Chủ đề: Tâm lý thị trường chứng khoán
Threaded View
-
19-02-2013 01:05 AM #1
Junior Member- Ngày tham gia
- Feb 2013
- Bài viết
- 54
- Được cám ơn 11 lần trong 9 bài gởi
Tâm lý thị trường chứng khoán
Để cho thuận lợi có lẽ chúng ta nên bắt đầu bằng cách tìm lại nguồn gốc sâu xa của 1 chu kỳ đầu cơ điển hình, 1 kịch bản lâu nay vẫn lặp đi lặp lại, hết lần này đến lần khác, hết năm này sang năm khác ở các TTCK và đầu cơ trên toàn thế giới - và có lẽ sẽ còn tiếp diễn chừng nào giá cả vẫn được định đoạt thông qua quá trình tranh giành lợi ích giữa người bán và người mua còn con người thì vẫn mải miết chạy đua tìm kiếm lợi nhuận và tránh xa khỏi thua lỗ.
Ban đầu, giao dịch không hề sôi động, giá cả biến động rất ít còn công chúng thì hầu như chẳng để tâm chút nào tới thị trường. Sau đó giá cả có dấu hiệu nhích lên đôi chút, nhưng mơ hồ đến nỗi khó mà cảm nhận được. Không có lý do hợp lý nào giải thích cho điều này và mọi người đều cho rằng nó chỉ là hiện tượng nhất thời gây ra bởi 1 vài giao dịch của các nhà kinh doanh chuyên nghiệp. Tất nhiên, trên thị trường lúc này, cũng như mọi thời điểm khác, luôn có một lượng cổ phiếu nào đó đã được bán khống, đang “ngủ yên” chờ đợi thời cơ để trả lại. Bởi 1 cổ phiếu có tính đầu cơ cao hiếm khi có thể thoát khỏi vòng xoáy của hoạt động đầu cơ kiểu này.
Ít lâu sau, 1 đợt tăng điểm khác lại diễn ra, lần này mạnh mẽ hơn lần đầu đôi chút. Một số nhà kinh doanh nhạy bén ngay lập tức nắm bắt xu hướng và bắt đầu mua vào. Nhưng công chúng thì vẫn thờ ơ còn lượng cổ phiếu đang chờ được mua lại vẫn tiếp tục “ngủ yên” bởi phần lớn trong số chúng đã được vay để bán ra với giá cao hơn giá hiện tại rất nhiều.
Dần dần, giá cả tăng mạnh hơn và bắt đầu ở vào mức cao. Một số người đang nợ cổ phiếu tỏ ra e ngại, họ tiến hành mua vào, hoặc là để bảo toàn 1 phần lợi nhuận, hoặc là để tránh không thua lỗ. Xu hướng tăng trở nên rõ rệt và 1 làn sóng mạnh mẽ những người kinh doanh bắt đầu nhận ra điều đó, họ nhào theo con sóng và tích cực mua vào. Công chúng cũng nhận thấy sự tăng giá và 1 mặt bắt đầu nghĩ rằng thị trường có thể sẽ còn tiến xa hơn nữa, thế nhưng mặt khác vẫn cho rằng cơ hội để mua vào vẫn còn đang ở phía trước khi thị trường có phản ứng điều chỉnh.
Chẳng lấy gì làm lạ khi kịch bản ấy không hề diễn ra. Những người chần chừ đã không có cơ hội để mua vào nữa. giá cả càng lúc càng vọt lên nhanh hơn. Đương nhiên cũng có những khoảng thời gian nó có vẻ chững lại nhưng cứ mỗi lần như thế thị trường lại có vẻ “quá mong manh để có thể mạo hiểm”. Và đến khi tăng trở lại, giá cả thường diễn biến rất nhanh với mức tăng nhảy vọt khiến cho những nhà đầu tư hay do dự này bị tụt lại phía sau ngày càng xa hơn.
