Threaded View
-
20-09-2010 02:15 PM #1
Soncanh - P/E và Đầu tư cổ phiếu tăng trưởng
Đối với các nhà đầu tư chứng khoán nói chung và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt nam nói riêng thì việc làm thế nào để xác định giá cổ phiếu niêm yết là vấn đề quan trọng nhất quyết định sự thành bại trong quá trình đầu tư của họ. Hiện nay tồn tại phổ biến hai xu hướng đầu tư là : đầu tư giá trị cổ phiếu và đầu tư cổ phiếu tăng trưởng.
Đối với đầu tư giá trị cổ phiếu, nhà đầu tư cần phải nắm được các phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản như P/E (thị giá/thu nhập bình quân cổ phiếu), DCF (phương pháp chiết khấu dòng tiền), EVA (phương pháp định giá dựa vào giá trị kinh tế gia tăng) và rất nhiều phương pháp định giá khác …nhằm mục đích tìm ra những cổ phiếu hiện nay đang bị đánh giá thấp bởi thị trường, nhà đầu tư sẽ tiến hành mua cổ phiếu đó và kiên nhẫn chờ đợi đến khi thị trường nhận ra giá trị thực của cổ phiếu đó và bán đi thu lợi.
Đối với đầu tư cổ phiếu tăng trưởng, nhà đầu tư cũng cần phải có các kỹ năng và kiến thức định giá cổ phiếu căn bản như P/E, DCF, EVA, Sales multiple (định giá dựa vào doanh thu), profit multiple (định giá dựa vào lợi nhuận ròng)… tuy nhiên các phương pháp này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh số liệu theo sự tăng trưởng ước tính cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư đối với công ty định đầu tư.
Trong bài viết này, tôi sẽ tập trung vào các kỹ năng thực tế trong việc ứng dụng phương pháp P/E có điều chỉnh để phân tích các cổ phiếu giúp các nhà đầu tư tăng trưởng có thể giải quyết một số thắc mắc sau : Tại sao chúng ta vẫn đầu tư vào các cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường ? Trong các cổ phiếu có hệ số P/E cao hơn thị trường thì cổ phiếu nào hấp dẫn hơn và tại sao ? Có một cơ sở vững chắc nào để giúp ta đầu tư tăng trưởng mà không hề «run sợ » trước những « biến động ảo » của thị trường ?
1. P/E và ý nghĩa của hệ số
Hệ số P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bảo nhiêu tiền cho 1 đồng thu nhập bình quân trên một cổ phiếu của công ty đó. Ví dụ : hệ số P/E của REE bằng 10, điều đó có nghĩa là, với thu nhập bình quân là 2660 đồng / cổ phiếu nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cho 1 cổ phiếu REE là : 26600 đồng. Nếu thu nhập bình quân trên 1 cổ phiếu REE là 3000 đồng, thì nhà đầu tư có thể trả đến 30.000 đồng cho một cổ phiếu REE.
Từ hệ số P/E , người ta có thể nhanh chóng ước lượng giá của một cổ phiếu bằng cách lấy hệ số P/E được chấp nhận nhân với thu nhập bình quân / một cổ phiếu của công ty đó.
Hệ số P/E được tính bằng : Giá thị trường tại thời điểm tính của cổ phiếu /( Lợi nhuận sau thuế trung bình 4 quý gần nhất của công ty / tổng số cổ phiếu niêm yết của công ty đó).
Đương nhiên, nếu hai công ty có các điều kiện cơ bản là như nhau thì công ty nào có hệ số P/E thấp hơn sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Liệu điều này còn đúng không nếu sự tăng trưởng của hai công ty là khác nhau.
2. P/E của thị trường
Hệ số P/E của thị trường là hệ số P/E được chấp nhận chung trên toàn thị trường, một mức sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền cho 1 đồng thu nhập của một cổ phiếu trên thị trường. Hiện nay, trên thị trường chứng khoán Việt nam, hệ số P/E của thị trường được chấp nhận ở mức trung bình là 8.8 (mức do công ty chứng khoán ngân hàng công thương đưa ra áp dụng trong năm 2004 và đã thể hiện là khá chuẩn). Vậy bất kỳ cổ phiếu nào có P/E lớn hơn mức P/E của thị trường thị trường đều có thể bị coi là « đắt » và những cổ phiếu có hệ số P/E thấp hơn mức P/E của thị trường có thể coi là « rẻ ». Vậy tại sao vẫn có cổ phiếu giao dịch với mức P/E thấp hơn hay cao hơn mức P/E của thị trường ? Những vấn đề này có thể giải thích từ bản thân nội tại của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình tài chính của doanh nghiệp, kết quả sản xuất kinh doanh và dự báo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
Đối với doanh nghiệp niêm yết mà hiện nay hệ số P/E của cổ phiếu đó thấp hơn mức P/E của thị trường có thể do :
- Thị trường chưa có điều chỉnh kịp thời đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nói cách khác là hiện cổ phiếu đó đang bị đánh giá thấp bởi thị trường.
- Kết quả kinh doanh không thực sự ổn định, có nhiều yếu tố cho thấy không có tăng trưởng bền vững.
- Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là kém, không có thị phần đáng kể trong lĩnh vực hoạt động của mình từ đó không có cơ sở cho rằng doanh nghiệp sẽ có kết quả kinh doanh tốt hơn trong tương lai.
- Dự báo không khả quan về tương lai hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tình hình tài chính không thực sự lành mạnh, khả năng tự chủ tài chính kém, doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác bên ngoài.
- Thường là doanh nghiệp quá nhỏ, với mức vốn khoảng 1 triệu đô la.
Đối với doanh nghiệp niêm yết mà hiện nay hệ số P/E của cổ phiếu đó cao hơn mức P/E của thị trường là do :
- Doanh nghiệp có sự tăng trưởng ổn định qua các năm.
- Có kế hoạch sản xuất kinh doanh mở rộng thể hiện tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
- Tình hình tài chính lành mạnh và có khả năng tự chủ về tài chính.
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh có khả năng cạnh tranh cao.
- Nhà đầu tư kỳ vọng vào sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
3. P/E và sự tăng trưởng.
Nếu một doanh nghiệp chỉ đều đặn tạo ra một số lượng lợi nhuận không đổi thì sẽ không hấp dẫn được nhà đầu tư, dù lượng lợi nhuận đó lớn tới đâu thì cũng sẽ được phản ánh ngay tức khắc vào giá của cổ phiếu đó. Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là các nhà đầu tư tăng trưởng luôn luôn tìm kiếm những doanh nghiệp có sự tăng trưởng hoặc tiềm năng tăng trưởng để đầu tư. Đầu tư vào các công ty đó được coi là : Đầu tư tăng trưởng.
Đối với các công ty không có sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận (tốc độ tăng trưởng lợi nhuận <10%) thì giá cả thường có xu hướng ổn định và hệ số P/E xoay xung quanh hệ số P/E của thị trường khoảng 8 như AGF (7.99), BPC (7.82), GMD (7.71). Có thể kể ra đây một số ví dụ :. Đối với các công ty có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lớn, hoặc được kỳ vòng là sẽ có sự tăng trưởng lợi nhuận thì sẽ có hệ số P/E cao hơn như KHA (P/E=10.21), REE (P/E=9.86), SAM (P/E=9.86), BBC (P/E=9.15), BT6 (P/E=9.5), TMS (8.81)….
Vậy giữa hệ số P/E và tốc độ tăng trưởng của công ty có quan hệ với nhau hay không ? Chúng có quan hệ như thế nào và có thể giải thích tại sao chúng ta lại có thể quyết định đầu tư vào những cổ phiếu có hệ số P/E cao thậm chí là rất cao. Phần sau của bài viết sẽ trả lời cụ thể cho câu hỏi này :
4. Quan hệ giữa P/E và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận G (Growth)
Giả sử bạn có 100.000 đồng để đầu tư và đang đứng trước ba sự lựa chọn : là NKD, SAM và REE với các thông số như dưới đây :
Cổ phiếuP/E hiện tạiGiá thị trường hiện tại (đồng)Thu nhập bình quân/cổ phiếu năm 2004Tốc độ tăng trưởng dự kiến G (%)1NKD
7.2534.4004.700152SAM
9.2637.6004.060103REE
9.8626.32.67020
Nếu bây giờ ta đưa thêm thông số là tốc độ tăng trưởng dự kiến, với 100.000 đồng vốn đầu tư năm nay thì lợi nhuận dự kiến năm tới được thể hiện trong bảng sau :
Cổ phiếuSố cổ phiếu thu đượcLợi nhuận dự kiến năm 2005/ cổ phiếuTổng lợi nhuận dự kiến thu được1NKD
100.000/34.400
4700 * 1.15
15.712 đồng2SAM
100.000/37.600
4060 * 1.10
11.877 đồng3REE
100.000/26.300
2670 * 1.20
12.182 đồng
- Số cổ phiếu thu được = Số tiền đầu tư (100.000đ) / Giá hiện tại của một cổ phiếu.
- Lợi nhuận dự kiến năm 2005 = Lợi nhuận năm 2004 x (1 + tốc độ tăng trưởng G).
- Lợi nhuận dự kiến thu được = Tổng số cổ phiếu x lợi nhuận dự kiến của một cổ phiếu.
Tổng hợp lại số liệu ta có bảng sau :
Cổ phiếuP/EGPEGTổng lợi nhuận thu được1NKD
7.25150.48315.712 đồng2SAM
9.26100.92611.877 đồng3REE
9.86200.49312.182 đồng
PEG = Price / Earning / Growth (PEG = Thị giá / thu nhập bình quân 4 quý của một cổ phiếu / Tốc độ tăng trưởng dự kiến).
Vậy dựa vào bảng trên nhận thấy, cùng với 100.000 đồng đầu tư ban đầu ngày hôm nay, sau một năm nếu tình hình diễn ra theo đúng dự báo của tác giả, thì rõ ràng nếu đầu tư vào NKD sẽ đem lại nhiều lợi nhuận nhất với (15.712 đồng), sau đó đến REE (12.182 đồng) và cuối cùng là SAM (11.877 đồng). Kết quả này có sự đảo ngược một chút với kết quả phía trên nếu ta chỉ dựa vào P/E (NKD vẫn hấp dẫn nhất nhưng vị trí thứ hai lại dành cho REE chứ không phải là SAM, và SAM ở mức hấp dẫn thấp nhất). Tuy nhiên nếu bạn để ý đến hệ số PEG ở trên sẽ thấy, PEG của NKD là thấp nhất, song đến REE và cuối cùng là SAM. Nếu tiếp tục tính cho các năm tiếp theo các bạn sẽ nhận thấy là lợi nhuận thu được giữa các công ty có PEG khác nhau là có chênh lệch đáng kể, điều đó phù hợp với nhận định : Đầu tư vào công ty có PEG nhỏ sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn, hay nói cách khác : Công ty có PEG nhỏ hơn thì sẽ hấp dẫn hơn.
Kết luận :
- Hệ số P/E không phải là chỉ tiêu duy nhất và chính xác giúp ta biết cổ phiếu nào hấp dẫn hơn, mà cần phải kết hợp với tốc độ tăng trưởng dự kiến của công ty.
- Đối với đầu tư tăng trưởng, hệ số PEG càng thấp thì cổ phiếu đó càng hấp dẫn.
- Hệ số PEG thấp hơn 1 là thực sự hấp dẫn.
- Nếu PEG = 1 điều đó chứng tỏ, giá trị công công ty đã được phản ánh đầy đủ vào giá trị cổ phiếu.
- Cổ phiếu có P/E lớn hơn mức P/E của thị trường vẫn đáng được đầu tư nếu PEG của nó nhỏ hơn hoặc bằng 1.Last edited by ProDuck; 21-09-2010 at 11:22 AM.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
TS4-Cổ phiếu tăng trưởng - Cổ phiếu giá trị
By sieutoc3x in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 1113Bài viết cuối: 04-11-2012, 11:53 AM -
DC2 - Dic Số 2 - 1 cổ phiếu tăng trưởng
By Boss1081 in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 9Bài viết cuối: 10-07-2011, 08:46 PM -
Soncanh - Định giá cổ phiếu dựa vào doanh thu
By ProDuck in forum BlogTrả lời: 0Bài viết cuối: 20-09-2010, 09:39 AM -
SHC, Cổ phiếu tăng trưởng
By VSB in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 129Bài viết cuối: 03-10-2009, 09:22 AM -
Cổ phiếu đầu "D" ... và sự tăng trưởng
By in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
Bookmarks