Chủ đề: PHÂN TÍCH BMI và VNR!
Threaded View
-
04-09-2008 05:11 PM #2
- Ngày tham gia
- Sep 2008
- Bài viết
- 2
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: VNR cổ phiếu bị lãng quên ?
BẢO HIỂM BẢO MINH (BMI) SNAPSHOT[/b]
I. Diễn
biến giá thị trường[/b]
[table]
Giá thấp nhất 52 tuần
|
16.80
|
Giá cao nhất 52 tuần
|
114.57
|
Thị giá vốn(tỷ VND)
|
1,812
|
Số CP đang lưu hành
|
75,500,000
|
Tỷ lệ cổ tức/Mệnh giá
|
700(7.00%)
|
EPS dư kiến
|
3,000
|
ROA
|
3.61%
|
ROE
|
7.20%
|
Đòn bẩy TC
|
1.65
|
P/E dự kiến
|
13x
|
[/table]
Cơ cấu cổ đông[/b]
1 Vốn nhà nước - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn
Nhà nước: 50,70%
2 Tổng công ty Hàng không Việt Nam: 5,63%
3 Tổng công ty Sông Đà:
3,22%
4 Tổng công ty Lương thực Miền nam: 2,62%
5 Tổng công ty Hàng hải Việt Nam: 1,61%
6 Tổng công ty Hoá chất Việt Nam: 1,61%
7 Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam: 1,61%
8 Tổng công ty cổ phần XNK Xây dựng VN: 1,61%
10 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN: 0,80%
11 Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp: 0,80%
12 Tổng công ty Thành An: 0,57%
13.Tập đòan Bảo hiểm AXA
(Pháp) 16.6%
TỔNG CỘNG 87.4%
Cơ cấu sở hữu theo nhóm:
- Nhà nước: 50.7%
- Nước ngoài: 24.6%
II. Tình hình tài chính:
A. Báo cáo tài chính:[/b]
Market Cap của BMI là 2.500
tỉ
BCTC ngày 30/6/08:
- Tiền
mặt là 370
tỉ
- Các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: 795
tỉ
- Các
khoản đầu tư tài chính dài hạn: 1.285
tỉ
- TSCĐ
& dài hạn khác: 230
tỉ
- Nợ
phải trả: 381
tỉ
- Dự
phòng phí: 965
tỉ
Khoản dự phòng phí được tích
lũy dần và sẽ tái hoàn nhập (thông qua giảm chi phí dự phòng hoạt động bảo hiểm
hàng năm) trừ khi có khoản phát sinh bảo hiểm lớn. Do đó đây là khoản tài sản
vô hình, mặc dù có thể phải chi trả nếu xảy ra phát sinh lớn.
Một phần dự phòng phí tổn
thất lớn sau khi hoàn nhập sẽ dùng để tăng vốn điều lệ, như trường hợp BMI giai
đoạn cổ phần hóa tăng vốn từ 170 tỉ lên 300 tỉ.
Market cap (2.500 ti) nhỏ hơn:
Tiền mặt (370 ti) + đầu tư tài chính ngắn hạn (795 ti) + đầu tư tài chính dài
hạn (1.285 ti) + TSCĐ (230 ti) – Nợ phải trả (381 ti).
Giá trị tài sản của BMI lên
đến 2.300 tỉ (tiền & tương đương tiền). Dự phòng phí (965 tỉ) là khoản vừa
là phải trả (nếu xảy ra thiên tai, tai nạn lớn) vừa là tài sản tiềm ẩn (nếu sau
một vài năm không phát sinh sẽ được trích lại lợi nhuận thông qua hình thức
giảm chi phí dự phòng hằng năm cho bảo hiểm).
Tòa nhà của BMI tại Tôn Thất
Đạm và Nguyễn Công Trứ có giá trị 900 tỉ đến 1000 tỉ. Thương hiệu mạnh và thị
phần đứng thứ 3 trên thị trường (sau Bảo Việt & PVI). Tuy nhiên Bảo Việt có
vốn lớn gấp 10 lần BMI. PVI được độc quyền bảo hiểm từ tập đoàn mẹ là Petro Vietnam.