Dần dần ngay cả những tay bán khống lì lợm nhất cũng phải lo lắng trước khoản nợ đang tăng lên từng ngày từng giờ và bắt đầu mua vào với số lượng lớn. Dù niềm tin của họ vào xu hướng giá giảm có chắc chắn đến đâu thì rốt cuộc, họ vẫn phải đầu hàng sau khi chứng kiến hết đợt tăng điểm này đến đợt tăng điểm khác. Họ buộc phải mua lại tất cả những gì có thể rồi tự an ủi rằng mình sẽ không phải gánh thêm khoản thua lỗ nào nữa.
Lúc này đám đông công chúng bắt đầu kết luận rằng thị trường hiện nay “quá vững chắc để có thể đảo chiều” và điều duy nhất nên làm là “mua vào bằng bất cứ giá nào”. Suy nghĩ này lại làm xuất hiện 1 làn sóng mua vào mạnh mẽ hơn nữa và điều này – đến lượt nó – lại đẩy giá cả lên những mặt bằng mới, cao hơn.
Việc giá cả bị đẩy lên cao tới mức nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế. Nếu tín dụng được thả lỏng và các ngành kinh doanh nói chung đang trong giai đoạn phát đạt thì có thể hy vọng vào 1 đợt tăng điểm kéo dài, còn nếu các ngân hàng siết chặt cho vay trong khi sản xuất kinh doanh chẳng lấy gì làm sôi động thì sức tăng chắc chắn sẽ chỉ ở 1 mức giới hạn nào đó.
Đến 1 lúc nào đó, dường như tất cả đều đang mua vào. Giá cả trở nên rối loạn. Một cổ phiếu có thể tăng vọt và khiến những tay bán khống kiên cường nhất cũng phải hốt hoảng. Một vài CP khác cũng dao động mạnh không kém, tuy chỉ là quanh một mức nhất định, giống như chiếc tàu khổng lồ chạy bằng guồng nước đang cố thoát khỏi chỗ cạn trên bãi cát ở cửa sông.
Nhưng rồi cuối cùng TT cũng phải đi xuống chút ít, nếu không nói là điều chỉnh mạnh, nó tròng trành như thể chiếc thuyền đang bị cơn bão lớn đe dọa nuốt trôi tất cả hàng hóa trên boong. Đây lại được xem như một “sự điều chỉnh tích cực”, mặc dù nó chẳng có lợi cho ai ngoài những nhà đầu cơ theo giá giảm. Nhưng sau chút sóng gió, giá cả lại trở lại mức cao như cũ và mọi người đều hài lòng, ngoại trừ 1 vài kẻ bảo thủ nhất vẫn còn ảo tưởng về xu hướng đi xuống vững chắc của TT. Họ sẽ lập tức bị coi như những kẻ tầm thường chỉ đáng làm chủ đề cho những câu chuyện phiếm.
Kỳ lạ thay, dù giá cả đang ở mức cao và mọi người đều đang mua vào nhưng dường như vẫn luôn có đủ cổ phiếu chào bán cho những người mới muốn tham gia TT. Và 1 vài tư duy kỳ quặc để dành thời gian làm bận đầu mình với những điều như thế còn nhận ra rằng giá CP nói chung giờ đây không còn tăng mạnh như trước nữa, nếu không muốn nói là dậm chân tại chỗ.
Khi thị trường đang sôi động với lượng người tham gia đông đảo, một lượng bán chốt lời có thể được hấp thụ trong vòng 3,4 ngày hay 1 tuần, sau đó giá cả mới giảm xuống.
Một khi khoảng trùng trình ở đỉnh TT bị phá vỡ, đà sụt giảm sẽ có tốc độ nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng giá trước đó, nguồn cung nhanh chóng tăng lên và CP được chuyển qua chuyển lại hết nhà đầu cơ này đến nhà đầu cơ khác với mức giá ngày 1 thấp hơn….
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
So sánh thị trường ngoại hối; vàng và thị trường chứng khoán
By an2011 in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 0Bài viết cuối: 19-12-2011, 03:55 PM -
Nhận định Thị trường Chứng khoán và Thị trường Vàng hàng tuần.
By kieudiemvje in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 0Bài viết cuối: 10-11-2011, 08:57 AM -
Bảng câu hỏi khảo sát nghiên cứu tâm lý hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
By hanh0289 in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 12-03-2011, 11:23 PM
Bookmarks