProDuck in forum BlogTrả lời: 1Bài viết cuối: 01-09-2013, 07:38 PM -
Tinh hinh cac cp hien nay.
By DaigiaHanoi in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 9Bài viết cuối: 11-07-2012, 09:40 AM -
Tình hình hiện nay? (Đến 09/2010)
By admin in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 81120Bài viết cuối: 07-10-2010, 11:42 PM -
Tình hình hiện nay? 2009
By admin in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 54385Bài viết cuối: 01-01-2010, 10:17 AM -
Tình hình hiện nay? đến 21/08/2009
By lesino in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 15211Bài viết cuối: 21-08-2009, 09:17 AM
Bookmarks