Soncanh - Phan tich NKD
  • Thông báo


    + Reply to Article
    Kết quả 1 đến 1 của 1

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jul 2010
      Bài viết
      100
      Được cám ơn 40 lần trong 23 bài gởi

      Mặc định Soncanh - Phan tich NKD

      Ngày phân tích: 07/02/2006
      Thời hạn hiệu lực của bản phân tích: 30/10/2006
      GIỚI THIỆU CÔNG TY
      - Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh đô miền Bắc (gọi tắt là CTCP Kinh đô miền Bắc) được thành lập ngày 28/01/2000 và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 1/9/2001.
      - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000001 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 28 tháng 01 năm 2000, trong đó vốn điều lệ ban đầu là: 10.000 triệu đồng.
      - Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và bánh cao cấp các loại; mua bán lương thực, thực phẩm.
      Công ty có một công ty con là Công ty cổ phần Thương mại và Hợp tác Quốc tế Hà Nội (HTIC), vốn điều lệ là 1 tỷ đồng trong đó CTCP Kinh đô miền Bắc nắm giữ 75,73% vốn điều lệ.
      Qua 06 năm hoạt động, từ số vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng, qua 5 lần tăng vốn đến nay vốn điều lệ của Công ty là 70 tỷ đồng với cơ cấu sở hữu: cổ đông trong doanh nghiệp chiếm 63,93 % vốn điều lệ (7 người), cổ đông ngoài doanh nghiệp chiếm 36,07% vốn điều lệ (168 người).
      Ngày 02/12/2004, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy phép niêm yết số 33/UBCK- GPNY cho phép Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc được niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết từ ngày 15/12/2004 tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành Phố HCM.

      MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ NKD
      v Tên gọi đầy đủ: Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh đô miền Bắc (gọi tắt là CTCP Kinh đô miền Bắc)
      v Tên giao dịch Quốc tế: North Kinh Do Food Joint-Stock Corporation.
      v Tên viết tắt: North Kinhdo Corporation
      v Tên giao dịch (Mã chứng khoán): NKD
      v Biểu tượng của Công ty:
      v Vốn điều lệ hiện nay: 70.000.000.000 đồng (70 tỷ việt nam đồng).
      v Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp cổ phần (đại chúng).
      v Trụ sở chính: Km số 22, Đường 5, Thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Việt nam.
      v Điện thoại: (84-321) 942 128 Fax: (84-321) 943 146
      v Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT: Trần Kim Thành
      v Kế toán trưởng: Lê Cao Thuần
      v Người phụ trách công bố thông tin: Lê Cao Thuần
      v Điện thoại liên lạc: (84-321) 942 128
      v E-mail:
      v Website: www.kinhdofood.com
      v Hình ảnh Công ty: Logo với biểu tượng là một chiếc vương miện thể hiện ước muốn chinh phục các thị trường bánh kẹo.
      v Ngành nghề kinh doanh:
      Ø Sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và bánh cao cấp các loại;
      Ø Mua bán lương thực, thực phẩm.

      1. Lịch sử hình thành: Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh đô miền Bắc (gọi tắt là CTCP Kinh đô miền Bắc) được thành lập ngày 28/01/2000 với số vốn ban đầu là 10 tỷ đồng trong đó công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm và xây dựng Kinhdo chiếm 60% và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 1/9/2001.
      v Ngày 11/08/2000, Công ty tăng vốn lên 13 tỷ đồng.
      v Ngày 09/01/2001, Công ty thực phẩm Kinhdo miền Bắc chính thức hoạt động.
      v Ngày 30/01/2002, Công ty tăng vốn lên 23.7 tỷ đồng.
      v Ngày 28/01/2003, Công ty tăng vốn lên 28,44 tỷ đồng.
      v Ngày 08/06/2004, Công ty tăng vốn lên 50 tỷ đồng, trong đó Công ty Xây dựng và chế biến thực phẩm Công ty đóng góp 47,82% (vào ngày 30/09/2004).
      v Tháng 12/2005, Công ty tăng vốn lên 70 tỷ đồng.
      2. Cơ cấu sở hữu:

      Cổ đông hiện thời
      Số cổ phiếu
      %
      Cổ đông trong Công ty
      4,475,100
      63.93%
      Cổ đông ngoài công ty
      2,524,900
      36.07%
      - Prudential
      532,000
      7.6%
      - Arisaig ASEAN Fund Limited
      743,500
      10.6%
      -Cổ đông nhỏ lẻ khác
      1,249,400
      17.87%
      Tổng cộng số cổ phiếu lưu hành
      7,000,000
      100%