BMI có thặng dư lớn: 1.133 tỉ
từ AXA (Cổ đông chiến lược, tập đoàn bảo hiểm Pháp).
B. Hoạt động kinh doanh:[/b]
[/b]
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
hoạch toán lợi nhuận vào cuối năm, do phải dự phòng khả năng tai nạn hoặc thiên
tai. Nhưng sau 9 tháng, tình hình không có thiên tai nặng nào đối với ngành bảo
hiểm. Khoản dự phòng phí 965 tỉ nếu được duy trì thì trích dự phòng bảo hiểm
sẽ, chi phí hoạt động sẽ thấp hơn. Đây là lợi nhuận tiềm ẩn. Trong balance
sheet, khoản này hiện là phải trả nhưng sẽ không phải thanh toán cho người mua
bảo hiểm nếu không có tai nạn hoặc sự kiện nào xảy ra.
Đặc thù của đầu tư tài chính
của DN Bảo hiểm là đầu tư lãi suất Ngân hàng, liên ngân hàng, mua/bán trái
phiếu chính phủ. Trong cuối quý 2 vừa qua, BMI tham gia mua lại trái phiếu với
mức yield rất cao (22%-24%) trong khi NĐT nước ngoài bán tháo do lo ngại tỉ giá
USD/VND. Hiện tại, yield thị trường giảm còn 16%-17%. BMI có khả năng đạt lợi
nhuận quý III/08 cao do thu nhập tài chính.
III. Hoạt
động ngành bảo hiểm và thị phần:[/b]
[/b]
A. Ngành:[/b]
6 tháng đầu năm GDP tăng
trưởng 6,5%. Sản xuất nông nghiệp đạt 18 triệu tấn thóc (sản lượng lớn thứ 2 sau
năm 2006), giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 93.100 tỉ đồng tăng 4,3%. Giá trị
sản lượng công nghiệp đạt 326.000 tỉ đồng tăng 16,5%, Xuất khẩu đạt 29,7 tỉ
USD, tăng 31,8%. Nhập khẩu đạt 44,5 tỉ USD, tăng 60,3% với mức nhập siêu 14,7
tỉ USD làm cho khan hiếm ngoại tệ đẩy tỉ giá lên cao, tác động đến tăng giá lạm
phát. Chỉ số lạm phát 06 tháng đầu năm là 18,44%, tuy nhiên tháng 6 đã khống
chế được giá tiêu dùng là 2,14% là điều đáng mừng.
Bước sang tháng 7, tình hình
thị trường tài chính giá cả đã có nhiều dấu hiệu tích cực, thị trường chứng
khoán đã dần dần khôi phục, các Ngân hàng đã bắt đầu giảm lãi suất huy động và
lãi suất cho vay, nhiều mặt hàng đã bước đầu giảm giá. Đầu tư nước ngoài đạt
hơn 31 tỉ USD trong đó có những dự án lớn như Cảng và Luyện kim Vũng Áng Hà
Tĩnh 7,897 tỉ USD, lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa 6,2 tỉ USD, khu du lịch tổng hợp
Hồ Tràm Vũng Tàu 4,23 tỉ USD…
Những yếu tố trên đã tác động
lớn đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
B. Bảo Minh:[/b]
06 tháng đầu năm bảo hiểm phi
nhân thọ đạt doanh thu 5.562 tỉ đồng tăng 43% so với cùng kỳ năm 2007. Dẫn đầu
doanh thu là Bảo Việt 1.700 tỉ đồng, PVI 1.124 tỉ đồng, Bảo Minh 997 tỉ đồng,
PJICO 511 tỉ đồng. Chiếm tỉ trọng lớn là các nghiệp vụ bảo hiểm Xe cơ giới
1.699 tỉ đồng, BH thân tàu và TNDS chủ tàu 602 tỉ đồng, BH sức khỏe và tai nạn
con người 583 tỉ đồng. Toàn thị trường đã giải quyết bồi thường 1.940 tỉ đồng
tỉ lệ bồi thường 35%. Top 3 nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao bao gồm BH Con
người 55,5%, BH Thân tàu và TNDS chủ tàu 49,2%, BH Xe cơ giới 44,5%. Top 3
doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao bao gồm Bảo Long 50,4%, PVI 43%, Bảo Minh
41,3%
Bảo hiểm Xe cơ giới là nghiệp
vụ bảo hiểm có doanh thu cao nhất, đạt 1.700 tỉ đồng. Dẫn đầu là Bảo Việt 523
tỉ đồng, Bảo Minh 319 tỉ đồng, PJICO289 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường là 756
tỉ đồng, chiếm 44,4%.
