TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI TUẦN 04-08.10.2010:

* Mỹ:

- Tháng 9/2010, giới chủ Mỹ sa thải nhiều lao động hơn so với tính toán trước đó của các chuyên gia. Theo đó, Bộ Lao động Mỹ công bố các công ty tại Mỹ sa thải 95 nghìn việc làm trong tháng 9/2010. Trước đó tháng 8/2010, 57 nghìn lao động tại Mỹ đã bị sa thải. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp tháng 9/2010 bất ngờ duy trì ở mức 9,6%.

- Doanh số bán lẻ của nhóm 28 chuỗi cửa hàng mua sắm tại Mỹ tăng 2.8% trong tháng 9/2010. Trong khi đó, số đơn đặt hàng nhà máy tháng 8/2010 tăng 3.4% so với tháng 7/2010. Còn số nhà chờ bán tháng 8/2010 tăng 4.3%, bỏ xa dự báo tăng 1%.

- Hơn 1 năm sau khi suy thoái kinh tế chấm dứt, doanh số bán xe tại Mỹ vẫn thấp hơn nhiều so với trước suy thoái. Theo báo cáo thì doanh số bán xe ô tô tháng 9/2010 của Mỹ đạt 11,76 triệu chiếc.

- Quan chức cao cấp nhất tại IMF khuyến cáo chính phủ các nước không nên sử dụng tỷ giá như vũ khí chính sách. Điều này sẽ gây rủi ro đối với đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.

* Châu Âu:

- Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực sử dụng đồng Euro vẫn không đổi ở mức 10.1% trong tháng 8/2010. Trong khi đó doanh số bán lẻ tháng 8/2010 của Eurozone giảm 0.4% so với tháng trước, xấu hơn dự báo 0.2% của các nhà kinh tế.

- Anh: Giá nhà đất tại Anh tháng 9 giảm mạnh nhất từ ít nhất năm 1983. Như vậy thêm nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường nhà đất nước này đang chuẩn bị bước vào thời kỳ suy giảm mới. Theo thông báo mới nhất, giá trung bình của 1 căn nhà tại Anh trong tháng 9/2010 hạ 3,6% so với tháng 8/2010 xuống 162.096 bảng Anh tương đương 258.000USD/căn.

- Ireland: Fitch Ratings đã hạ mức tín nhiệm nợ của Ireland từ A+ xuống AA- và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng ở nước này tiếp tục giảm.

* Châu Á:

- Nhật Bản: Trong một động thái đầy bất ngờ, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định hạ lãi suất từ 0,1% xuống mức từ 0% - 0,1% đồng thời cam kết duy trì chính sách tiền tệ dễ thở cho đến khi giá cả bình ổn.

- Úc: Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) giữ nguyên lãi suất ở mức 4,5%, một động thái khá bất ngờ đối với các nhà làm chính sách từng cảnh báo rằng RBA sẽ tăng lãi suất để ngăn chặn áp lực lạm phát.

- Trung Quốc: Sau 7 tháng mua ròng, trong tháng 8 vừa qua, Trung Quốc đã bán ra số lượng kỷ lục trái phiếu Chính phủ Nhật Bản, trị giá lên đến 2.030 tỷ yên, tương đương 24,5 tỷ USD.

* Thông tin vĩ mô trong nước:

- Tờ The Economist công bố chi tiết số liệu nợ công của từng nước. Cả thế giới đang chịu gánh nặng nợ hơn 39 nghìn tỷ USD. Theo số liệu của The Economist, nợ công của Việt Nam hiện ở mức hơn 50,5 tỷ USD. Mỗi năm, nợ công của Việt Nam tăng thêm khoảng 12,3%. Theo đó, mỗi người dân hiện gánh khoảng 578,64 USD tiền nợ mỗi năm.

- Trước tình hình biến động của giá vàng trong nước thời gian gần đây, Quyết định cấp quota nhập khẩu vàng đã được Ngân hàng Nhà nước ký ban hành chiều 7/10 và gửi tới một số doanh nghiệp.

- Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố số liệu cho thấy trong bảy tháng đầu năm nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt giá trị 7,9 tỷ USD, tăng 14% so với cùng thời gian này năm ngoái.

- Theo thống kê từ NHNN, tính đến ngày 16/9/2010, so với cuối năm trước, tổng phương tiện thanh toán tăng 18,5%, vốn huy động tăng 21,5%, tăng trưởng tín dụng đạt 17,81%.

- Ngân hàng Nhà nước vẫn mua ròng ngoại tệ : Lượng mua - bán cụ thể không được công bố, nhưng nguồn tin trên cho biết lượng ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước mua được vẫn lớn hơn lượng ngoại tệ bán ra hỗ trợ cho các ngân hàng.

- 9 tháng đầu năm 2010 chi trả kiều hối qua ngân hàng ước đạt trên 1,77 tỉ USD, bằng 109,5% so với cùng kỳ năm 2009.

- Tính đến cuối tháng 9/2010 tăng trưởng tín dụng của VN vào khoảng 19,5%. Trong tổng dư nợ toàn ngành hiện nay, dư nợ tín dụng khu vực phi sản xuất hiện nay là 385.000 tỷ đồng, tăng 18,2% - thấp hơn mức dư nợ chung của toàn hệ thống. Dư nợ cho vay BĐS 218.000 tỷ đồng, tăng 18%; Dư nợ cho vay chứng khoán 15.000 tỷ đồng, tăng 19,8%; Dư nợ tín dụng tiêu dùng 151.000 tỷ đồng, tăng 19,7%. Một số lĩnh vực sản xuất ưu tiên cho vay đều có mức tăng trưởng dư nợ cao: khu vực nông nghiệp - nông thôn tăng 19%; khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 20%.

NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ TUẦN GIAO DỊCH MỚI:
* Nhận định:

Có thể nói, tuần qua, thị trường chứng khoán VN đã dần hồi phục nhờ lực đỡ từ các blue-chips và khối ngoại. Tuy nhiên, những thông tin kinh tế trong nước ngày càng có diễn biến không thuận lợi cho thị trường trong 3 tháng cuối năm như: lạm phát, thâm hụt thương mại, giá vàng, đôla liên tục đi lên,... khiến đa số NĐT vẫn còn băn khoăn trong nhu cầu sở hữu chứng khoán thời điểm hiện tại. Chính vì thế dù thị trường có tăng điểm ở HOSE hay giảm điểm ở HNX thì thanh khoản vẫn đang trên đường đi xuống đều đặn qua mỗi tuần. Điều này cho thấy lực đỡ của NĐTNN và BBs không có tác dụng nhiều trong lúc này. Và khi mà họ không nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của các NĐT tầm trung và nhỏ - Điều không thể thiếu mỗi khi thị trường bước vào giai đoạn uptrend thì thị trường khó có thể đi lên như kỳ vọng.

Theo một báo cáo mới nhất thì tính đến cuối tháng 9/2010 tăng trưởng tín dụng của VN vào khoảng 19,5%. Trong đó dư nợ cho vay chứng khoán vào khoảng 15.000 tỷ đồng, tăng 19,8%. Như vậy có thể thấy về cơ bản thì dòng tiền vào TTCK vẫn tăng trưởng đều đặn và cao hơn mức tăng trưởng trung bình toàn hệ thống (con số thực tế chắc chắn còn cao hơn, vì một bộ phận không nhỏ đã chuyển đổi mục đích vay). Nhưng dòng tiền vào thì tăng mà tại sao TTCKVN trong năm nay gần như không có một con sóng nào đúng nghĩa??? Quan điểm cá nhân của tôi cho rằng mặc dù dòng tiền vào TTCK luôn tăng trưởng đều đặn nhưng trong năm nay có quá nhiều biến cố khiến dòng tiền ra còn nhiều hơn thế:

Thứ nhất là tổng giá trị chứng khoán phát hành ra công chúng trong 9 tháng đầu năm là khoảng 34.600 tỷ. Và nếu theo dự tính nếu các Ngân hàng đang chạy đua để tăng vốn và đạt chuẩn mà không chịu sát nhập, kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn của các công ty niêm yết không trì hoãn thì cũng từng đó số vốn cần có để hấp thụ hết trong những tháng cuối năm. Đây thực sự là con số đáng e ngại, chưa có lời giải.

Thứ 2 là việc rất nhiều các vụ bê bối đã được báo chí mạnh dạn đưa ra như sự việc các Ngân hàng cho vay hỗ trợ lãi xuất không đúng đối tượng vào năm 2009, hay vụ thanh tra toàn bộ Tập đoàn Vinashin,...đã khiến giới đầu cơ chùn bước...

Nói về Tập Đoàn Vinashin thì trong năm năm 2007, Ngân hàng Crédit Suisse Singapore đã đứng ra thu xếp cho tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin vay 600 triệu USD. Và bên vay sẽ bắt đầu trả nợ 10% giá trị khoản vay từ tháng thứ 42 kể từ ngày sử dụng vốn chưa kể lãi xuất. Như vậy ngày 26/12/2010 tới đây Vinashin sẽ phải trả 10% đầu tiên, tức 60 triệu USD (tương đương gần 1.200 tỷ). Nhìn một thực tế là Vinashin hiện tại không có tiền vì vừa qua Vinashin đang có khoản vay đến hạn trả là vay của Ngân hàng Natixis (Pháp) 25 triệu USD để đóng tàu chở dầu ở Dung Quất mà chưa trả được (Chính phủ mới đồng ý cho Vinashin vay 3 triệu USD để trả trước cho Natixis). Chính vì thế bài toán Vinashin sẽ không chỉ là bài toán hóc búa còn kéo dài nhiều năm mà chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến các Tập đoàn khác của Việt nam trong việc tìm kiếm nguồn vốn ngoại trong tương lai.

Không chỉ dừng lại ở đó, vụ bê bối Vinashin đang bị phang phui và điều tra tới từng cán bộ chủ chốt. Cũng vì thế mà lãnh đạo tập đoàn thay đổi liên tục, và chắc chắn điều này đã khiến những "đại gia" liên quan đến Vinashin "giật mình" và không dám đẩy mạnh vào TTCK, thậm chí còn muốn rút dần tiền ra khỏi thị trường nhằm đảm bảo tài sản hiện có của mình.

Trong tuần giao dịch sắp tới thông tin kết quả kinh doanh quý III sẽ tiếp tục được các doanh nghiệp công bố. Và chắc chắn sẽ có những báo cáo khả quan nhưng theo quan điểm của tôi thị trườn khó có thể tạo ra con sóng kiểu như năm 2009. Và mọi kỳ vọng chắc chắn sẽ chỉ đến từ 1 vài nhóm nhỏ với mức lợi nhuận trung bình, còn đa số sẽ vẫn giao động ở mức giá hiện tại, hoặc giảm điểm nhẹ nhàng.

* Khuyến nghị:

Những lý do về vĩ mô không khả quan, hay tăng nguồn cung trong thời gian tới đã dần phản ánh vào giá từng cổ phiếu suốt thời gian vừa qua, nên khó có thể lấy đó làm lý do khiến thị trường tiếp tục suy giảm thêm nữa, nhưng những lý do để đẩy thị trường lên thì cũng chưa thấy đâu (ngoại trừ yếu tố tâm lý chờ đợi vào KQKD Quý 3 sắp công bố).

Tuy nhiên đứng trên khía cạnh của một nhà phân tích, tôi cho rằng nền kinh tế Việt Nam và cả TTCK đang đứng trước những rủi ro khá lớn về chính sách (dự kiến trong năm nay Việt nam có thể sẽ phá giá đồng nội tệ thêm một lần nữa và chắc chắn tỷ giá USD sẽ lớn hơn 20.000đ vào cuối năm là hoàn toàn có thể, hay việc hạn chế cho vay CK,...). Chính vì vậy, khuyến nghị với các NĐT chứng khoán lúc này là hạn chế tham gia thị trường, đặc biệt là khi thị trường đột ngột tăng. Mọi người không lên mua đuổi để rồi 4 ngày sau lại phải băn khoăn cutloss, chỉ nên mua khi thị trường suy giảm trở lại, và cũng chỉ tham gia ở mức độ vừa phải. Tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ tối đa khi VN-Index ở mức cân bằng 450 điểm là tầm 20-50% tùy vào kinh nghiệm của từng người. Danh mục cổ phiếu nắm giữ chủ yếu là BCs hoặc các cổ phiếu đang ở tầng giá bền trong suốt thời gian qua, lại có dự báo về kết quả kinh doanh quý 3 là khả quan để kỳ vọng vào con sóng nhỏ của chúng trong tương lai ngắn.

Dự đoán: Tuần giao dịch từ ngày 11-15.10.2010 VN-Index giao động trong biên độ từ 445-470 điểm.

Link gốc: http://cophieuluotsong.com/nhandinh....&maDM=1&ID=335

Chúc mọi người đón Đại Lễ 1.000 năm Thăng Long vui vẻ, đầm ấm trong không khí hào hùng đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Và xin kính chúc một tuần giao dịch mới may mắn và thành công.

CỔ PHIẾU CÓ LỰC CẦU MẠNH:

* SÀN HOSE: AGR, BTT, DLG, DMC, SBT, TTP, VKP, VPH.

* SÀN HNX: TIG, VFR.

DANH SÁCH CỔ PHIẾU THEO DÕI:

* SÀN HOSE: ASM, HAP, KSA, PPC, SBT.

* SÀN HNX: HBS, SHB.

CỔ PHIẾU CÓ KHẢ NĂNG ĐẢO CHIỀU NGẮN HẠN:

* Đảo chiều giảm:

- Sàn HOSE: DTA, PDR, SAM, SHI, VST.

- Sàn HNX: QTC.

* Đảo chiều tăng:

- Sàn HOSE: GIL, GTT, VKP.

- Sàn HNX: N/A.

Nguyễn Trung Kiên