      3. Lĩnh vực hoạt động chính
      Sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo với các sản phẩm chủ yếu sau:
      - Các loại bánh ngọt, bánh bích quy, cracker với các nhãn hiệu như: Always, Amara, Bingo, Bis to go, Classe, Heart to Heart…
      - Các loại bánh kem, bánh Bakery, bánh su, bánh Pizza với các nhãn hiệu như: Fest, FingoS, Just 4 U, Ole!Ole…
      - Các sản phẩm bánh mì công nghiệp, bánh sandwich.
      - Sản phẩm snack với các nhãn hiệu: Sachi, 9 holes, Big sea…
      - Các sản phẩm kẹo, socola như: Chocolate Ball, GOVIDA, Koko Choco, Star Balls…
      - Bánh Trung thu…
      4. Thị trường sản phẩm
      Thị phần của Công ty hiện chiếm khoảng 30% thị trường bánh kẹo phía Bắc với phạm vi từ Hà Tĩnh trở ra, mục tiêu những năm tới phấn đấu nâng thị phần lên mức 40%.
      Công ty đã xuất khẩu được những lô hàng đầu tiên sang các thị trường Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Đức và Mỹ…
      Sản phẩm bánh kẹo của Kinhdo có hương vị thơm ngon, chất lượng cao, mẫu mã sang trọng, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Công ty nghiên cứu các sản phẩm chất lượng cao, giàu dinh dưỡng, ít đường, giàu canxi, vitamin DHA.
      5. Năng lực quản trị, điều hành của Ban lãnh đạo
      Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo của Công ty Kinh đô Miền Bắc cũng là thành viên chủ chốt trong Ban lãnh đạo của hệ thống công ty Kinh đô. Ông Trần Kim Thành Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Kinh đô Miền Bắc cũng đồng thời là Chủ tịch HĐTV, HĐQT các công ty trong nhóm Kinhdo Group. Ban lãnh đạo Công ty Kinh đô Miền Bắc cũng như Kinhdo Group là những người nhiều kinh nghiệm thương trường, có năng lực quản lý, lãnh đạo rất tốt, đưa Kinh Đô thành thương hiệu số 1 trong ngành bánh kẹo hiện nay.
      6. Trình độ Công nghệ, năng lực sản xuất, sản phẩm
      Về trình độ công nghệ, so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề ở Việt Nam, xét trên các phương diện máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất và năng lực nhân sự, Kinh đô miền Bắc đều có nhiều ưu điểm vượt trội với công nghệ sản xuất hiện đại và hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ của Công ty.
      Một trong những sản phẩm chiến lược của Kinh đô là bánh Crackers chiếm đến 35% thị phần cả nước. Công ty đã kịp thời nắm bắt xu hướng về sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu tiêu thụ các loại sản phâẩ thực phẩm cao cấp của người tiêu dùng để từ đó nghiên cứu và cho ra đời kịp thời dòng sản phẩm mới có hàm lượng dinh dưỡng cao như bánh Crackers bổ sung Canxi, DHA, các loại Vitamin…, các sản phẩm này đã nhanh chóng được người tiêu dùng chấp nhận và khối lượng tiêu thụ ngày càng tăng cao, tạo được lợi thế cạnh tranh của Công ty so với các Công ty khác cùng ngành.
      7. Kế hoạch phát triển và chiến lược, định hướng kinh doanh
      Mục tiêu của Công ty:
      v Trở thành nhà cung cấp các sản phẩm bánh kẹo hàng đầu tại thị trường Miền Bắc, đồng thời thông qua công ty Kinh Đô mẹ, xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài: Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc.
      v Duy trì vị trí chiến lược là nhà cung cấp thực phẩm hàng đầu tại thị trường bánh kẹo phía Bắc Việt nam, doanh thu và lợi nhuận hàng năm tăng trưởng từ 18 đến 20%.
      v Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm các dòng sản phẩm mới như bánh tươi, các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít đường, giàu Canxi, DHA và Vitamin,… nhằm đưa Kinhdo thành một nhà sản xuất có tất cả các dòng sản phẩm bánh kẹo trên thị trường miền bắc.
      v Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất, nâng cao công suất sản xuất hiện tại để tăng cường năng lực cung ứng sản phẩm, đáp ứng nhu của người tiêu dùng, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực chiếm tỷ trọng tiêu thụ cao thông qua chiến lược đầu tư nhiều hơn vào máy móc và thiết bị sản xuất.
      v Mở rộng mạng lưới phân phối từ khu vực miền bắc tới các khu vực vùng xâu vùng xa, phát triển mở rộng mạng lưới đại lý Kinhdo. Phát triển hình thức mạng lưới bán hàng thông qua hệ thống bán hàng trực tuyến.
      v Phát triển thương hiệu Kinhdo tại Miền Bắc Việt nam.
      v Nâng cao chất lượng lao động, kỹ năng quản lý và chú trọng phát triển nguồn nhân lực.
      v Tăng cường và mở rộng thị trường sản phẩm xuất khẩu đến những nước có tiềm năng tiêu thụ sản phẩm Kinhdo trong những năm tới thông qua việc thâm nhập tất cả các kênh phân phối gián tiếp hoặc trực tiếp nhằm cung cấp sản phẩm Kinhdo đến với người tiêu dùng.
      Quản lý:
      v Xây dựng chính sách Người lao động chính là người chủ doanh nghiệp nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên công ty.
      v Phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng điều kiện và tiêu chuẩn trong điều kiện phát triển mới.
      v Tin học hoá hệ thống quản lý.
      Về sản phẩm và thị trường:
      v Đa dạng hoá các kênh phân phối.
      v Mở rộng thị trường sản phẩm ra các thị trường quốc tế mới.
      v Phát triển hoạt động nghiên cứu & phát triển sản phẩm mới.
      v Giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng cường kiểm soát chi phí.
      v Thúc đẩy phát triển thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá.
      Kế hoạch đầu tư:
      Mở rộng nhà máy hiện tại thêm 7,5 ha kế tiếp vị trí nhà máy hiện tại với tổng vốn đầu tư dự kiến 74 tỷ đồng, trong đó giá trị xây dựng cơ bản là 32.6 tỷ đồng và trị giá máy móc thiết bị là 41.4 tỷ đồng.
      8. Tình hình thực hiện một số dự án cụ thể:
      Trong năm 2005, Đại hội cổ đông của Công ty đã thông qua việc triển khai 3 dự án chính và tất cả đều cho ra sản phẩm vào quý IV/2005. Cụ thể kết quả triển khai đến thời điểm 8/12/2005 như sau:
      Dự án đầu tư dây chuyền bánh phủ chocolate (First.Pie): Dự kiến sản phẩm sẽ tung ra thị trường vào quý I/2006. Chậm hơn so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là phải kéo daì thời gian nghiên cứu và lựa chọn công nghệ đầu tư có nhiều ưu việt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường.
      Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất kẹo (chocolate): Việc triển khai đúng theo kế hoạch đã thông qua. Sản phẩm đưa ra thị trường vào tháng 10/2005. Hiện nay dây chuyền sản xuất sản phẩm chocolate đang sử dụng 100% công suất (phục vụ cho mùa cao điểm Tết).
      Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất Cracker: Do thị trường có những biến động, mức độ tiêu thụ sản phẩm bánh cracker (mua từ Công ty cổ phần Kinh Đô) trên thị trường có dấu hiệu suy giảm. Sau khi phân tích Hội đồng quản trị đã quyết định hoãn việc triển khai dự án này.
      9. Phân tích ngành và đặc điểm sản phẩm bánh kẹo
      9.1. Mối quan hệ với nền kinh tế
      Kinh tế phát triển sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gia tăng, trong đó có bánh kẹo do thu nhập của người dân cao hơn. Dự kiến trong giai đoạn 2006-2015, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam sẽ đạt trung bình 8%/năm trong đó riêng ngành bánh kẹo có tốc độ tăng trưởng từ 10-20% (tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP). Nhu cầu của người dân đối với các loại bánh kẹo chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giàu dinh dưỡng, và vitamin, ít béo ngày càng tăng, đây là cơ hội cho ngành bánh kẹo phát triển mạnh.
      9.2. Sự phát triển của công nghệ
      Ngành bánh kẹo ít chịu ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ, các sản phẩm bánh kẹo đa dạng, sự ra đời sản phẩm bánh kẹo mới sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng, nhưng sự kựa chọn sản phẩm mới không ảnh hưởng đến tiêu dùng sản phẩm cũ, do sự đa dạng trong chủng loại sản phẩm và sự đa dạng trong sở thích tiêu dùng. Các công ty trong ngành bánh kẹo đầu tư nhiều dây chuyền máy móc hiện đại phục vụ cho nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, các dây chuyền mới hiện đại, các dây chuyền ra đời sau có tuổi thọ kéo dài hơn. Các công ty có xu hướng đầu tư những dây chuyền hiện đại, tạo điều kiện đa dạng hoá sản phẩm và đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới.
      9.3. Các chính sách ưu đãi cho ngành bánh kẹo
      - Ngành bánh kẹo không phải là ngành được ưu đãi từ nhà nước, không có ưu đãi về thuế, đất đai.
      - Tuy nhiên, các máy móc thiết bị hiện đại của ngành nhập khẩu sẽ được miễn thuế nhập khẩu theo quy định về khuyến khích đầu tư công nghệ.
      - Ngành bánh kẹo phải đương đầu với cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu từ ASEAN, do mặt hàng này nằm trong danh mục giảm thuế AFTA và tới đây là các sản phẩm nhập khẩu do hiệu ứng của việc Việt nam ra nhập WTO.
      9.4. Thị trường bánh kẹo
      9.4.1. Thị trường ngành
      Ngành bánh kẹo tại Việt nam có thị trường rộng lớn và tăng trưởng. Hiện nay thu nhập của người dân ngày càng gia tăng, dân số trong thế hệ trẻ cũng tăng mạnh với thói quen tiêu dùng các sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao, nhanh chóng, tiện lợi, các sản phẩm bánh kẹo ngon và an toàn ngày càng cao. Do đó, cầu về thị trường với các sản phẩm bánh kẹo rất lớn và tăng trưởng từ 10 đến 20%/năm.
      Cạnh tranh quyết liệt trong ngành với sự tham gia của rất nhiều công ty bánh kẹo trong nước và hàng hoá ngoại nhập, hàng từ các nước ASEAN sau khi hội nhập AFTA. Hiện nay, các mặt hàng bánh kẹo từ ASEAN có thuết suất giảm mạnh từ 50% xuống còn 20%, tuy nhiên giá các mặt hàng này không giảm nhiều. Các sản phẩm bánh kẹo từ Thái lan, Malaysia, Trung Quốc và từ các nước Âu, Mỹ với chủng loại phong phú, hương vị độc đáo được nhập khẩu nhiều tại các siêu thị, cạnh tranh gay gắt với hàng trong nước.
      Hàng ngoại nhập từ ASEAN chủ yếu là từ Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc chiếm khoảng 20% thị trường, phần còn lại là bánh kẹo nhập từ Âu, Mỹ.
      Các công ty trong nước cũng đã vươn lên khẳng định mình bằng chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu và sự đa dạng hoá trong mẫu mã, chủng loại. Các mặt hàng bánh kẹo trong nước chiếm khoảng 70% thị trường.
      9.4.2. Các Công ty trong ngành
      Các Công ty lớn trên thị trường: Bánh kẹo Kinhdo (chiếm khoảng 40% thị phần bánh kẹo cả nước), ngoài ra còn các công ty như Bánh Kẹo Biên Hoà, Bánh Kẹo Hải Hà, Liên doanh Binabico Kotobuki, Bánh Kẹo Hải Châu, Bánh Kẹo Hữu Nghị, Bánh Kẹo Quảng Ngãi. Hiện tại, Kinh Đô đã đầu tư công nghệ, đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao mẫu mã đẹp có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với các mặt hàng từ các nước ASEAN trong bối cảnh hội nhập AFTA.
      9.4.3. Mối quan hệ với các ngành công nghiệp liên quan
      Nguồn nguyên vật liệu: chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 65-75% giá thành sản phẩm, việc tăng hoặc giảm giá nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty do thị trường cạnh tranh, công ty không thể điều chỉnh ngay giá sản phẩm khi nguyên liệu thay đổi giá.
      Nguyên vật liệu đầu vào là bột mỳ, trứng ... và đường, bơ kem các loại, các loại bột mỳ được nhập khẩu là nguồn rất rộng rãi và phổ biến trên thị trường quốc tế. Các loại dầu ăn, bơ đường các loại hiện nay cũng rất đa dạng trên thị trường Việt nam với giá cạnh tranh. Trứng và sữa là nông sản từ gia cầm và bò được sản xuất quy mô lớn tại thị trường Việt nam.
      Tuy nhiên, đợt cúm gia cầm vừa qua, công ty đã chủ động nhập bột trứng công nghiệp nhằm giảm bớt một phần phụ thuộc vào nguồn cung trong nước. Mặc dù vậy, nguy cơ cúm gia cầm tái phát cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sxkd của Công ty.
      9.4.4. Dự báo sự phát triển của thị trường
      Ngành bánh kẹo có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng từ thị trường trong nước và được sự hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và thói quen tiêu dùng của người dân.
      Dự kiến trong các năm tới với sự đa dạng hóa các loại sản phẩm phục vụ những nhu cầu mới như: Kiêng khem, dinh dưỡng, bổ sung tố chất, vinamin thị trường bánh kẹo Việt nam được đánh giá là sẽ tăng trưởng mạnh. Hơn nữa, hiện số công ty lớn trong ngành bánh kẹo là không nhiều (thương hiệu Kinhdo được coi là dẫn dắt thị trường), tốc độ tăng trưởng hiện tại khoảng 20%/năm.

      10. Phân tích tiềm năng phát triển và rủi ro
      10.1. Đánh giá SWOT

      Strengths (điểm mạnh)
      Opportunities (Cơ hội )
      - Có thương hiệu mạnh và đã được khẳng định trong và ngoài nước, Kinhdo có chiến lược và phát triển thành công thương hiệu KINHDO với biểu tượng vương miện trên logo.
      - Công ty trang bị máy móc, thiết bị hiện đại.
      - Ban giám đốc có tài và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành hơn 20 năm tạo dựng thương hiệu KINHDO.
      - Tài chính lành mạnh và đang trong giai đoạn NGÔI SAO.
      - Thị trường phát triển rộng trong và ngoài nước với mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước.
      - Thị trường thực phẩm nói chung và bánh kẹo nói riêng còn nhiều cơ hội phát triển (tốc độ tăng trưởng trung bình đối với cầu các sản phẩm bánh kẹo trong nước là 20%/năm). Ngoài ra thương hiệu KINHDO đang được biết đến nhiều tại các thị trường nước ngoài như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan và Tây Âu.
      - Thương hiệu Kinhdo là thương hiệu mạnh và được thừa nhận trên toàn quốc, việc phát huy là hết sức cần thiết và dễ dàng.
      - Các ưu đãi của nhà nước và chính quyền tỉnh Hưng Yên.
      Weaknesses (điểm yếu)
      Threats (những đe doạ)
      - Sản phẩm chưa thực sự có sự cách biệt về chất lượng giá cả và chưa chủ động được vùng nguyên liệu (vẫn phải nhập khẩu), đồng thời lợi nhuận của Công ty chịu tác động mạnh của các biến động về giá nguyên liệu đầu vào và dịch cúm gia cầm.
      - Mẫu mã, hình thức và giá cả chưa thể hiện điểm nổi trội so với các thương hiệu nước ngoài (do tâm lý sính ngoại của người Việt).
      - Sản phẩm mới chủ yếu phục vụ khu vực miền Bắc, các thị trường khác như Hoa Kỳ, Tây Âu, Đông Nam Á, Trung Quốc mới đang giai đoạn thâm nhập, tìm hiểu.
      - Tiến trình gia nhập AFTA và WTO đã cận kề, không còn được bảo hộ nữa. Từ năm 2005 thuế suất bánh kẹo đối với hàng nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia…chỉ còn chịu thuế suất 5%, nhưng công ty đã thể hiện khả năng cạnh tranh tốt.
      - Đặc điểm của ngành chưa thực sự tạo ra được những lợi thế cơ bản trong cạnh tranh.
      - Cạnh tranh giữa các Công ty trong ngành như Haiha, Haichau, Bibica, Đồng khánh… cũng như với các nhãn hiệu bánh kẹo quốc tế khác và hàng nhập lậu.


      10.2. Phân tích cạnh tranh (mô hình Five Force Model của M. Porter)



      +


      + +

      Potential entrants

      Threat of new entrants

      Bargaining power of suppliers

      Bargaining power of buyers

      Threat of substitute products or services

      Industry competitiors

      Rivaly among existing firms

      Buyers

      Suppliers

      Substitutes

      +

      +




      alt="">














      Phân tích:
      +++: Mức độ cạnh tranh cao nhất
      ++: Mức độ cạnh tranh trung bình
      + : Mức độ cạnh tranh thấp
      Rủi ro từ những đối thủ mới gia nhập: Đây là rủi ro thông thường đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, đặc biệt là đối với ngành bánh kẹo vì chi phí đầu tư sản xuất không phải là quá lớn. Tuy nhiên trong lĩnh vực này thói quen tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tiêu dùng, hơn nữa Kinhdo là thương hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng trong nước, do vậy có thể đánh giá mức độ cạnh tranh từ các đối thủ mới là rất thấp.
      Rủi ro từ khách hàng: Thương hiệu bánh kẹo Kinhdo là thương hiệu bánh kẹo số 1 tại Việt nam với hơn 40% thị phần trên cả nước. Tại thị trường Quốc tế, Kinhdo cũng đang dần được biết đến với những sản phẩm cạnh tranh được với hàng bản địa. Chính vì vậy, sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu Kinhdo là chắc chắn, nếu có sự rời bỏ thương hiệu Kinhdo thì cũng chỉ là số lượng nhỏ, do vậy, đánh giá rủi ro từ phía khách hàng là thấp.
      Rủi ro từ phía các nhà cung cấp: Nguyên vật liệu sản xuất bánh kẹo của Kinh đô bao gồm: Bột mỳ, dầu thực vật, sữa đường chứng… có nguồn cung cấp dồi dào cả trong và ngoài nước. Nhu cầu từ Kinhdo lớn và ổn định do vậy tạo sự tin tưởng nơi đối tác. Rủi ro về việc các nhà cung cấp ép giá, rời bỏ Kinh đô để đến với các nhà sản xuất khác là yếu. Tuy nhiên, những tác động của sự kiện bất khả kháng như cúm ..., thiên tai, bệnh dịch… đang ảnh hưởng đến Kinh đô dù chưa nhiều, chính vì vậy đánh giá rủi ro là trung bình.
      Rủi ro từ hàng thay thế: Bánh kẹo có vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân và thói quen tiêu dùng bánh kẹo đã có từ ngàn đời nay, việc thay thế bánh kẹo là rất không tưởng. Tuy nhiên, trong thời đại phát triển công nghệ như vũ bão hiện nay, các sản phẩm bánh kẹo đa dạng chủng loại mẫu mã, có chế độ dinh dưỡng khác nhau, mục đích tiêu dùng là chữa bệnh, tẩm bổ, tiêu dùng bổ sung …là rất lớn, nếu không kịp thời đi trước đón đầu trong việc nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Kinhdo, đánh giá mức độ đe dọa là thấp (+).
      Kết luận:
      Hiện tại NKD đang ở vị trí dẫn đầu thị trường các sản phẩm bánh kẹo, khả năng phát triển trong thời gian tới là khả thi, mức độ bị đe dọa bởi các đối thủ cùng ngành thấp, hàng hóa thay thế là không nhiều và chưa rõ rang, mức độ ủng hộ và tín nhiệm của khách hàng và các nhà cung cấp cao.
      10.3. Một số rủi ro khác
      v Rủi ro kinh tế mang tính hệ thống: Những thay đổi của nền kinh tế mang tính vĩ mô như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng dân số và mức sống tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ các sản phẩm bánh kẹo trong ngành nói chung và của Công ty nói riêng.
      v Rủi ro công nghệ: Việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh và sản phẩm mới sẽ đặt công ty dưới áp lực đổi mới công nghệ và máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản xuất. Nếu công ty không đầu tư hợp lý vào phát triển công nghệ và các hoạt động nghiên cứu & Phát triển, Công ty có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn về cạnh tranh.
      v Rủi ro hối đoái: NKD hiện đang phải nhập khẩu nguyên liệu thô như: Lúa mạch, hương vị, bột sữa, máy móc để sản xuất…. Việc thay đổi đột ngột tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, rủi ro này có thể được hạn chế do có thể dự đoán được thay đổi tỷ giá hối đoái thông qua chính sách minh bạch của Chính Phủ.
      v Rủi ro luật pháp: Công ty hoạt động trong ngành chế biến thực phẩm, do vậy, việc thay đổi các quy định pháp lý về vệ sinh thực phẩm và nhãn hiệu đối với đóng gói sản phẩm có thể sẽ làm phát sinh thêm các chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: chi phí cải tiến hay nâng cấp công nghệ và cơ sở hạ tầng, đầu tư bổ sung, đóng gói và thay đổi mẫu mã. Mặt khác, những thay đổi về quy định đối với thuế nhập khẩu bánh kẹo, VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp… có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó những thay đổi của pháp luật liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu NKD.
      v Những rủi ro khác: Những rủi ro mang tính thiên tai, bất thường là những sự kiện bất khả kháng hiếm khi xảy ra nhưng nếu xẩy ra thì hậu quả thường rất lớn đối với không chỉ một, hai doanh nghiệp mà đối với cả nền kinh tế, bao gồm: Động đất, núi lửa, bão tố, cúm ...….


      II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ

      CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
      Khoản mục
      ĐVT
      Năm 2001
      Năm 2002
      Năm 2003
      Năm 2004
      Năm 2005
      TỔNG TÀI SẢN
      trđ
      51,426
      63,261
      109,700
      135,949
      276,135
      Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
      "
      15,447
      15,687
      37,832
      56,026
      180,127
      Tiền
      "
      3,274
      1,166
      5,626
      14,166
      64,521
      Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
      "
      0
      0
      0
      0
      0
      Các khoản phải thu
      "
      4,728
      5,106
      15,546
      6,229
      84,124
      Hàng tồn kho
      "
      5,197
      7,329
      14,752
      34,575
      28,609
      Tài sản lưu động khác
      "
      2,248
      2,086
      1,908
      1,056
      2,873
      Chi phí sự nghiệp
      "
      0
      0
      0
      0
      0
      Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
      "
      35,979
      47,574
      71,868
      79,923
      96,008
      Tài sản cố định
      "
      22,661
      47,574
      71,724
      78,506
      80,930
      Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
      "
      0
      0
      0
      0
      0
      Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
      "
      13,318
      0
      0
      6
      12,925
      Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn
      "
      0
      0
      144
      144
      144
      TỔNG NGUỒN VỐN
      "
      51,428
      63,264
      109,698
      135,679
      276,135
      Nợ phải trả
      "
      25,851
      31,071
      67,253
      59,285
      113,171
      Nợ ngắn hạn
      "
      6,656
      10,810
      41,759
      41,247
      39,564
      Nợ dài hạn
      "
      19,195
      20,220
      24,937
      17,055
      67,575
      Nợ khác
      "
      0
      41
      557
      983
      6,032
      Nguồn vốn chủ sở hữu
      "
      25,577
      32,193
      42,445
      76,394
      162,964
      Nguồn vốn - quỹ
      "
      25,596
      32,018
      42,405
      76,014
      162,600
      Nguồn kinh phí quỹ khác
      "
      -19
      175
      40
      380
      364

      MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
      Chỉ tiêu
      ĐVT
      Năm 2001
      Năm 2002
      Năm 2003
      Năm 2004
      Năm 2005
      Tỷ số sinh lợi_Profitability Ratios






      Doanh thu thuần
      trđ
      25,392
      71,748
      208,463
      275,009
      354,747
      Tốc độ tăng trưởng hàng năm
      %

      183%
      191%
      32%
      29%
      Tốc độ tăng trưởng định gốc
      lần
      1.00
      2.83
      8.21
      10.83
      13.97
      Lợi nhuận sau thuế
      trđ
      2,254
      6,381
      14,335
      23,724
      36,500
      Tốc độ tăng trưởng hàng năm
      %

      65%
      55%
      40%
      35%
      Tốc độ tăng trưởng định gốc
      lần
      1.00
      2.83
      6.36
      10.53
      16.19
      Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
      %
      9%
      9%
      7%
      9%
      10%
      Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
      %
      8.8%
      19.8%
      33.8%
      31.1%
      22.4%
      Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
      %
      4.4%
      10.1%
      13.1%
      17.5%
      13.2%
      Tỷ số giá trị thị trường_Market-value Ratios





      Thu nhập mỗi cổ phần (EPS)
      %
      10%
      22%
      50%
      47%
      52%
      EPS khấu trừ nợ
      %
      5%
      14%
      31%
      38%
      36%
      Cổ tức mỗi cổ phần
      %
      3.5%
      14%
      16%
      18%
      18%
      Tỷ lệ chi trả cổ tức
      %
      36.8%
      62.4%
      31.7%
      37.9%
      34.5%
      Tỷ số thanh toán_Liquidity Ratios






      Khả năng thanh toán ngắn hạn






      Khả năng thanh toán hiện hành
      lần
      2.32
      1.45
      0.91
      1.36
      4.55
      Khả năng thanh toán nhanh
      lần
      1.54
      0.77
      0.55
      0.52
      3.83
      Khả năng thanh toán tức thì
      lần
      0.49
      0.11
      0.13
      0.34
      1.63
      Khả năng thanh toán dài hạn






      Mức trích khấu hao hàng năm
      Trđ

      3,903
      5,780
      10,553
      12,726
      Hệ số thanh toán dài hạn
      lần





      Tỷ số đòn bẩy tài chính_Financial leverage R





      WACC

      6.7%
      12.0%
      13.7%
      13.5%
      13.3%
      Tỷ số nợ trên tài sản
      %
      50.3%
      49.1%
      61.3%
      43.6%
      41.0%
      Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
      %
      101.1%
      96.5%
      158.4%
      77.6%
      69.4%
      Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
      %
      75.0%
      62.9%
      60.1%
      23.6%
      45.2%
      Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu
      %
      201.1%
      196.5%
      258.5%
      178.0%
      169.4%
      Khả năng thanh toán lãi vay (chi phí TC)
      lần
      6.2
      5.9
      8.6
      8.8
      10.5
      Vốn lưu động ròng
      Trđ
      8,791
      4,877
      (3,927)
      14,779
      140,563
      Tỷ số hoạt động_Activity Ratios






      Vòng quay các khoản phải thu
      vòng
      5.4
      14.1
      13.4
      44.1
      4.2
      Kỳ thu tiền bình quân
      ngày
      67.0
      25.6
      26.8
      8.2
      85.4
      Vòng quay hàng tồn kho
      vòng
      4.9
      9.8
      14.1
      8.0
      12.4
      Vòng quay vốn lưu động
      vòng
      1.6
      4.6
      5.5
      4.9
      2.0
      Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)
      lần
      1.1
      1.5
      2.9
      3.5
      4.4
      Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
      lần
      0.5
      1.1
      1.9
      2.0
      1.3
      Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần (vốn chủ sở hữu)
      lần
      1.0
      2.2
      4.9
      3.6
      2.2
      Nguồn tiền dài hạn có thể huy động
      Trđ
      8,793
      4,839
      (4,486)
      13,526
      134,531

      1. Phân tích tài chính:
      Quá trình phân tích tài chính NKD theo các nhóm chỉ số tài chính cơ bản về nhóm tỷ số sinh lợi biểu hiện khả năng tạo lãi của tài sản và vốn chủ sở hữu; nhóm tỷ số giá trị thị trường cho thấy công ty được các nhà đầu tư đánh giá như thế nào; nhóm tỷ số thanh toán đo lường khả năng thanh toán của công ty; nhóm tỷ số đồn bẩy cho thấy việc sử dụng nợ của công ty có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nhóm tỷ số hoạt động đo lường mức độ hoạt động liên quan đến tài sản của công ty. Chúng ta sẽ phân tích các tỷ số trên và sử dụng số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của công ty để tính toán.

      *) Nhóm tỷ số thanh toán:
      Nhìn chung trong giai đoạn 2001-2005, khả năng thanh toán ngắn hạn của NKD đều đạt mức yêu cầu chung, các chỉ số này giảm dần trong những năm 2002&2003 tuy nhiên đã được cải thiện giai đoạn 2004-2005 đặc biệt là trong năm 2005. Điều này có thể giải thích là do tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn tăng trưởng mạnh trong giai đoạn này đặc biệt là trong năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng của tổng tài sản tuy nhiên nợ ngắn hạn được duy trì ổn định trong giai đoạn 2003-2005, việc tăng lên của TSLĐ&ĐTNH cũng như tổng tài sản được tài trợ chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu (thặng dư phát hành thêm cổ phiếu và lợi nhuận tích luỹ). Bên cạnh đó tỷ trọng hàng tồn kho được duy trì ổn định trong những năm 2004&2005 trong khi tiền mặt và khoản phải thu có sự gia tăng đột biến, điều này làm cải thiện đáng kể chỉ số thanh toán nhanh và thanh toán tức thời của NKD.

      *) Nhóm tỷ số hoạt động:
      Trong giai đoạn này có thể tạm kết luận NKD chưa mặn mà lắm với chính sách bán chịu trong thương mại do lợi thế cạnh tranh của mình. Số vòng quay các khoản phải thu không ngừng tăng cao, dẫn đến kỳ thu tiền bình quân giảm (năm 2004 là 8,2 ngày), nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên năm 2005 ghi nhận đột biến về khoản phải thu cũng như vòng quay khoản thu, khoản phải thu tăng từ 6.229 triệu đồng (2004) lên 84.124 triệu đồng (2005) đã làm giảm vòng quay khoản phải thu tương ứng từ 44,1 vòng xuống còn 4,2 vòng/năm; song xem xét báo cáo tài chính của NKD thì các khoản phải thu có sự gia tăng đột biến chủ yếu ở khoản mục “Trả trước cho người bán” từ 1.344 triệu đồng (2004) lên đến 75.982 triệu đồng (năm 2005), khoản mục”Phải thu của khách hàng” không có sự gia tăng đột biến.
      Nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản của NKD tương đối tốt và có xu hướng tăng dần qua các năm thể hiện ở các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng như hiệu quả sử dụng tổng tài sản.
      *) Nhóm tỷ số cơ cấu tài chính:
      NKD là một trong những công ty sử dụng rất tốt đòn bẩy tài chính, trong những năm đầu thành lập, quy mô tăng trưởng mạnh công ty luôn có tỷ lệ nợ/VCSH khá cao 101% năm 2001 và 158% năm 2003... nhưng đã giảm xuống chỉ còn xấp xỉ 70% năm 2005. Chính sách đòn bảy tài chính của Công ty được sử dụng phù hợp đã dẫn đến kết quả lơi nhuận tăng trưởng mạnh qua các năm.
      Hiện tại, VCSH của Công ty là hơn 162 tỷ đồng, trong đó vốn cổ phần chỉ là 70 tỷ đồng, điều này cho thấy giá trị sổ sách của Công ty hiện tại là cao và đạt: 23.000đ/cổ phiếu.
      *) Nhóm tỷ số sinh lợi:
      Có thể khẳng định NKD là một trong những công ty có tốc độ tăng trưởng và làm ăn hiệu quả nhất trong hơn 30 công ty hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. NKD đạt tốc độ tăng trưởng chóng mặt cả về doanh số và lợi nhuận sau thuế. So sánh số liệu tài chính năm 2005 với năm 2001 có thể thấy, doanh thu tăng 14 lần, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 16 lần. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu cho thấy chưa có dấu hiệu về sự “bảo hoà” thị trường đối với các sản phẩm của NKD. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu được duy trì ổn định quanh mức 9%-10%. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROA) đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2005, ROA&ROE giảm so với năm 2004, tuy nhiên chưa phản ánh được bản chất do trong tháng 12/2005, NKD mới phát hành bổ sung 2 triệu cổ phiếu với tổng mệnh giá 20 tỷ đồng.
      2. Định giá cổ phiếu
      NKD là một công ty trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh, do vậy, định giá theo phương pháp PE gắn với tốc độ tăng trưởng là phù hợp nhất.
      Về nguyên tắc giá cổ phiếu của Công ty được xác định là: PE/G=1 trong đó:
      + P là thị giá cổ phiếu.
      + E là thu nhập trên cổ phiếu, viết tắt của EPS.
      + G là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận.
      -> Vậy : P= G x E.
      Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2001 đến 2005, nhận thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty luôn luôn tăng trưởng. Xét phân tích và đánh giá SWOT, khả năng cạnh tranh cho thấy, Công ty tuy khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao nhưng khả năng đạt từ 12% - 25%/năm, trong vòng 5 năm tới là hoàn toàn khả thi, do vậy, mức PE chấp nhận được tối thiểu đối với NKD là 12.
      Với doanh thu và lợi nhuận năm 2005 của NKD tương ứng là: 354,747 triệu đồng và 35,416 triệu đồng, ta có bảng dự kiến lợi nhuận và giá trị nội tại của NKD trong năm 2006 như sau:

      Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 dự kiến như sau:
      Đơn vị: Ngàn đồng
      Chỉ tiêu
      Tốc độ tăng trưởng dự kiến
      12%
      18.5%
      25%
      Doanh thu dự kiến 2006
      400,000,000
      420,375
      443, 433,000
      Lợi nhuận dự kiến 2006
      40,000,000
      41,968,000
      44,270,000
      EPS dự kiến 2006
      5.7
      6.0
      6.32
      Giá dự kiến với PE=12
      68.4
      72.0
      91.0

      Vậy NKD sẽ có giá là: 68.4 k < Pnkd < 91 k.
      Vậy có thể kết luận rằng, hiện giá cổ phiếu NKD còn tương đối thấp so với tiềm năng tăng trưởng của Công ty, lý do chính có thể giải thích như sau:
      - Công ty NKD thực sự là Công ty mạnh, khả năng tạo lợi nhuận là rất lớn, trung bình tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ luôn đạt hơn 50% và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các năm tới.
      - Việc giá cổ phiếu tăng trưởng quá nóng trong năm 2005 cũng tạo tâm lý lo ngại đối với nhà đầu tư cá nhân.
      - Việc giá NKD có tăng nữa hay không phụ thuộc rất nhiều vào tiềm năng phát triển của NKD, kết quả hoạt động sxkd từng thời kỳ.
      Một số thông tin có thể tác động đến giá NKD trong thời gian tới:
      - Mức cổ tức 9% đợt 2 sẽ sớm được trả trong thời gian tới.
      - Với giá trị sổ sách lên tới 23.000 đ/cổ phiếu, thị giá của NKD đã xấp xỉ 60 (cao thứ hai trên sàn giao dịch) khả năng chia tách cổ phiếu là khả thi.
      - Với việc mở rộng nhà máy thêm 7,5 ha khả năng tạo ra lợi nhuận đột biến năm nay là rất lớn, dự kiến NKD sẽ tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khoảng 20% (dự kiến lợi nhuận sau thuế 2005 là 48 tỷ đồng).

      III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ
      Từ những phân tích trên, bộ phận đầu tư kính trình Giám đốc phương án đầu tư như sau:
      - Số tiền đầu tư tối đa: 10 tỷ đồng.
      - Thời hạn đầu tư tối đa: 9 tháng.
      - Lãi suất kỳ vọng: Tối thiếu 20%/năm.
      - Phương án tiến hành đầu tư: Mua rải rác bằng hình thức khớp lệnh và thoả thuận.
      - Thời gian mua dự kiến: Từ tháng 02/2006 đến hết tháng 07 năm 2006.
      - Mức giá mua trung bình: Thấp hơn hoặc bằng 56
      - Thời gian bán: Chậm nhất đến ngày 30/10/2006, đồng thời đảm bảo lợi nhuận tối thiếu 20%/năm, tương đương tổng mức lợi nhuận dự kiến là: 2,000 triệu đồng tuỳ điều kiện nào đến trước.
      Last edited by ProDuck; 21-09-2010 at 11:12 AM.
      (^_^) NHÀO_VÔ_MÀ_CHẾT (^_^)






      ĐỪNG ĐÙA VỚI MOD

      http://vietstock.vn/

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      l01012011 (11-03-2012)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Articles

    1. Phân tích kỹ thuật – lý thuyết, ứng dụng và phản biện
      By tigeran in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 03-08-2010, 09:06 AM
    2. Phân tích kỹ thuật – Lý thuyết, ứng dụng và phản biện
      By tigeran in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 03-08-2010, 09:00 AM
    3. giao dich truc tuyen va phan mem phan tich
      By xarong in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 21-06-2007, 12:08 AM
    4. Phân tích BCTC của NKD năm 2005 (Chưa Kiểm toán)
      By khungbo in forum Doanh nghiệp sàn HoSE
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 05-03-2006, 04:20 PM
    5. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình