-
19-10-2010 04:28 PM #2121
Cảnh báo lạm phát năm 2010 có gì mới?
Chỉ số CPI trong 9 tháng đầu năm 2010 có những động thái đầy kịch tính, nóng và lạnh khá đột ngột, vừa nằm trong dự liệu đã được cảnh báo, vừa gây sửng sốt cho khá nhiều người…
Biến động giá, lội ngược dòng
Điểm bất thường nổi bật của động thái CPI những tháng qua là sự trồi sụt mạnh và đột ngột của chỉ số CPI tại mỗi bước ngoặt bản lề. Khi CPI đột ngột giảm trong đầu quý II/2010 gây ngơ ngẩn cho người tiêu dùng, thì việc CPI đột ngột tăng trong tháng cuối quý III/2010 cũng khiến mọi người ngơ ngác không kém vì không dễ giải thích.
Trên thực tế, sau 5 tháng liên tiếp chỉ dao động với biên độ tăng dưới 0,3%, CPI tháng 9 tăng tới 1,31% so với tháng 8; So với tháng 12/2009, CPI tháng 9 đã tăng 6,46%, chỉ để lại một khoảng hẹp cho 3 tháng còn lại để phấn đấu đưa chỉ số giá về mục tiêu dưới 8% của năm nay.
Trên thực tế, cần kể đến một số xu hướng “lội ngược dòng” với giá thế giới của giá cả một số mặt hàng có tính đặc thù cao trên thị trường, như giá sữa, giá xăng, dầu, giá ngoại hối…Đặc biệt, giá cả các mặt hàng nhà nước quản lý lại thường lên không đều và đồ thị lên, xuống theo hình bậc thang, giật từng nấc, nhất là xăng dầu, điện. Việc tăng giá sữa ở nhiều chủng loại mặt hàng thời gian gần đây, trong khi tồn kho của nhóm sản phẩm này tại thời điểm 1/8 so với cùng kỳ năm trước ở mức khá cao và giá sữa thế giới giảm trong tháng 8, cho thấy có hiện tượng tăng giá tâm lý và “tát nước theo mưa”.
Ngoài ra, những số liệu Tổng cục Thống kê công bố gần đây còn cho thấy một điều bất thường khác là chỉ số giá bán của người sản xuất tăng cao hơn chỉ số giá tiêu dùng, với mức chênh lệch giữa hai chỉ số này là hơn 4%. Cả về lý thuyết và thực tế đều cho thấy, giá sản xuất tăng thì kéo theo tăng giá tiêu dùng. Với chỉ số giá người sản xuất tăng cao hơn chỉ số giá tiêu dùng thì có thể là chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng vào chu kỳ sau.
Nói cách khác, khi giá tăng chủ yếu do tăng giá từ người bán (trên thực tế, có tới 300 mặt hàng trong siêu thị đồng loạt tăng giá trong tháng 8-9/2010- tức bằng khoảng ½ con số mặt hàng chọn mẫu tính CPI của ngành Thống kê nếu không xét về chủng loại), chứ chưa hẳn từ việc tăng cầu và tăng khả năng thanh toán của người tiêu dùng, thì điều này cũng đồng nghĩa với việc sức ép tăng giá còn tiềm tàng nếu có sự gia tăng tổng cầu và mất cân đối cung-cầu vào những tháng tới.
Có thể nói, nhưng bất thường trong động thái CPI nêu trên, cùng với những động thái chính sách khác, như kiểu dự án Đường sắt cao tốc và vụ đổ vỡ của Tập đoàn Vinasin trong quản lý nhà nước đã, đang và sẽ còn khiến cho cho tâm trạng “phấp phỏng, bất an” vĩ mô và vi mô đâu đó cứ luẩn quất và gây e ngại trong lòng nhiều người, từ nhà quản lý, nhà khoa học đến cộng đồng doanh nhân và giới tiêu dùng…
Sức ép làm tăng chỉ số CPI của Việt Nam trong những tháng tới nhìn chung sẽ đa dạng, khó lường và chuyển mạnh trọng tâm vào sự cộng hưởng các tác động trực tiếp và gián tiếp, ngoài ra, kinh tế thế giới 2010 còn tiềm ẩn nhiều bất ổn trên thị trường hàng hoá và tài chính-tiền tệ, cũng có ảnh hưởng đến đến kinh tế trong nước.
Như vậy, có thể thấy, năm 2010, Việt Nam tiếp tục chịu đựng nhiều sức ép đa chiều, cả cũ và mới, về kích cầu đầu tư và tiêu dùng trung và dài hạn, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi và cơ cấu lại nền kinh tế.
Kiềm chế lạm phát cần nhiều giải pháp
Để kiềm chế vững chắc các động thái lạm phát theo mục tiêu đề ra trong những tháng cuối năm và thời gian tới, Chính phủ hiện đã có chỉ đạo thực hiện đồng bộ những nhiệm vụ chủ yếu và các nhóm giải pháp lớn để khôi phục phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa nguy cơ tái lạm phát cao.
Về tuyên truyền, cần đầy đủ thông tin để không gây hoang mang, tạo tâm lý tăng giá và kỳ vọng đầu cơ.
Thực tế cho thấy, để kiềm chế tốt lạm phát, ổn định và nâng cao chất lượng phát triển kinh tế trong năm 2010 và tiếp theo, một mặt, Việt Nam cần chú ý hơn đến đảm bảo yêu cầu cạnh tranh kinh tế thị trường.
Đặc biệt, cần chủ động, linh hoạt, thận trọng và phối hợp đồng bộ các công cụ và hoạt động quản lý nhà nước, giữa yêu cầu thắt chặt với nới lỏng tài chính-tiền tệ, đảm bảo an toàn và hiệu quả vốn đầu tư; kiểm soát chặt chẽ thâm hụt NSNN, nợ công, đầu tư nhà nước, lãi suất, tỷ giá, mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng phù hợp với các cân đối vĩ mô.
Ưu tiên cho thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và có hàm lượng chế biến cao, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, không thiết yếu hoặc trong nước có thể sản xuất thay thế; cân bằng hơn giữa cho vay đầu tư xuất khẩu với cho vay phát triển thị trường trong nước; hạn chế cho vay các nhu cầu vốn thuộc các lĩnh vực phi sản xuất; Kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn, nhất là nợ xấu, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ;
Trong bất luận trường hợp hợp nào cũng không dùng biện pháp phát hành-lạm phát để bù đắp thiếu hụt NSNN...
Mặt khác, nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả đầu tư nhà nước; tăng cường công tác thông tin, dự báo và phản biện chính sách xã hội trước các biến động nhanh chóng của thị trường, nhất là mặt trái của những chính sách đang và sẽ triển khai. Dự báo tốt giúp các cơ quan quản lý nhà nước nâng cao hiệu quả điều hành thực tiễn, cảnh báo sớm rủi ro và xử lý một cách hiệu quả những vấn đề mới phát sinh, nhất là các rủi ro chéo, tránh các đổ vỡ dây chuyền và bất ngờ…/.
-
19-10-2010 04:30 PM #2122
Nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Đông Á
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 19/10 nâng mức dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á, song cảnh báo các chính phủ phải kiểm soát những nguy cơ đang gia tăng từ các dòng vốn ồ ạt và những sức ép về tiền tệ.
Trong báo cáo thường kỳ về các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á (không bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong và Đài Loan), WB khẳng định Đông Á vẫn là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới và đã vượt mức các trước khi xảy ra khủng hoảng.
Dự kiến tăng trưởng kinh tế của khu vực này năm nay đạt 8,9%, cao hơn mức dự báo 8,7 % trước đây. Trung Quốc vẫn dẫn đầu khu vực này, với tốc độ tăng trưởng năm nay dự kiến đạt 9,5%.
Tuy nhiên, theo WB, tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á đã thu hút các dòng vốn ồ ạt, đẩy giá các đồng nội tệ tăng cao và đe dọa xuất khẩu.
Một số chính phủ đã có động thái can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm kìm đà tăng giá của đồng nội tệ, làm dấy lên nguy cơ về một "cuộc chiến tranh tiền tệ" có thể cản trở tăng trưởng và thương mại.
Vì vậy, WB kêu gọi các nước trong khu vực phối hợp thực hiện một đường lối chung, trong đó Trung Quốc thúc đẩy tái cân bằng nền kinh tế theo hướng bớt phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư để duy trì tăng trưởng.
Báo cáo của WB cũng cho rằng các nền kinh tế trong khu vực cần đối phó với nguy cơ giá cả hàng hóa tăng mạnh và sức ép đối với các hệ thống tài chính khi các dòng vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào./.
-
19-10-2010 04:31 PM #2123
Bản tin thị trường tiền tệ ngày 19/10/2010
Sau khi giá vàng lùi về vùng giá thấp, xu hướng mua vào đang dần hình thành trên thị trường và có thể sẽ kéo dài cho tới cuối phiên.
ĐỒNG BẠC XANH “THĂNG TRẦM” TRƯỚC CÁC THÔNG TIN TRÁI CHIỀU
Trong phiên giao dịch trước, đồng bạc xanh đã mở cửa với dư âm hỗ trợ còn sót lại từ bài phát biểu của chủ tịch Fed cùng với những thông tin khả quan của Mỹ. Nhưng đến phiên giao dịch New York, những khoảng cách tăng giá từ đầu phiên nhanh chóng được lấp đầy sau khi sản lượng công nghiệp tháng 9 của Mỹ bất ngờ giảm 0.2, mặc dù trước đó các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ có một bước tiến nhỏ trong lĩnh vực này với dự báo tăng 0.3% so với kỳ trước là 0.2%. Rạng sáng nay, ông Geithner bộ trưởng tài chính Mỹ đã lên tiếng cho rằng Mỹ sẽ không tham gia vào cuộc chiến hạ giá đồng tiền. Thông tin trên đã giúp cho đồng bạc xanh tăng trở lại ở thời khắc kết thúc phiên giao dịch. Tính đến thời điểm cuối ngày hôm qua, chỉ số USD – Index tăng từ 76.69 lên 77.13 điểm.
Bất chấp sản lượng công nghiệp của Mỹ đã có bước thụt lùi trong tháng vừa qua, thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục tăng điểm đặc biệt là nhóm ngành tài chính trong nhóm chỉ số Dow Jones sau khi Citigroup công bố lợi nhuận quý 3 khả quan. Chốt phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 80.91 điểm (0.73%) lên 11,143.69 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 8.52 điểm (0.72%) lên 1,184.71 điểm, chỉ số Nasdaq tăng 11.89 điểm (0.48%) lên 2,480.66 điểm.
ĐỒNG TIỀN CHUNG CHỜ ĐỢI CHỈ SỐ NIỀM TIN KINH TẾ ZEW
Không có nhiều thông tin nội tại được phát đi, đồng tiền chung đã có một phiên giao dịch chịu nhiều tác động của các dữ liệu kinh tế đến từ Mỹ. Mở đầu phiên giao dịch, cặp tỷ giá EUR/USD sớm chịu áp lực giảm giá với sức ép chính đến từ việc Fed vẫn chưa cho thấy hướng đi rõ ràng trong chính sách nới lỏng tiền tệ kế tiếp của mình. Đến khi báo cáo sản lượng công nghiệp Mỹ được công bố với kết quả bi quan, đồng tiền chung đã phục hồi trở lại với sức ép chuyển hướng sang đồng đôla. Kết phiên giao dịch , cặp tỷ giá EUR/USD giảm 50 pips xuống $1.3935, trong khi đó chỉ số EUR – Index đứng ở mức 110.49 điểm.
VÀNG BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN ĐIỀU CHỈNH NGẮN HẠN
Giống như phần lớn các loại ngoại tệ đang được hỗ trợ kỳ vọng Fed sẽ tung gói cứu trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới, vàng đã trải qua một ngày giao dịch thăng trầm trong 24 giờ trước. Bắt đầu phiên giao dịch hôm thứ Hai, vàng sớm giảm giá trước áp lực vẫn còn sót lại từ các thông tin được phát đi cuối tuần trước. Từ mức giá 1367.85 USD/oz, đến đầu phiên giao dịch New York giá giao dịch của thứ kim loại quý này trên thị trường chỉ còn 1352.62 USD/oz. Tuy nhiên, hàng loạt tin tức trái chiều từ Mỹ nối tiếp sau đó đã đẩy giá vàng lên 1374.80 USD/oz rồi quay trở lại mức giá mở cửa ngày hình thành nên một dạng nến doji. Chủ tịch Fed bang Atlanta ông Lockhart phát biểu ủng hộ cho các biện pháp nởi lỏng tiền tệ tiếp theo.
Ông Kim Choong-soo người đứng đầu ngân hàng trung ương Hàn Quốc viết trong một báo cáo rằng nước này có thể mua thêm vàng dự trữ, Hàn Quốc hiện nắm giữ 14.4 tấn vàng, chiếm khoảng 0.2% dự trữ ngoại hối so với tỉ lệ nắm giữ 72.8% của Mỹ. Hàn Quốc có thể là đất nước mới nhất mua thêm vàng cho dự trữ.
DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TRONG NGÀY
Thông tin thu hút sự chú ý của thị trường hôm nay là quyết định lãi suất của Ngân hàng trung ương Canada. Theo giới chuyên gia, nhiều khả năng BOC sẽ duy trì mức lãi suất 1% hiện tại thêm một thời gian nữa.
Thông tin về chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá 200 tỷ GBP (319 tỷ USD) của ngân hàng trung ương Anh để kích cầu nền kinh tế có thể sẽ được chi tiết hóa trong bài phát biểu của Thống đốc BOE Mervyn King ở Dudley. Ngoài ra, chỉ số niềm tin kinh doanh CBI tháng 10 cũng được phát hành trong ngày, dự kiến có sự giảm nhẹ so với tháng trước.
Hôm nay là ngày làm việc cuối cùng của các bộ trưởng tài chính liên minh Châu Âu tại Luxembourg bàn về các biện pháp ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng nợ công và khôi phục niềm tin của thị trường vào đồng EUR. Theo đó, các quy định nghiêm ngặt hơn cùng với sự trừng phạt mạnh tay đối với các nước lâm vào tình trạng thâm hụt nặng nề do chi tiêu quá mức được đưa ra thảo luận. Cùng ngày, thông tin về tài khoản vãng lai và đầu ra ngành xây dựng tháng 8 của khu vực cũng được công bố. Dự đoán đồng EUR tăng giá so với USD trong ngày giao dịch thứ hai.
Mặc dù chỉ số niềm tin của nhà xây dựng đã tăng trở lại trong tháng vừa qua nhưng ở hai báo cáo về thị trường nhà đất được phát đi trong chiều nay, các chuyên gia nhận định số nhà được xây mới trong tháng 9 sẽ chỉ còn 590,000 căn so với kỳ trước 600,000 căn. Bên cạnh đó, hai thành viên khác của FOMC là Yellen và Dudley sẽ tiếp tục có bài phát biểu của mình trong hôm nay.
Chuyển sang thị trường hàng hóa, sau khi giá vàng lùi về vùng giá thấp, xu hướng mua vào đang dần hình thành trên thị trường và có thể sẽ kéo dài cho tới cuối phiên. Tuy nhiên theo suy đoán, mức biến động của kim loại quý này không nhiều trong bối cảnh nhiều cuộc họp quan trọng đang diễn ra trên thế giới.
-
19-10-2010 04:31 PM #2124
Ôi giời việt nam mình có làm cái gì ra hồn, làm giá cho bất động sản thì nhất thế giới, tiền *** đưa vào sản xuất mà đua nhau đi buôn BĐS nhà nhà đi buôn đất,người người đi buôn đất, cứ mua là thắng, thu nhập của người dân thì thấp nhất TG mà đất đai lại đắt nhất thế giới chán cái cảnh QL như B
-
19-10-2010 04:33 PM #2125
Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 267
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
-
19-10-2010 04:36 PM #2126
Vàng tiếp tục duy trì đà tăng, chờ đợi diễn biến tiếp theo của đồng USD
Giá vàng thế giới không có nhiều biến động trong phiên giao dịch ngày hôm nay trước sự vững chắc của đồng dollar Mỹ. Tuy nhiên, những hi vọng về gói kích thích kinh tế tiếp theo của FED vẫn phần nào hỗ trợ cho niềm tin trên thị trường.
Sau khi trượt sâu so với euro, đồng dollar đã lấy lại sức mạnh của mình sau khi Bộ trưởng Tài chính Tim Geithner cho biết nước Mỹ không có kế hoạch hạ giá đồng nội tệ của mình.
“Vàng có thể sẽ tiếp tục tăng cao trước phiên họp đầu tháng 11 của Cục Dự trữ Liên bang. Trừ khi FED thông báo rằng chương trình nới lỏng tiền tệ sẽ phải kéo dài trong một thời gian nữa, vàng phải đối mặt với nguy cơ điều chỉnh”- Zhu Yilin, trưởng phòng nghiên cứu và phát triển tại Jingyi Futures cho biết.
“Giới tham gia thị trường vẫn tăng cường mua vào. Nếu gói cứu trợ chưa được kích hoạt đúng như dự định, đó sẽ là thời điểm để họ đóng trạng thái của mình”- ông nói thêm.
Tính tại thời điểm này, mỗi ounce vàng có giá là 1367.8$/ 1368.5$, không có nhiều biến động so với mức mở cửa sáng nay.
Các phân tích kỹ thuật cho thấy giá vàng có thể tăng lên mức $1,386.75, sau khi đã trượt giảm về vùng thấp $1,352.55 trong phiên đầu tuần- Wang Tao, chuyên gia phân tích thị trường của Reuter nhận xét.
Trong khi đó, báo cáo của ngân hàng Thụy Sỹ UBS thì cho rằng, giá vàng đã chậm trễ trong việc điều chỉnh giảm và cần giảm về mức 1.300 USD/oz trước khi tiến xa hơn. Tuy nhiên, sự điều chỉnh trong ngắn hạn của giá vàng không phải là vấn đề đáng lo ngại, vì vàng vẫn đang được hỗ trợ dài hạn bởi chính sách tiền tệ lỏng lẻo của các ngân hàng trung ương lớn.
Một dealer tại Hong Kong thì bày tỏ “Ngưỡng hỗ trợ đang là $1,350. Vàng rất có thể sẽ lình xình quanh ngưỡng hiện tại cho tới khi nào chúng ta biết chính xác về gói kích thích kinh tế của FED.”
“Tuy nhiên, nhu cầu tại Trung Quốc vẫn tương đối ổn định và giới đầu tư có vẻ như muốn mua vào. Theo họ, thị trường sẽ còn tìm kiếm những ngưỡng cao tại $1,400, $1,500 and even $1,600. Đồng yuan tăng giá cũng hỗ trợ lực mua tại đây.”- ông nói thêm.
Cho ngày hôm nay, phân tích kỹ thuật của Oilngold chỉ ra rằng, sau khi tiến gần tới mức điều chỉnh quanh vùng 1370.00 – 1372.00 USD/oz, vàng đã bắt đầu giảm trở lại trong suốt phiên giao dịch châu Á, cho thấy đây là một mức kháng cự mạnh. Do đó, xu hướng giảm giá có thể sẽ tiếp tục trong ngày hôm nay với sự hỗ trợ của mô hình giảm giá AB=CD.
Phạm vi dao động hôm nay nằm trong vùng hỗ trợ 1325.00 USD/oz và mức kháng cự 1389.00 USD/oz.
Các mức hỗ trợ : 1360.00, 1355.00, 1348.00, 1342.00, 1339.00
Các mức kháng cự : 1372.00, 1385.00, 1389.00, 1395.00, 1400.00
Chiến lược giao dịch : Giới đầu tư có thể cân nhắc bán quanh vùng 1368.00 USD/oz, mục tiêu 1325.00 USD/oz, dừng lỗ trên 1389.00 USD/oz.
-
19-10-2010 04:36 PM #2127
Silver Member- Ngày tham gia
- May 2010
- Bài viết
- 843
- Được cám ơn 261 lần trong 202 bài gởi
Hôm nay làm 1 mớ giá sàn. Ngày mai còn chú nào bán cut loss thì ra nốt hàng để anh em còn thu gom...khà khà
Khối ngoại tăng gấp đôi lượng mua vào
Nhà đầu tư ngoại đã trở lại mua mạnh sau khi trùng xuống vào phiên trước. Tổng giá trị mua ròng trên 2 sàn đạt hơn 84 tỷ đồng.
Hôm nay, tại HoSE, nhà đầu tư ngoại đã mua vào 3,87 triệu đơn vị, tăng gần 2 triệu đơn vị so với hôm qua. Giá trị mua vào tăng từ 77 tỷ lên 148 tỷ đồng.
Lượng bán ra vẫn ở mức tương đương hôm qua với 1,84 triệu đơn vị, trị giá 67,5 tỷ đồng.
Chênh lệch mua bán đạt hơn 2 triệu đơn vị, tương đương 80,6 tỷ đồng. Phiên trước, khối ngoại chỉ mua ròng hơn 11 tỷ đồng.
Tính từ đầu tháng 10, khối ngoại đã mua ròng cả 13 phiên với tổng giá trị đạt 1.145 tỷ đồng, gần bằng giá trị mua ròng của cả tháng 9 là 1.177 tỷ đồng.
Tại HNX, khối ngoại mua ròng 3,82 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Tính từ 22/9 tới nay, khối ngoại đã mua ròng 20 phiên liên tục tại sàn này với tổng giá trị đạt xấp xỉ 100 tỷ đồng.
Chênh lệch giá trị mua bán của khối ngoại tại HoSE (tỷ đồng)Các mã được mua ròng nhiều trong phiên hôm nay vẫn là những cổ phiếu có tác động lớn tới thị trường như DPM (532 nghìn đơn vị - 18,8 tỷ), BVH (169 nghìn đơn vị - 10,6 tỷ đồng), HAG (121 nghìn đơn vị - 9,7 tỷ), VIC, HPG…
Phía bán ròng, dẫn đầu là SPM (100 nghìn đơn vị - 7 tỷ đồng) và SHB (500 nghìn đơn vị - 6,4 tỷ đồng).
-
19-10-2010 04:37 PM #2128
Platinum Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 3,741
- Được cám ơn 551 lần trong 424 bài gởi
tại sao mình vẫn nghèo trong khi bọn giàu thì ngày càng giàu nhỉ
Số người giàu VN tăng nhanh thứ 3 châu Á
Tỉ lệ người giàu ở Việt Nam đang tăng nhanh, vươn lên vị trí tứ 3 trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Đây là báo cáo được ông Lance Tay – Giám đốc Cấp cao chuyên về dịch vụ tài chính toàn cầu của tập đoàn Oracle tại Châu Á đưa ra trong buổi giới thiệu “Hệ thống giải pháp quản lý tài sản lấy khách hàng làm trung tâm” hôm 14/10.
Một chiếc Rolls Royce Phantom màu độc vừa về Hà Nội vào cuối tháng 9
Một chiếc Rolls Royce Phantom màu độc vừa về Hà Nội vào cuối tháng 9
Theo đó số lượng người giàu Việt Nam hiện tại chiếm khoảng 1% tổng dân số, tương đương khoảng 900.000 người. Con số này dù còn kém xa tỉ lệ 5% của quốc gia nằm trong khối Asean là Singapore (250.000 người trên tổng số dân 5 triệu người) nhưng đây là những dấu hiệu bước đầu cho thấy người Việt Nam đang dần giàu lên.
Một thống kê gần đây cho thấy, số lượng người sở hữu biệt thự, xe hơi triệu đô ở Việt Nam ngày càng nhiều. Chỉ tính riêng dòng xe siêu sang Roll-Royce đã có tới 29 chiếc có mặt tại Việt Nam với mức giá sau thuế trên dưới 1 triệu USD/chiếc. Đây cũng chính là lý do khiến hãng ô tô nổi tiếng của Anh quyết định mở chi nhánh đại diện tại Việt Nam.
Ông Lance Tay cũng cho biết hiện người tiêu dùng trong nước đang dần có xu hướng chuyển sang sử dụng các đồ hiệu của nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới. Điều này chứng tỏ mức sống của người dân đang được nâng cao rõ rệt và nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển không ngừng.
-
19-10-2010 04:38 PM #2129
Ưu đãi cổ phiếu “nhà”
Nhằm đẩy giá CP của mình nên một số CTCK đã đưa ra những ưu đãi đặc biệt trong sử dụng đòn bẩy tài chính. Thoạt nhìn đây là biện pháp cả CTCK lẫn NĐT đều có lợi, nhưng thực chất không như vậy.
Nhất cử lưỡng tiện
Gần đây, CP của CTCK thuộc một ngân hàng lớn liên tục tăng trần, bất chấp diễn biến lình xình của thị trường chung. Có nhiều nguyên nhân lý giải, nào là CP này đã về sát khu vực 1.0, có “đội lái” đang đánh lên, và CTCK đã cho NĐT sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ 9:1. CTCK vừa nêu không phải là trường hợp cá biệt, một số CTCK hàng đầu khác cũng sẵn sàng cấp đòn bẩy hết cỡ cho NĐT mua CP của chính CTCK đó.
Nhưng điểm quan trọng nhất chính là CTCK ưu đãi cho NĐT không phải chịu áp lực giải chấp khi CP giảm giá. Có CTCK cho phép CP giảm 20% NĐT không cần bán ra thậm chí có CTCK còn dự định cho NĐT giữ trong dài hạn bất kể giá CP có giảm cỡ nào đi nữa.
Trong điều kiện thị trường lình xình như hiện nay, chính sách ưu đãi cho NĐT đánh CP “nhà” đã giúp cho CTCK đảm bảo nguồn thu từ phí giao dịch. Bên cạnh đó, cho NĐT vay tiền đánh CP của chính mình cũng giúp CTCK hạn chế được những rủi ro không đáng có. Được ưu đãi không phải chịu áp lực giải chấp cũng khiến cho NĐT cảm thấy chắc ăn khi mua CP và tất nhiên một tỷ lệ đòn bẩy lớn cũng giúp cho những NĐT “tiền ít thích thịt nhiều” được thỏa mãn.
Trong trường hợp này, NĐT sẽ có cảm giác mình được nắm đằng chuôi vì không bị ép bán còn CTCK cũng không bị mang tiếng là bắt chẹt khách hàng. Nói cách khác, với những CP dạng này, NĐT sẽ thấy rằng cửa thắng và cửa hòa lớn hơn cửa lỗ rất nhiều. Vấn đề ở chỗ làm gì có chuyện CP vừa ít rủi ro lại vừa có khả năng đem lại lợi nhuận lớn.
Thuốc độc bọc đường
Với dịch vụ này, những NĐT nào được sử dụng sớm nhất sẽ có cơ hội chốt lời với tỷ lệ cao nhất, và càng nhiều người sử dụng CP càng tăng cao. CP cho dù nóng đến đâu cũng phải có điểm dừng và điều chỉnh giảm. Câu hỏi đặt ra là số phận của những NĐT mua CP khi gần đến đỉnh sẽ như thế nào? Như đã nói ở trên, vì CTCK ưu đãi cho NĐT trong việc giải chấp nên NĐT không quá lo lắng đến mức độ phải bán tháo và chịu thiệt hại. Nhưng nếu sau đó CP cứ mãi đi ngang, không thể tăng lại, NĐT dù không bị ép bán cũng phải bán để xoay vòng vốn. Nói cách khác, CTCK thay vì “siết cổ” NĐT ngay lập tức, đã để cho họ, “chết từ từ”.
Với “chiêu” này, nếu muốn, cổ đông lớn của các CTCK cũng có thể áp dụng để xả hàng một cách dễ dàng. Thí dụ: CP A tăng giá từ 0.8 lên 1.2 và được đồn là có khả năng lên 1.5, NĐT X bỏ ra 2.000 đồng/CP và CTCK A cho vay 10.000 đồng/CP để mua vào.
Vài ngày sau, cổ đông lớn đã xả hàng cực mạnh và đẩy CP A về giá 1.0. Nếu CP A không thể tăng giá trở lại mà tiếp tục đi ngang, NĐT X coi như mất trắng. Trong trường hợp này, CTCK không thiệt hại gì vì cho vay 10.000 đồng/CP khi CP đang có giá 1.0 nên lúc nào cũng có thể bán ra và thu tiền về. Lợi nhất ở đây chính là cổ đông lớn, đã có thể xả hàng một cách trót lọt, còn việc có đánh lên CP hay không lại là chuyện may nhờ rủi chịu.
Trong trường hợp CP A giảm về lại 0.8, NĐT X sẽ buộc phải đóng thêm 2.000 đồng/CP để bù lỗ, còn nếu NĐT X “chạy làng”, CTCK trên danh nghĩa sẽ chịu lỗ 2.000 đồng/CP. Nhưng điều này không quá nghiêm trọng vì sau khi NĐT bán ra hết CP, CTCK có thể đánh lên trở lại 1.0 rồi bán ra lấy lại vốn. Với cách thức này, cổ đông lớn vừa có thể xả hàng, CTCK lại vừa được tiếng vừa được tiền, còn NĐT thực chất đã bị gài bẫy để… “xẻ thịt”.
Rõ ràng, chiêu thức trên thoạt nhìn rất ưu đãi nhưng thực chất là một cái bẫy tinh vi mà CTCK dành cho NĐT. Trong tình trạng thị trường chung không thuận lợi hiện nay, những kiểu xả hàng một cách vỗ mặt chắc chắn sẽ khiến NĐT phản ứng mạnh, CTCK mất uy tín, thay vào đó các CTCK đã đưa ra những viên kẹo đường nhưng bên trong lại là thuốc độc.
-
19-10-2010 05:18 PM #2130
Junior Member- Ngày tham gia
- Sep 2010
- Bài viết
- 182
- Được cám ơn 12 lần trong 11 bài gởi
Hoa Kỳ dồn dập trở lại Đông Á
Bà Clinton dự kiến sẽ thăm Hà Nội và dự EAS
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon dự kiến sẽ thăm Việt Nam cùng dịp hội nghị thượng đỉnh Đông Á với sự hiện diện của Ngoại trưởng Clinton và các lãnh đạo quốc tế khác.
Trong một mùa hoạt động ngoại giao nhộn nhịp chưa từng thấy, Việt Nam sẽ lại tổ chức một loạt cuộc họp quốc tế cao cấp, chỉ không lâu sau Hội nghị ADMM+ chấm dứt.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam tuần qua, hội nghị thượng đỉnh Asean và đối tác Nhật, Hàn, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và Úc sẽ họp cuối tháng này, cùng hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ 5.
Đó là chưa kể thượng đỉnh về sông Mekong với Nhật Bản cũng sẽ được tổ chức vào ngày 29/10.
Sự có mặt của ông Ban Ki-moon đến Việt Nam nói lên vị thế của nước chủ nhà trong cấu trúc quyền lực mới ở vùng châu Á - Thái Bình Dương.
Nhưng được quan tâm hơn cả là chuyến thăm đến Việt Nam lần thứ nhì của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton.
Các báo trong vùng và truyền thông Mỹ đều đã quan tâm bình luận về chuyến đi của bà.
Trước hết, cần nhìn các hoạt động ngoại giao, quân sự của Hoa Kỳ trong chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama mà Đông Nam Á là một phần ngày càng trở nên quan trọng.
Các chuyến thăm, cuộc gặp liên tiếp đã được Hoa Kỳ chủ động tổ chức và được Asean đón nhận nhiệt tình.
Tháng 7 vừa qua, bà Clinton đã tới Việt Nam dự hội nghị vùng Đông Nam Á, tiếp theo là chuyến đến Việt Nam tuần rồi của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, và Tổng thống Barack Obama sẽ thăm Ấn Độ vào tháng 11 này.
Báo Jakarta Post nói ông Obama sẽ thăm Indonesia nhân dịp này trong tháng tới, trước chuyến thăm đã lên lịch dự hội nghị thượng đỉnh Asean tại Jakarta năm tới.
Tổng thống Hoa Kỳ đã hội đàm với các lãnh đạo Asean hồi tháng 9 vừa qua ở New York.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon sẽ thăm Việt Nam và Campuchia
Hoa Kỳ muốn trở lại Asean với hai lý do chính là an ninh và kinh tế.
Không phải ngẫu nhiên mà hồi tháng 9 năm nay, bà Clinton tuyên bố sẽ trở lại Hà Nội để đưa Mỹ gia nhập Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á khi đứng cạnh ngoại trưởng Úc.
Bà xác nhận bà chịu ảnh hưởng của quan điểm về một cộng đồng châu Á- Thái Bình Dương mà ông Kevin Rudd nêu ra khi còn giữ chức thủ tướng Úc.
Việc chốt lại mắt xích Asean sẽ hoàn tất chiến lược liên kết vùng Đông Bắc Á, nơi Hoa Kỳ đã có các đồng minh truyền thống là Nhật và Nam Hàn, với Úc, New Zealand ở Đông Thái Bình Dương và Nam Á, nơi Ấn Độ đi đầu trong việc nối lại quan hệ với Mỹ.
Châu Á với Hoa Kỳ trước hết là kinh tế và chủ đề an ninh cũng bắt đầu từ an ninh năng lượng, lưu thông hàng hải.
Xóa bỏ ranh giới?
Tuy thế, khu vực Đông Nam Á vốn có tiếng là mềm mỏng, hoặc dễ tính trong ngoại giao, cũng vẫn là nơi Hoa Kỳ cần đi những bước chậm mà chắc.
Cần xóa bỏ ranh giới giả tạo giữa Nam Á và Đông Á
Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ, Shivshankar Menon
Bình luận của Josh Rogin trên báo Indonesia gần đây nói Hoa Kỳ vẫn theo dõi chặt cuộc bỏ phiếu tháng 11 tới tại Miến Điện để xác định xem nên coi chính quyền này như thế nào.
Ngoài ra, sự thiếu thống nhất mang tính truyền thống trong Asean vẫn khiến Mỹ khó có một chính sách sâu sắc bên dưới các ngôn từ chung chung.
Và tất nhiên, câu hỏi lớn nhất, thường trực vẫn là phản ứng của Trung Quốc.
Martin Ott từ trung tâm Woodrow Wilson trong một bài viết gần đây đã tư vấn cho chính giới Mỹ rằng có cần có thái độ "tôn trọng một cách lành mạnh những hạn chế của các chính phủ Asean".
Các nỗ lực gần đây của Mỹ, theo ông Ott, đã khiến Asean tự tin hơn và dũng cảm hơn trước sự bành trướng và sách lược tạo những điều không minh bạch ở Biển Đông mà Trung Quốc đang thực thi.
Nhưng ông nói Hoa Kỳ không nên để một nước nào trong Asean phải đứng lên theo Mỹ để chống lại Trung Quốc.
Ông Kevin Rudd, bên phải, đã nêu ra sáng kiến về Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương
Lý do là Trung Quốc có vị thế lớn và ngày càng tăng, xuất phát từ cội rễ trong lịch sử qua hệ thống triều cống, thần phục- tribute system - và cả nhờ mạng lưới người gốc Hoa trong vùng và ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ngày nay.
Bởi vậy, theo tác giả, Hoa Kỳ và Trung Quốc cần tạo ra đồng thuận trong quan hệ làm sao để đảm bảo các lợi ích của các nước Asean trong cách chơi "không quá nóng, không quá lạnh".
Mặt khác, chiến lược xóa bỏ cách biệt trong các tiểu vùng đòi hỏi Hoa Kỳ phải có tầm nhìn rộng và xa hơn trước nhưng cũng giúp cho việc 'bảo hiểm' các rủi ro tốt hơn.
Hướng đi này đã được Ấn Độ hoan nghênh.
Báo chí Ấn Độ nhấn mạnh phát biểu của Cố vấn An ninh Quốc gia, Shivshankar Menon nói tại Washington hồi tháng 9 rằng cần "xóa bỏ ranh giới giả tạo giữa Nam Á và Đông Á".
Bình về chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama sang Ấn Độ, cây bút Bấm C. Raja Mohan viết trên báo Ấn hôm 15/10 rằng đề nghị của Hoa Kỳ muốn Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn để đảm bảo ổn định ở châu Á đang được đón nhận nồng nhiệt.
Ấn Độ hiển nhiên cũng muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc nhưng sẵn sàng cùng Mỹ đóng vai trò lớn hơn trong vùng.
Tại Hà Nội cuối tháng này, với sự hiện diện của lãnh đạo Mỹ và cả Nga, Hội nghị EAS trở nên có tính cộng hưởng và nạp vào (inclusive) hơn là loại ra.
Trong một cộng đồng đông đảo như vậy, hẳn Trung Quốc cũng sẽ phải xem xét lại chính sách đơn phương hay song phương trong các đối sách vùng.
-
19-10-2010 05:30 PM #2131
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2007
- Bài viết
- 764
- Được cám ơn 68 lần trong 47 bài gởi
-
19-10-2010 05:35 PM #2132
- Ngày tham gia
- Oct 2007
- Bài viết
- 9
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Từ mai tăng
Các cụ cứ yên tâm. Theo phân tích khối lượng của em thì từ mai thị trường sẽ tăng. Lịch sử đã chứng minh.
Chúc mừng các cụ hôm nay nhập được hàng.
-
19-10-2010 05:38 PM #2133
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2007
- Bài viết
- 764
- Được cám ơn 68 lần trong 47 bài gởi
-
19-10-2010 05:38 PM #2134
Platinum Member- Ngày tham gia
- Mar 2008
- Bài viết
- 4,409
- Được cám ơn 64 lần trong 49 bài gởi
-
19-10-2010 05:52 PM #2135
Member- Ngày tham gia
- Sep 2009
- Bài viết
- 418
- Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi
-
19-10-2010 06:36 PM #2136
-
19-10-2010 06:48 PM #2137
-
19-10-2010 07:25 PM #2138
Junior Member- Ngày tham gia
- Sep 2009
- Bài viết
- 89
- Được cám ơn 10 lần trong 4 bài gởi
-
19-10-2010 07:31 PM #2139
-
19-10-2010 07:44 PM #2140
Đám làm giá HTV sắp bị sờ gáy thì pải!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 12 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 12 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Krasi - Tình hình hiện nay/Thị trường sắp vui trở lại!
By ProDuck in forum BlogTrả lời: 1Bài viết cuối: 01-09-2013, 07:38 PM -
Tinh hinh cac cp hien nay.
By DaigiaHanoi in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 9Bài viết cuối: 11-07-2012, 09:40 AM -
Tình hình hiện nay? (Đến 09/2010)
By admin in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 81120Bài viết cuối: 07-10-2010, 11:42 PM -
Tình hình hiện nay? 2009
By admin in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 54385Bài viết cuối: 01-01-2010, 10:17 AM -
Tình hình hiện nay? đến 21/08/2009
By lesino in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 15211Bài viết cuối: 21-08-2009, 09:17 AM
Bookmarks