Bảo hiểm kỹ thuật có doanh
thu đứng thứ hai trên thị trường 1.191 tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kì 2007,
trong đó BH Xây dựng lắp đặt 457 tỉ đồng tăng 14,7%, BH thiết bị điện tử đạt 32
tỉ đồng tăng 669% so với cùng kì 2007, BH máy móc thiết bị đạt 18 tỉ đồng giảm
46,2% so với cùng kì 2007, Bảo hiểm Dầu khí đạt 326 tỉ đồng, giảm 20,4%. Ngoài
ra các nghiệp vụ BH khác trong BH Kỹ thuật đạt 432 tỉ đồng cũng tăng 150%. Dẫn
đầu doanh thu BH Xây dựng lắp đặt là PVI 217 tỉ đồng, Bảo Việt 122 tỉ đồng, BIC
24,7 tỉ đồng. Dẫn đầu doanh thu BH máy móc thiết bị là UIC 4 tỉ đồng và Bảo
Việt 3,6 tỉ đồng. Dẫn đầu doanh thu Bảo hiểm Dầu khí PVI 323 tỉ đồng, UIC 2,4
tỉ đồng. Dẫn đầu doanh thu BH Thiết bị điện tử là PTI 27 tỉ đồng, Bảo Việt 2,3
tỉ đồng, MIC 2,2 tỉ đồng. Top 03 doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao trong BH
Kỹ thuật là PJICO 62,2%, Bảo Minh 60%,
Bảo Long 56%
Bảo hiểm Thân tàu và TNDS của
chủ tàu có doanh thu đứng thứ ba trên thị trường 602 tỉ đồng tăng 45,7% so với
cùng kỳ năm 2007. Dẫn đầu về doanh thu là PVI 193 tỉ đồng, Bảo Việt 187 tỉ
đồng, Bảo Minh 106 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường là 296 tỉ đồng chiếm 49,2%
doanh thu. Doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là Bảo Long 50,4%, , PVI 43%,
Bảo Minh 41,3%.
Bảo hiểm Con người đạt doanh
thu 577,8 tỉ đồng tăng 44,3% so với cùng kì năm 2007. Dẫn đầu là Bảo Việt 264,5
tỉ đồng, Bảo Minh 133,9 tỉ đồng, PVI 41 tỉ đồng. Tổng số tiền đã giải quyết bồi
thường là 320,7 tỉ đồng chiếm 55,5% doanh thu. Bồi thường có tỉ lệ cao là PJICO
83%, Bảo Việt 65%, PTI 63,5%, Bảo Minh 63%, Bảo Ngân 54%, Groupama 51%
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
đạt doanh thu 472,3 tỉ đồng tăng 59,8% so với cùng kì năm 2007. Dẫn đầu là Bảo
Việt 153 tỉ đồng, Bảo Minh 85 tỉ đồng, PJICO 56,7 tỉ đồng, PVI 41,7 tỉ đồng.
Bồi thường có tỉ lệ cao là Bảo Long 74,8%, MIC 29%, PTI 25%.
Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi
ro đạt doanh thu 457 tỉ đồng đã tăng 9% so với cùng kỳ năm 2007. Dẫn đầu doanh
thu là Bảo Minh 119,6 tỉ đồng tiếp đến là Bảo Việt 89,5 tỉ đồng, PVI 88,5 tỉ
đồng, PJICO 28 tỉ đồng. Bồi thường có tỉ lệ cao là VASS 59,4%, PTI 52,6%
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks