Kiềm chế lạm phát qua góc nhìn của chuyên gia, nhà quản lý
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Kiềm chế lạm phát qua góc nhìn của chuyên gia, nhà quản lý

      Năm 2013, kinh tế được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn. Tình trạng sản xuất kinh doanh yếu là một trong những yếu tố khiến lạm phát có thể tăng chậm.


      Xem bài viết: Kiềm chế lạm phát qua góc nhìn của chuyên gia, nhà quản lý

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Mp (03/02/2013 14:42)

      Một khi xác định đúng hướng đi thì không cần quá quan tâm đến CPI.

      Các mục tiêu cần phải đạt được như sau:

      - Cán cân tổng thể tiếp tục đạt mức thặng dư.

      - Kiềm chế lạm phát bền vững có nghĩa là đầu tư sản xuất phải có hiệu quả. Chứ nếu dùng các biện pháp áp đặt mang tính tình thế của nhà nước như cắt giảm không cho đầu tư, cắt giảm không cho vay thì sẽ càng khó khăn hơn cho hoạt động của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.

      - Đầu tư cho cho sở hạ tầng thì không nên co cụm, cắt giảm mà thậm chí phải tăng cường đầu tư vì đó là thứ đầu tư cho tương lai của cả KT lẫn XH, nhưng nhất thiết phải đảm bảo không thất thoát, tham nhũng.

      - Đồng USD nếu tiếp tục mất giá thì VN đành phải chấp nhận một thứ lạm phát từ bên ngoài do VN là nước nhập khẩu hàng hóa, trong đó có cả gia công để rồi đem đi xuất khẩu lại.
      .......

      Trong một nên KT không nhất thiết phải nhất nhất quan tâm đến CPI, rồi luôn luôn bị cái chỉ số này chi phối, đâm ra trong điều hành chính sách mất hẳn "yếu tố tự nhiên", điều nay là rất nguy hiểm. Kinh nghiệm thì đã có rất nhiều rồi. Cứ từ lạm phát quay sang thắt chặt, thấy thắt chặt không ổn lại quay sang bơm tiền. Bơm tiền thế là lạm phát tăng lên, lại quay ngoắt sang thắt chặt. Đó là cách điều hành "dở hơi". Đó là cách điều hành ở hai đầu của cái Bập bênh, hết bập lại đến bùng, không thần kinh mới là lạ.

      Hiệu quả mới quyết định giữ lạm phát ở mức ổn định.

      Ở VN quá trình phân phối phải qua rất nhiều cấp, chỉ riêng điều đó thôi đã đẩy chi phí tăng cao lên rất nhiều. Làm thế nào từ khâu thu mua đến tay người tiêu dùng qua ít "cầu" nhất đó là điều phải nên suy nghĩ cách làm, thay vì cứ loay hoay kêu ca rằng CPI chắc chắn tăng.

      Phải chăng vì VN đội quân thất nghiệp quấ nhiều nên cứ để qua nhiều khâu trung gian để mỗi người có ăn một tí. Kết qủa là gì? là hàng đến người tiêu dùng (người mua cuối cùng của cả chuỗi lưu thông) phải mua cái giá không phản ánh mức chi phí đáng ra người ta phải chi mà phải mua với cái giá cao hơn rất nhiều cái giá đáng lẽ phải có. Có nghĩa là người tiêu dùng phải trả cho cả chi phí vô lý, phi lý mà ở VN là rất phổ biến.

      Nói thì còn nhiều lắm nhưng kết một câu: để lạm phát thấp và ổn định không có gì ngoài hiệu quả đầu tư tốt và năng suất lao động cao. Mọi thứ mà hiệu quả thì làm gì có cửa cho tham nhũng, tham ô. Thế thôi.

      Còn lạm phát do bên ngoài tác động thì phải lường trước và chủ động trong hoạch định bao gồm kế hoạch và chiến lược.

      Chứ tôi thấy người ta đưa một vẫn đề "đằng Đông" thì lại cứ mang những lý luận "đằng Tây" ra mà phản biện, rồi làm rối cả lên.

      Mà nhân đây tôi cũng nói luôn, làm kinh tế thì đảo qua mấy ông Lịch sử tư vấn xem thế nào, rồi quyết, chứ đừng có bắt đầu triển khai, thế là mấy ông Lịch sử ra ý kiến thế này thế kia. Mấy ông quản lý thấy thế ngại, cho dừng, vì không dám chịu trách nhiệm. Lây dây một hồi, mới quyết định làm tiếp, đó là điều cấm kỵ.

      Đơn cử 1 VD luôn: Đường từ Liễu giai qua đê để sang sát Hồ Tây. Đang làm mấy ông lịch sử "phán" thế là dừng lại. Rồi lại mấy năm sau mới tiếp tục làm.

      Nhiều khi toàn từ quá tả, rồi lại quá hữu.

      Trước kia thì vô cớ cho phá Đền, Đình, Miếu, Chùa.

      Bây giờ thì lại sao, không ai dám động vào. Lấy đường Nguyễn phong Sắc kéo dài làm VD: Chỉ vì vướng một ngôi chùa nhỏ ở Dịch vọng Hậu, thế là đường kéo dài ở chỗ nối thuộc loại "không giống ai" vì nếu làm thẳng phải dỡ bỏ ngôi chùa. Ngã tư đó không thể làm được cái "bùng binh" cho nó ra hồn. Một khi dỡ Đình, Đền, Chùa... có "cớ" đàng hoàng là mở đường, làm sao mà phải "sợ" đến như vậy. Từ To đến Bé không ai dám quyết, cuối cùng là chấp nhận làm con đường "gãy khúc". Có cớ để làm cho nhân gian trên trần thế tốt đẹp hơn sao không ai dám đứng ra "Thỉnh" để xin rồi xây trả chùa ở một vị trí trang nghiêm khác. Làm gì có Phật nào lại gây khó dễ hoặc "vật" lại một việc có lợi cho toàn chúng sinh.

      Một khi mà sự "chịu trách nhiệm" kém, hay có thể nói là chả dại gì đứng ra quyết việc cho thiên hạ trong khi cái lợi của mình chưa thấy


      Xem bài viết: Kiềm chế lạm phát qua góc nhìn của chuyên gia, nhà quản lý

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Kiềm chế lạm phát vẫn là ưu tiên hàng đầu
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 31-01-2013, 01:31 AM
    2. Góc nhìn 15/05: Hạn chế mua bình quân giá
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 16-05-2012, 08:22 AM
    3. Trả lời: 3
      Bài viết cuối: 11-01-2012, 10:15 PM
    4. Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 01-07-2011, 10:47 PM
    5. Lạm phát có được kiềm chế khi lãi suất ngầm vẫn tăng?
      By thienchien in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 16-12-2010, 10:23 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình