Chủ đề: Tình hình hiện nay? - Part 6
-
22-03-2013 11:17 PM #641
Gold Member- Ngày tham gia
- Jun 2012
- Bài viết
- 2,127
- Được cám ơn 1,222 lần trong 841 bài gởi
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
-
22-03-2013 11:22 PM #642ChuaYeuAi
Guest
-
22-03-2013 11:34 PM #643
Gold Member- Ngày tham gia
- Jun 2012
- Bài viết
- 2,127
- Được cám ơn 1,222 lần trong 841 bài gởi
cờ giải trí
giả sử bác đi trước, đi pháo đầu, tôi lên mã ngược bên của bác, bác lên mã định ra xe tôi đấm tốt (phía mã của bác), bác ra xe đuổi pháo tôi lên xe giữ, nước tiếp bác đi gì tôi xuống pháo bên kia 1 nước sau chuyển sang cùng bên pháo kia, dưới con tốt tôi đấm lên, nếu bác dâng xe lên hà tôi lên mã trước pháo, đến đây nếu người không bao giờ gặp nước cờ này 100% mất xe do tôi đấm tốt tiếp, bác dùng tốt ăn tốt là tự trói xe. Tất nhiên nước cờ này cũng có nhiều cách phá, thời gian đầu tôi thường thắng liền vài ván, giờ nước cờ này thành phổ biến rồi.
-
Có 4 thành viên đã cám ơn ongbapcay :
bovo (25-03-2013), Chungdegiau (23-03-2013), longeuro (23-03-2013)
-
22-03-2013 11:44 PM #644
sang vietson gặp tao...
ở đây mà uyên ương pháo...
ha ha ha
-
22-03-2013 11:58 PM #645ChuaYeuAi
Guest
-
23-03-2013 12:16 PM #646
Member- Ngày tham gia
- Nov 2011
- Bài viết
- 327
- Được cám ơn 78 lần trong 65 bài gởi
e thì đánh tùy cơ ứng biến chứ cũng chả có chiêu thức ruột gì hết...
Pháo đầu e cũng chơi, Phi tượng cục cũng chơi, bình phong mã cũng chơi...
Nói chung gặp đâu đánh đó.
Có bác nào ở Đà Nẵng thì gặp làm ván cờ cũng thú.
-
Có 2 thành viên đã cám ơn longeuro :
Chungdegiau (23-03-2013)
-
23-03-2013 06:36 PM #647
VAM ra đời ăn hại hơn xưa. Chứng khoáng sẽ tèo
-
23-03-2013 09:37 PM #648
Titan Member- Ngày tham gia
- Apr 2007
- Bài viết
- 1,241
- Được cám ơn 899 lần trong 498 bài gởi
Chẳng biết bong bóng VNM bao giở nổ nhỉ? BB ủn nó lên và kết quả bây giờ chính BB cũng không làm sao đánh nó xuống lại
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
Chungdegiau (23-03-2013)
-
23-03-2013 11:58 PM #649
Titan Member- Ngày tham gia
- Apr 2007
- Bài viết
- 1,241
- Được cám ơn 899 lần trong 498 bài gởi
Quan bị trộm 64 cây vàng chỉ báo mất 4 cây
Vụ trộm xảy ra tại nhà bà Trần Thị Xuân Lan (Trưởng phòng Tổ chức, Cục Thuế tỉnh Gia Lai) và chồng là Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum.
Sau khi mất trộm được 1 tuần, bà Lan lên Công an TP.Pleiku (Gia Lai) trình báo sự việc mất 4 lượng vàng SJC.
Đến ngày 20/3, lực lượng chức năng đã bắt tạm giữ đối tượng liên quan đến vụ trộm là Nguyễn Quốc Nam (21 tuổi), Lê Đình Trung (24 tuổi), Nguyễn Mạnh Quân (23 tuổi) và Lê Đình Đạt (21 tuổi, cùng trú P.Yên Đỗ, TP.Pleiku).
Tại cơ quan công an, các đối tượng bất ngờ khai nhận số tài sản trộm được tại nhà bà Lan là 64 cây vàng, 1 máy vi tính hiệu HP, 1 sừng bò tót, 1 khẩu súng điện...chứ không phải chỉ 4 cây vàng như bà Lan đã khai báo.
Còn một đối tượng tên Thuận liên quan đến vụ trộm hiện đang bỏ trốn cùng số tài sản trên. Lực lượng chức năng đang tiến hành truy bắt.
Trước đó, vào ngày 15/2, Công an tỉnh Bạc Liêu nhận được trình báo của ông Phạm Minh Tú ( là Trưởng Ban quản lý dự án H.Đông Hải). Lợi dụng lúc gia đình ông Tú đi vắng, kẻ gian đã phá cửa đột nhập vào lấy trộm tiền, vàng, USD, tổng trị giá gần 2 tỉ đồng. Theo ông Tú khai báo, trong số tiền bị mất có 1 tỉ đồng mà nhiều doanh nghiệp gửi để qua tết nộp ngân sách, 4.000 USD cha mẹ vợ ông Tú gửi, số tiền và vàng bị mất trộm còn lại là của gia đình.
Một vụ việc tương tự, vào ngày 18/10/2012, ngôi biệt thự của ông Đồng Xuân Thọ (Phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai) tại phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa cũng bị trộm ‘thăm’ và chiếc ô tô Toyota Altis trị giá hơn 800 triệu đồng không cánh mà bay.
Theo khai báo của gia chủ, tên trộm đã cắt khóa cổng căn biệt thự, vào khu vực nhà để xe ở sảnh trước ngôi biệt thự, lấy mất ôtô.Last edited by lientcv; 25-03-2013 at 10:43 AM.
-
24-03-2013 09:32 AM #650
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2012
- Bài viết
- 767
- Được cám ơn 283 lần trong 164 bài gởi
VITV - Chứng khoán cuối tuần
1. Tình trạng:
- Hiện tượng xanh vỏ đỏ lòng (Tăng trên nhóm VN30, giảm và đi ngang toàn sàn).
- Nhà đầu cơ còn đang để xèng ở ngân hàng
- Giá trị thực 2 sàn (HNX = 60, VNX = 420 trừ đi khoản VN30)
- Tứ quý: ITA - KBC (VNX) và PVX - SHB (HNX)
- Đang ngóng về ĐHCĐ, nhà ta đang chờ bức tranh mà các công ty vẽ. Nhiều khả năng chỉ hơn năm 2012 một chút.
2. Nhận định
- Hầu hết cho rằng tuần sau tăng điểm (450 - 500, song tỷ lệ xác định là trên 500 cao hơn so với tuàn trước)
- Tuần tới hướng đến thông tin về GDP, lãi suất, CPI quý I và VAMC.
3. Nhận định cá nhân
Nếu tứ quý mà giữ được sắc xanh, toàn sàn sẽ như mồ mảBuổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn,
Phận đấu thăng chẳng dám tham trời;
-
24-03-2013 03:20 PM #651
- Ngày tham gia
- Mar 2012
- Bài viết
- 38
- Được cám ơn 3 lần trong 3 bài gởi
Nó sẽ nổ khi chạm mốc giá 136 bác ạ. Đầu tư dài hạn thì mua VNM sẽ hơn 10 lần gửi tiết kiệm. Yêu cầu đặt ra là không lướt lát.
-
24-03-2013 03:44 PM #652
Gold Member- Ngày tham gia
- Feb 2010
- Bài viết
- 1,900
- Được cám ơn 513 lần trong 359 bài gởi
-
24-03-2013 03:44 PM #653
-
24-03-2013 03:46 PM #654
Bọn ngân hàng sẽ phải đi bán dạo bds.
Nguy cơ ngân hàng thành tổng kho hàng ế
Trong thời gian qua, việc xử lý nợ xấu đạt tiến độ khá nhanh, phần nhiều là do các NHTM sử dụng các giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ là chính.
Nhưng có thể nói rằng dư địa cho những giải pháp kỹ thuật hay nội bộ sẽ ngày một thu hẹp, để sẽ đến giải pháp cuối cùng là phát mại tài sản, hoặc bán nợ, mới có thể làm sạch bảng tổng kết tài sản.
Trong khi Đề án thành lập Công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu còn chờ phê duyệt, các NHTM cũng đã và đang tiến hành giải pháp phát mại tài sản để thu hồi nợ. Tuy nhiên, việc xử lý các tài sản thế chấp không dễ dàng, phải nói đúng là rất khó khăn, đặc biệt với tài sản thế chấp là bất động sản. Dư luận đang lo lắng có thể các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ trở thành tổng kho hàng tồn kho bất động sản, không bán được và đang giảm. giá hàng ngày.
