Threaded View
-
17-10-2010 08:21 AM #12
TỔNG HỢP GIAO DỊCH TUẦN 11-15.10.2010
Sau chuỗi ngày sụt giảm gần như liên tục trong tháng 8, thị trường chứng khoán Việt Nam đã dần lấy lại được sự thăng bằng, nhưng không như mong đợi của nhiều nhà đầu tư khi VN-Index và HNX-Index vẫn chỉ dao động quanh biên độ hẹp trong hầu hết tháng 9. Và những kỳ vọng lớn lại được chuyển sang tháng 10. Tuy nhiên, dù đã đi được 1/2 chặng đường của tháng nhưng xu hướng chính của hai chỉ số chứng khoán vẫn là đi ngang trong biên độ giảm dần.
HOSE: Thanh khoản giảm kỷ lục, nhưng VN-Index vẫn đi ngang
VN-Index liên tục vận động theo xu hướng tăng giảm đan xen. Nhưng nếu so với mức tăng 7,55 điểm của tuần trước, đến tuần này, VN-Index lại giảm 0,87 điểm, tương đương 0,18% so với thời điểm thứ Sáu tuần trước, đứng ở mức 458,39 điểm. Khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên chỉ đạt 25,17 triệu đơn vị, với giá trị 665 tỷ đồng, tương ứng giảm 33,5% về khối lượng và 31,7% giá trị so với tuần giao dịch trước.
Trong tuần qua, NĐTNN trên sàn HoSE đã mua vào 16,7 triệu đơn vị, trị giá 597 tỷ đồng và bán ra 11,8 triệu đơn vị, trị giá 311 tỷ đồng. Như vậy, khối ngoại có tuần mua ròng thứ 10 liên tiếp, với gần 5 triệu đơn vị, trị giá hơn 285 tỷ đồng.
HNX: Giảm dần đêu, HNX-Index mất luôn mức hỗ trợ 120 điểm
Trên sàn Hà Nội, với việc giảm điểm trong 4 tuần liên tục khiến HNX-Index mất luôn cả mức hỗ trợ 120 điểm khi chốt tuần, chỉ số này đứng ở mức 119,69 điểm, giảm 2 điểm, tương đương 1,64% so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Thanh khoản giảm mạnh, khối lượng giao dịch chỉ đạt 18,86 triệu đơn vị, trị giá 422 tỷ đồng, tương ứng giảm 37,7% về khối lượng và trên 38% về giá trị so với tuần giao dịch trước.
Tại sàn HNX, khối ngoại cũng mua ròng tuần thứ 4 liên tiếp, với 1,6 triệu đơn vị, trị giá 39,7 tỷ đồng. Cả tuần, họ mua vào hơn 2 triệu đơn vị, trị giá 50,7 tỷ đồng và chỉ bán ra 489.600 đơn vị, trị giá xấp xỉ 11 tỷ đồng.
TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI:
* Mỹ:
- Bộ Lao động Mỹ công bố số lượng người thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 09/10/2010 tăng 13 nghìn lên 462 nghìn, ngược với dự báo của các chuyên gia. Tỷ lệ thất nghiệp trên 9% sẽ khiến FED phải tính nhiều hơn đến việc đưa ra hỗ trợ về chính sách.
- Báo cáo khác từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy chi phí hàng hóa bán buôn, không tính giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0,1% trong tháng 9/2010 và có tháng tăng thứ 2 liên tiếp. Tốc độ tăng quá thấp khiến người ta không khỏi lo lắng về khả năng giảm phát.
- Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 9/2010 tăng 0.4%, bằng với mức tăng trong tháng 8.
- Thâm hụt thương mại Mỹ tháng 8/2010 tăng 8,8% lên mức 46,3 tỷ USD, cao hơn con số 44 tỷ USD theo dự báo của các chuyên gia. Nhập khẩu tăng 2,1% còn xuất khẩu tăng 0,2%.
- Thị trường bất động sản của Mỹ cũng đang gặp nhiều khó khăn khi số nhà bị các ngân hàng tịch biên tại Mỹ đã đạt con số 102,134 trong tháng 9/2010. Điều này cho thấy, các ngân hàng cho vay thế chấp của Mỹ tiếp tục gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản.
- Trước tình trạng trì trệ của nền kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang (FED) cho rằng nước Mỹ cần đưa ra ngay các biện pháp kích thích kinh tế mới trước khi quá muộn để hỗ trợ tiến trình phục hồi đang chậm lại của nền kinh tế. Tuy nhiên cung tiền của Mỹ vẫn giảm bất chấp nỗ lực của FED vì các Ngân hàng vẫn không chịu cho vay mà thay vào đó tích trữ tiền mặt và các tài sản ít rủi ro để đối phó với khả năng phải chịu các yêu cầu về vốn khắt khe hơn trong tương lai.
* Châu Âu:
- Cơ quan Thống kê Đức (Destatis) thông báo lạm phát tháng 9/2010 của Đức tăng 1.3% so với cùng kỳ năm ngoái do giá thực phẩm và năng lượng gia tăng, tuy nhiên, so với tháng 8, lạm phát của Đức giảm 0.2%.
- Ba Lan: Ngày 14/10, các quan chức Ba Lan thông báo kế hoạch cổ phần hóa thị trường chứng khoán Warsaw (WSE), đánh dấu bước chuyển đổi có ý nghĩa lịch sử trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia này.
- Cơ quan Thống kê Anh (ONS) thông báo số người thất nghiệp trong giai đoạn từ tháng 6-tháng 8 tại Anh giảm 20,000 xuống còn 2.45 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp cùng kỳ giảm nhẹ từ 7.8% xuống 7.7%. Tuy nhiên, số người xin nhận trợ cấp thất nghiệp lại tăng thêm 5,300 lên 1.47 triệu người trong tháng 9 vừa qua
* Châu Á:
- Nhật Bản: NHTW Nhật Bản (BoJ) đã bất ngờ hạ lãi suất cơ bản xuống biên độ 0-0,1% và đưa ra chương trình bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua nghiệp vụ mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Động thái này nhằm vực dậy nền kinh tế và kìm hãm đà tăng của đồng Yên.
- Singapore: Chính phủ Singapore đã quyết định đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát lên cao hơn mục tiêu tăng trưởng kinh tế khi bất ngờ tuyên bố nâng giá đồng nội tệ.
- Trung Quốc: Trước thực trạng tăng trưởng nóng của nền kinh tế, bong bóng tài sản và lạm phát gia tăng, NHTƯ Trung Quốc (PBOC) ngày 11/10 yêu cầu 6 ngân hàng thương mại lớn tạm thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0.5% lên 17.5%. Điều này cho thấy, nước này đang mạnh tay hơn trong việc ngăn chặn bóng bóng tài chính và bất động sản.
* Thông tin vĩ mô trong nước:
- Ngày 12/10/2010, Thủ tưởng ban hành Chỉ thị số 1875/CT-TTg, về việc tăng cường các biện pháp bình ổn giá thị trường trong những tháng cuối năm. Mặt khác lại yêu cầu NHNN nghiên cứu các chính sách và cơ chế phù hợp để có thể rút nhanh tiền ra khỏi lưu thông giảm bớt áp lực lạm phát.
- Theo tính toán của Economist, với tổng số dân 87.622.465 người và tỷ lệ nợ công/GDP là 51,6%, mỗi người Việt Nam gánh khoản nợ 580,91 USD. Và Economist đã dự báo là trong 2 năm tới, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ không thể đạt mức kỷ lục như giai đoạn trước khủng hoảng.
- Đấu thầu thành công gần 5.500 tỷ đồng Trái phiếu Chính phủ: Lãi suất trúng thầu cho trái phiếu kỳ hạn 3 năm là 9,65%/năm; kỳ hạn 5 năm là 10,29%/năm; kỳ hạn 10 năm là 10,80%/năm.
- Ngân hàng lớn nhất của Pháp Credit Agricole CIB cho rằng so với tỷ giá chính thức tại các ngân hàng, tiền đồng Việt Nam trên thị trường tự do thấp hơn 2%. Và họ dự báo tỷ giá đồng Việt Nam/USD có thể ở mức 20.500 đồng Việt Nam/USD ở thời điểm mùa hè năm 2011.
- Theo một công trình nghiên cứu với chủ đề Giải quyết các vấn đề đa tiền tệ tại các nền kinh tế chuyển đổi vừa được ADB công bố sáng ngày 15/10 thì ADB ước tính khoảng 20% nguồn tiền lưu thông tại Việt Nam là USD.
- Xu hướng giảm tốc của CPI tháng 10 là khá chắc chắn, được xác định ngay sau khi CPI tháng 9 tăng 1,31% được công bố. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì mức CPI của tháng 10 sẽ vẫn ở mức cao là từ 0.7-0.8%.
NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ:
* Nhận định:
Những dự báo trong thời gian tới FED sẽ bơm thêm tiền vào nền kinh tế trong chương trình nới lỏng định lượng, qua đó đã đẩy đồng USD xuống mức thấp mới so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới. Việc đồng USD liên tục mất giá khiến dự trữ tiền tệ thế giới sẽ bị sụt giảm về giá trị. Điều này sẽ gây bất ổn lên kinh tế toàn cầu trong trung dài hạn. Không chỉ thế, cuộc chiến tiền tệ để tăng sự cạnh tranh hàng hóa sẽ còn chưa dừng lại để nhằm kích thích xuất khẩu mỗi nước. Và nếu không có sự nhóm họp giữa các nước đầu tàu thì nền kinh tế thế giới sớm muộn gì cũng sẽ bước dần vào cuộc khủng hoảng thứ 2 từ chính sự "bảo hộ và ích hỷ" của từng nước.
Tuy nhiên, trước mắt sự bất ổn ở thị trường tiền tệ lại là cơ hội cho thị trường chứng khoán khi những biện pháp nới lỏng tiền tệ được đưa ra khiến NĐT kỳ vọng trong ngắn hạn những dòng tiền mới sẽ tìm đường đến thị trường chứng khoán. Chính vì thế mà giá vàng vẫn đang song hành cùng TTCK thế giới suốt 1 tháng qua. Nhưng nếu nhìn xa hơn một chút thì tôi tin rằng TTCK Thế giới sẽ khó có thể bước tiếp những bước tiến màu xanh nếu các cường quốc không tập trung giải quyết các vấn đề nội tại trong từng nước mà cứ thay nhau "phá giá" đồng nội tệ để gia tăng tính cạnh tranh hàng hóa nước mình.
Trở lại với TTCKVN thì có thể thấy chỉ số VN-Index vẫn đang loay hoay đi tìm "chân lý". Sự sụt giảm mạnh về thanh khoản, cùng giao dịch èo uột bất chấp thông tin tốt xấu xuất hiện khiến đa số NĐT chán nản. Trước thì các NĐT kỳ vọng vào sự sửa đổi của Thông tư 13, sau đó là sự đánh lên có chủ ý chào mừng Đại lễ, kế đến là chờ đợi vào mùa báo cáo tài chính quý III/2010 của các doanh nghiệp niêm yết. Nhưng khả năng cho sự kỳ vọng sắp tới cũng là không sáng sủa khi một số các công ty đã công bố lợi nhuận khá tốt nhưng cũng không gây sự hưng phấn với đa số NĐT chứng khoán nữa. Vì dường như các nhà đầu tư ngắn hạn luôn coi mỗi phiên tăng điểm đột biến lại là cơ hội để họ chốt lời, hoặc thoát bớt hàng ra - đây thực sự là rào cản đối với thị trường trước những nỗ lực không biết mệt mỏi của các BCs và khối ngoại thời gian vừa qua.
Theo một thông tin thì 10 CTCK lớn đã nhóm họp cùng UBCK để nêu cao vai trò là các Nhà tạo lập thị trường, qua đó kích thích thị trường ổn định hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên quan điểm của CPLS thì nhóm họp và thống nhất cũng chỉ là bề nổi. Sự cạnh tranh gay gắt về thị phần và cả tự doanh sẽ khiến mỗi công ty nhìn sang một hướng khác sau bước đầu "bắt tay". Chính vì thế phân tích gì thì phân tích, sự vận động của TTCK sẽ phải đi liền với chính sách tiền tệ và tình hình phát triển của đất nước. Khi dòng tiền chưa kịp thể hiện vai trò của mình lại bị Chính phủ và NHNN ưu tiên "rút nhanh khỏi lưu thông" trong một Chỉ thị ban hành ngày 12/10 sau khi chỉ số giá CPI tăng khá cao (và dự báo tháng 10 cũng khó có thể giảm mạnh vì vướng Đại Lễ 1000 năm Thăng Long) thì thật khó hi vọng vào một điều đột biến với TTCK trong thời gian tới đây.
Về cung cầu suốt tuần qua liên tục giữ ở trạng thái cân bằng. Cả lượng cầu, và lực cầu luôn thể hiện sự cân bằng với bên cung dù trong 1,2 phiên nhất định đã có sự khác biệt nhưng ngay sau đó lại đột ngột trở về trạng thái cân bằng. Chính những số liệu trồi sụt về cung cầu trong cả tuần đã qua càng khẳng định quan điểm thị trường hiện tại khó có thể bứt ra khỏi chu kỳ Side way kéo dài.
* Khuyến nghị:
Quan điểm của CPLS trong nhận định thị trường vẫn được khẳng định. Chính vì vậy khuyến nghị cho các NĐT đến giờ vẫn không thay đổi. Tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ được duy trì ở mức thấp (20-30%). Danh mục cổ phiếu tập trung ở các BCs, và 1 phần nhỏ đẩy vào các pennys có lịch sử làm giá nhưng chỉ số cơ bản tốt, dự báo KQKD khá, lại giảm giá theo dòng suốt thời gian qua khiến giá trị của nó thấp hơn trung bình của ngành.
Dự đoán: Tuần giao dịch từ ngày 18-22.10.2010 VN-Index giao động trong biên độ từ 445-470 điểm.
Link gốc: http://cophieuluotsong.com/nhandinh....&maDM=1&ID=341
Chúc mọi người một tuần giao dịch mới may mắn và thành công.
CỔ PHIẾU CÓ LỰC CẦU MẠNH:
* SÀN HOSE: AAM, CDC, CSM, DPM, FMC, LAF, NAV, RAL, SCD, TIE, VNM.
* SÀN HNX: BVG, HOM, OCH, ORS, SDH, SHB.
CỔ PHIẾU CÓ LỰC BÁN MẠNH:
* SÀN HOSE: D2D, DHG, GMC, HTV, KDH, PTC, PXI, SJS, VIP.
* SÀN HNX: IDJ, PVC, SME, VFR.
DANH SÁCH CỔ PHIẾU THEO DÕI:
* SÀN HOSE: FMC, HLA, HLG, MCV, SJS.
* SÀN HNX: LUT, SDH.
CỔ PHIẾU CÓ KHẢ NĂNG ĐẢO CHIỀU NGẮN HẠN:
* Đảo chiều giảm:
- Sàn HOSE: FPT, HLA.
- Sàn HNX: PHC.
* Đảo chiều tăng:
- Sàn HOSE: FMC, HSI, MCV, VNS, VOS.
- Sàn HNX: PHS.
Nguyễn Trung Kiên
Mobile: 0982.9696.83
Skype: thuongmaiviet
Yahoo: thuongmaiviet68
Email: cophieuluotsong@gmail.comNguyễn Trung Kiên: 0982.9696.83
Giao lưu, tư vấn => Yahoo: thuongmaiviet68; Skype: thuongmaiviet
Nhận định hàng ngày=> Web: www.cophieuluotsong.com
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Thị trường hiện tại và hành động của chúng ta
By cophieuluotsong in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 1Bài viết cuối: 20-09-2010, 10:21 PM -
Thị trường hiện tại và diễn biến trong tuần tới
By cophieuluotsong in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 3Bài viết cuối: 15-09-2010, 01:36 AM -
Lại phát hiện 1 con hàng mới cho lợi nhuận 300% nhờ thị trường điều chỉnh...
By fstock in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 24Bài viết cuối: 10-05-2010, 02:38 PM -
tình hình thị trường hiện đang thay đổi ra sao.....
By tonnyngo in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 11-01-2010, 01:46 PM -
Thị trường điều chỉnh -->Những cổ phiếu tốt nhất hiện nay
By mrcaw in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 15-03-2007, 05:40 PM
Bookmarks