Lượng bất động sản khổng lồ thế chấp tại các TCTD
Có thể nói cho đến nay, thế chấp tài sản, chủ yếu là BĐS, vẫn là đặc điểm lớn nhất của tín dụng ngân hàng Việt Nam. Một thống kê được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra, là vào thời điểm cuối tháng 10-2012, dư nợ có tài sản đảm bảo bằng BĐS khoảng 1,24 triệu tỷ đồng, chiếm 46,5% tổng dư nợ tín dụng cả nước. Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, chỉ riêng tổng dư nợ cho vay BĐS khoảng 207.595 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm tỷ trọng 13,5% (bằng khoảng 28.000 tỷ đồng). Cũng phải nhìn thẳng vào sự thật để thấy, với thực trạng kinh tế này, số nợ xấu từ BĐS và thế chấp bằng BĐS sẽ càng ngày càng phình to.
Các khoản thế chấp bằng BĐS thường có các hình thức. Thế chấp nhà đất đã hoàn thành các thủ tục sở hữu, nghĩa là có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các chứng nhận quyền sở hữu các tài sản trên đất. Thế chấp quyền sử dụng đất, không kèm các tài sản trên đất. Thế chấp quyền thực hiện dự án trên đất. Thế chấp tài sản là các BĐS hình thành trên vốn vay.
Trên thực tế, mặc dù theo đúng các quy định pháp luật, tài sản thế chấp phải là tài sản hợp pháp của người vay, nhưng trong những năm qua, nhiều TCTD đã cho các dự án BĐS vay nhiều khoản tiền lớn ngay từ giai đoạn lập dự án, đền bù giải phóng mặt bằng, thế chấp bằng các BĐS thành phẩm của dự án, nghĩa là thế chấp bằng những tài sản chưa hề có trên đời này. Và khi thị trường BĐS đóng băng, các dự án không triển khai tiếp được, các TCTD sẽ gặp những khó khăn lớn khi thu hồi các khoản vay. Không phải chỉ vậy, ngay các khoản thế chấp bằng tài sản thế chấp hợp pháp, các TCTD cũng không dễ thu hồi tài sản của mình.
Khó khăn trong việc bán tài sản thế chấp
Đối với mỗi loại BĐS thế chấp, đã có những quy định pháp luật để xử lý thu hồi tài sản thế chấp, phát mại, thu hồi tài sản cho vay. Nhưng thực tế, các ngân hàng và TCTD nói chung rất khó thu hồi được vốn cho vay qua việc thu hồi và phát mại BĐS. Trong khi Đề án thành lập Công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu còn chờ phê duyệt, các ngân hàng thương mại cũng đã và đang tiến hành giải pháp phát mại tài sản để thu hồi nợ.
Tuy nhiên, cái khó nhất trong phát mại tài sản là thời gian thực hiện các thủ tục pháp lý, kể từ lúc ngân hàng kiện ra tòa, cho đến khi tài sản được bán đấu giá thành công, thường bị kéo dài khá lâu. Thực tế cho thấy, thách thức đầu tiên mà ngân hàng thương mại phải đối mặt là sự bất hợp tác của “con nợ xấu” với tài sản thế chấp là BĐS.
Biểu hiện phổ biến là sự chây ỳ, cố tình kéo dài thời gian thực hiện thủ tục ký chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp cho chủ nợ. Vì thế, để tòa án mở được phiên tòa xử thành công án phát mại tài sản thường mất khá nhiều thời gian, có nhiều khi mất tới vài năm. Kế đến là việc định giá tài sản và đưa qua tổ chức bán đấu giá. Đây cũng là khâu chiếm nhiều thời gian cho các bước thủ tục như đăng báo thông tin, chọn địa điểm, tiếp nhận đối tượng tham gia… Tóm lại, có khi một khoản nợ xấu có tài sản thế chấp là BĐS, dù có “nguồn gốc pháp lý, giá trị thị trường, khả năng thanh khoản” đều tốt, nhưng phải mất vài năm mới xử lý phát mại xong.
Nguyên nhân của sự chậm trễ đến mức gây hại này thường không phải do phía các ngân hàng thương mại, cũng không do thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết, mà là do cách thức xử lý của các chủ thể ngoài ngân hàng. Đó có phần là con nợ, như nói trên; có cả sự chậm trễ đến từ phía các cơ quan công quyền trong việc thực hiện các bước thủ tục. Cho nên có thể nói, trong phát mại BĐS thu nợ, thời gian kéo dài là khâu khó khăn nhất, gây thêm nhiều thiệt hại nhất mà ngân hàng thực sự cần sự hỗ trợ tháo gỡ của Chính phủ.
Ngoài khó khăn về thủ tục hành chính và thời gian, việc bán tài sản thế chấp là BĐS tại thời điểm này còn gặp khó khăn về thị trường. Để lách các thủ tục hành chính, các khoản vay nhỏ, thế chấp bằng nhà đất, các ngân hàng hiện nay thường thỏa thuận với các con nợ về việc nhân viên ngân hàng đứng ra bán nhà giúp để thu hồi nợ. Có thể nói đến 60% các rao vặt bán nhà phố, đất ở tại TP Hồ Chí Minh là của các cán bộ ngân hàng đứng bán nhằm thu hồi nợ. Tuy nhiên, các giao dịch thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Lý do đơn giản, tại thời điểm này rất ít người muốn mua nhà, kể cả người có nhu cầu nhà ở, mặc dù nhiều căn nhà giá bán đã thấp hơn định giá thế chấp.
Đối với các tài sản là các dự án đang thực hiện, việc thu hồi tài sản cho vay có thể nói khó như lên trời. Nguyên nhân là hầu hết các sản phẩm của dự án đều chưa hình thành, rất khó để đem bán. Một số dự án ngân hàng cùng chủ đầu tư liên kết để bán, dưới hình thức ngân hàng cho người mua căn hộ vay tiền để mua, thực chất là chuyển nợ từ chủ đầu tư sang người mua căn hộ. Tuy nhiên bán rất khó khăn vì thị trường đang đóng băng và lãi suất cho người mua nhà tại các dự án này vẫn cao ( trên 10%/năm). Một số hoạt động mua bán dự án cũng đã được thực hiện, nhưng số lượng rất ít và hầu hết đều trông vào vốn vay ngân hàng, thực chất vẫn chỉ là hành động chuyển pháp nhân vay.
Một số chủ đầu tư các dự án hiện nay muốn chuyển dự án cho ngân hàng điều hành, hoặc chuyển vốn vay thành vốn đầu tư. Ý định này cũng khó thực hiện bởi ngân hàng cũng như các TCTD chỉ là các nhà đầu tư tài chính, họ không thể giỏi hơn các chủ đầu tư BĐS, mà chủ đầu tư BĐS còn thất bại thì ngân hàng nhảy vào không khéo lại xôi hỏng bỏng không. Mặt khác, cả chủ đầu tư và ngân hàng đều không muốn thanh lý dự án, bởi nếu thanh lý dự án sẽ phát sinh số lỗ khổng lồ, không thể giải trình với các cổ đông được. Vì vậy tốt nhất cứ để đấy, ăn vạ chờ…
Ngân hàng sẽ thành tổng kho hàng tồn BĐS
Như vậy, chúng ta có thể thấy, mặc dù lượng tài sản thế chấp bằng BĐS khổng lồ, nhưng để biến khối tài sản này thành tiền để đưa vào vòng quay vốn là điều bất khả thi trong thời gian tới. Tuy nhiên với lộ trình giải quyết nợ xấu, việc thanh lý tài sản thế chấp là BĐS bắt buộc sẽ diễn ra. Lúc đó theo một số chuyên gia sẽ có hai khả năng.
Một là BĐS sẽ ào ra thị trường với giá cực thấp vì mục tiêu của các ngân hàng chỉ là thu hồi vốn vay, cắt lỗ. Các chủ đầu tư lúc đó không còn liên quan tới giá vì nguyên tắc họ đã trả nợ bằng tài sản thế chấp. Với khối lượng thế chấp lên đến 1,5 triệu tỷ đồng, chắc chắn thị trường khó có thể chấp nhận. Một cuộc khủng hoảng thừa lớn sẽ xảy ra.
Khả năng thứ hai, do ngân hàng không thể phát mại tài sản thế chấp là BĐS thấp quá nhiều so với vốn vay và cần duy trì giá trị tài sản trên sổ sách, lúc đó các ngân hàng cũng như các TCTD sẽ thành tổng kho hàng tồn BĐS. Hàng chục nghìn BĐS sẽ thuộc sở hữu ngân hàng và chi phí bảo tồn, duy tu sửa chữa khối tài sản này sẽ ngốn hết lợi nhuận, mặt khác, hàng triệu tỷ đồng cũng nằm chết tại đó trong khi lãi huy động vẫn phải trả cho người gửi tiền, vốn dành cho sản xuất kinh doanh không có.
Ở bất kỳ khả năng nào, người chịu thiệt thòi nhất vẫn là các TCTD. Bài học về cho vay bừa bãi của những năm qua vẫn chưa thể trả xong trong thời gian vài năm tới.
Theo Trần Việt
ANTĐ
-
24-03-2013 03:47 PM #655
Titan Member- Ngày tham gia
- Dec 2012
- Bài viết
- 1,096
- Được cám ơn 322 lần trong 237 bài gởi
-
24-03-2013 09:03 PM #656
Thị Trường Chứng Khoán :
-Sàn Ho: Hako chia phiên 22/3 làm 3 giai đoạn
Last edited by lientcv; 25-03-2013 at 10:42 AM.
-
24-03-2013 09:53 PM #657
Member- Ngày tham gia
- Jan 2013
- Bài viết
- 309
- Được cám ơn 127 lần trong 82 bài gởi
Ngày nào mình cũng dự đoán 2 sàn tăng trong phần dự đoán.
Ngày nào mình cũng vào phần dự đoán và chọn 2 sàn đều tăng. Đầu tuần trước mình đã nhận định trước tin CH Síp, các nhà đầu tư ko nên vội vàng bán tháo mà gánh lấy thua thiệt. Lên hay xuống trông đợi cả vào ông thị trường. E rằng tuần này lành ít dữ nhiều, bà con cứ từ từ cảm nhận vậy.
-
24-03-2013 10:56 PM #658
Gold Member- Ngày tham gia
- May 2007
- Bài viết
- 2,327
- Được cám ơn 417 lần trong 328 bài gởi
- DN: Tồn kho, không có khả SXKD, không có khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng dân đến Hàng loạt DN đổ bể (không phá sản được vì Luật phá sản VN khó cho việc phá sản nên cứ sống dở chết dở).
- Ngân hàng phải huy động lãi suất cao (vì chính sách lãi suất dương), DN muốn vay nhưng không đạt chuẩn nên NH không cho vay được. Trước đây đã cho vay ồ ạ vào BĐS, giờ BĐS bong bóng cứ xì hơi mãi nhưng xem ra còn lâu mới đến đáy. Hàng thế chấp thanh lý cũng trở nên quá nan giải. Tín dụng những tháng cuối năm 2012 ở mức âm, 3 tháng đầu năm 2013 ở mức 0,19%, số tuyệt đối là khoảng 10 nghìn tỷ, gọi là trà nước.
> Nói nhẹ ra là đình đốn, nặng thêm một tý nữa là khủng hoảng.
-
25-03-2013 08:45 AM #659
Gold Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 1,895
- Được cám ơn 1,099 lần trong 696 bài gởi
Truyền thông mấy hôm nay đang đánh đi tín hiệu dọn đường cho một đợt giảm lãi suất mới, có thể từ 1-2%.
Nhà thu nhập thấp mua hỗ trợ lãi suất 6% đã có vẻ nóng khi bà con xếp hàng còn chen nhau.
CPI tháng 3 giảm nhẹ hỗ trợ cho quyết định hạ lãi suất huy động xuống mạnh.
Xuất , nhập khẩu 3 tháng tăng mạnh so với 2012...
Các nhận định của Fitch, đại diện IMF...nói chung là tốt.....
Nợ xấu là cái gánh nặng chẳng ai muốn gánh nên rồi sẽ chia ra mà ....gánh....
Túm lại em thấy cửa sáng nhiều hơn .............
-
25-03-2013 09:09 AM #660
Gold Member- Ngày tham gia
- May 2007
- Bài viết
- 2,327
- Được cám ơn 417 lần trong 328 bài gởi
Sàn HA sẽ về 55 điểm, PVX sẽ về đầu 4
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks