Threaded View
-
20-09-2010 02:12 PM #1
Bỏng Ngô - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Bỏng Ngô - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
21.01.08
nghiepdu84:=>Vô tình đi lạc vào quán của các kụ. Cho em xin một chỗ để thỉnh thoảng vào buôn cho xôm.
vpagachip:
Baovu: chắc chắn dự trữ bắt buộc tăng lên sẽ bị ảnh hưởng vào giá vốn đầu vào bình quân của ngân hàng. Tuy mức tăng thêm 1% không phải là nhiều, những cũng tương đối. Cái chính là kế hoạch giải ngân đầu ra của NH thế nào. Với hầu hết các NH lớn, thường số dư cuối ngày gửi tại ngân hàng NN là khá lớn, vượt qua cả tỷ lệ mới hiện tại. Nên với các NH này (4 NHTM NN) không bị ảnh hưởng gì nhiều với tỷ lệ mới. Không biết STB thế nào vì phải xem số dư tiền gửi cuối ngày bình quân của tháng tại NHNN để biết có ảnh hưởng hay không.
-------------------------
Theo em lần này tăng tỷ lệ dự trữ 1%, đồng thời mua USD là một biện pháp khá hay của NN.
Vừa kiềm đc lạm phát do cố gắng duy trì được lượng tiền trong lưu thông ko đổi, vừa hướng dòng tiền vào TTCK.
So với cách làm lần trước là mua 1 đống USD cho vào kho, rồi mới tung trái phiếu, siết cho vay cầm cố ......... là hay hơn hẳn nếu đứng ở góc độ của dân buôn chứng.
Trước mắt các biện pháp này mới chỉ tác động vào tâm lý chung của cả thị trường. Để cho nó phát huy hết hiệu quả cần 1 thời gian.
Đồng thời với việc yêu cầu các NHTM ko đc tăng lãi suất đầu ra..... em nghĩ trung hạn nền kinh tế VN sẽ tăng trưởng ổn định, tác động tích cực đến các DN niêm yết.
Tuy nhiên hạn chế của chính sách này là NN đang mua vào tích trữ một loại tài sản chắc chắn sẽ xuống giá. Do đó, NN sẽ ko dại gì mà mua quá mức. Giải pháp này chỉ như một liều thuốc tây, trợ lực ngắn hạn cho TTCK mà thôi. Xu hướng xuống giá của đồng USD là rất rõ ràng mà.
-------------------------------
về vụ này, BN ko có nhiều thông tin + kiến thức, chỉ xin đem chút hiểu biết ngô nghê của mình để lạm bàn cùng các bác:1. Về vụ tỉ lệ DTBB mỗi thứ 1%, nếu xét khía cạnh NHTM thì họ cũng có 1 cái thiệt là lượng tiền cho vay sẽ giảm, nhưng nếu xét trên góc độ kinh tế thì việc mua USD để khơi thông nguồn vốn FDI, FII thì sẽ khiến k.tế VN nhìn chung sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay và nhiều năm tới. Việc kiếm 10% của 100đ với kiếm 1% của 1000đ vẫn luôn là 1 bài toán mà ng.ta chưa biết phải đánh đổi thế nào.
2. Về việc mua USD của nc ngoài, theo BN nghĩ thì lại ko có chuyện NN họ ko muốn mua và mua cầm chừng. Mà vấn đề theo BN nghĩ thì là NHNN sẽ mua bao nhiêu và mua trong bao lâu. Còn các NĐTNN thì họ sẽ đổi USD sang VND mà ko hề "lăn tăn". Bởi 20tỷ FDI vào rất nhiều lĩnh vực trong đó chủ yếu là BĐS, công nghiệp, dịch vụ... những ngành này đầu tư thời điểm này luôn cho lợi nhuận lớn và đáng để đánh đổi hơn so với việc chờ đợi tỉ giá. Với các khoản đầu tư vào BĐS thì có thể nói là quá an toàn vì thị trg BĐS có down có lẽ cũng chỉ down nhẹ rồi ổn định và vẫn duy trì xu hướng tăng trong dài hạn (ở các nc phát triển có những lúc tt BĐS nổ bong bóng nhưng rồi so giá đất đỉnh sau vẫn luôn cao hơn đỉnh cũ, 10 năm sau vẫn đắt hơn 10 năm trc, mà giấy phép k.doanh của các dự án thường là thuê đất 50 năm). Còn những dự án công nghiệp thì ko chỉ có ảnh hưởng ở VN mà còn có tính ảnh hưởng với toàn bộ chu trình sx trên toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.
3. Chuyện USD xuống giá. Đây là 1 câu chuyện khó khăn và có lẽ c.ta ở đây khó ai có thể biết đc chiến lược đồng USD của Mỹ. BN xin phép tán láo 1 chút. Nếu nhìn một cách toàn diện thì USD xuống giá so với Euro, Bảng Anh từ những năm 2000 (thời điểm ra đời đồng Euro). Đồng USD có lúc lên, lúc xuống nhưng xu hướng chung là ngày càng giảm so với Euro. Vậy nhìn một cách khác, VNĐ có lúc tăng lúc giảm nhưng nhìn chung, xu hướng vẫn sẽ phải là giảm giá so với USD. Bởi c.ta sống dựa vào xuất khẩu, nếu VND tăng giá so với USD thì lợi thế giá rẻ ko còn là của VN. Việc để VND mất giá so với các ngoại tệ mạnh chắc chắn là ý đồ của chính phủ. Và VN lại là 1 thị trg quá nhỏ, cũng như VND ko phải là 1 đồng tiền đủ lớn để nằm trong chiến lược đồng USD của Mỹ. Mỹ chỉ bắt TQ nâng giá đồng NDT chứ ko bắt VN nâng giá VND => việc VND tăng giá so với USD là do nguyên nhân chủ quan của chính NHNN của VN, và với ý đồ + chiến lược muốn VND mất giá so với USD thì khó có chuyện USD tiếp tục tăng lên so với VND trong năm nay.
Có một câu chuyện này, nhân ngày chủ nhật cũng muốn tán láo với các bác. BN nghe đc chuyện này ở "quán nước". Về chiến lược đồng USD của Mỹ.
Việc k.tế Mỹ lâm vào khủng hoảng tín dụng là 1 điều có lẽ chỉ bất ngờ với c.ta, còn những ng trong cuộc thì có lẽ họ cảm nhận đc điều đó từ lâu rồi. Từ khi mọi thứ mới đc nhen nhóm. Và với các nc TBCN thì họ chấp nhận chu kỳ suy thoái k.tết là tất yếu. Mọi sự tăng trưởng đều sẽ kết thúc = một cuộc suy thoái (hoặc khủng hoảng) để bắt đầu 1 chu kỳ tăng trg mới.
Vậy, nếu c.ta cho rằng khủng hoảng tín dụng là 1 điều mà ng Mỹ đã biết và tiên liệu trc từ cách đây hơn 1 năm (khi nó mới chỉ nhen nhóm) thì có lẽ, họ đồng thời cũng vạch ra đc chiến lược để vực dậy nền k.tế của mình. K.tế Mỹ suy thoái cho tới giờ vẫn đc nhìn nhận ở 2 nguyên nhân chính: khủng hoảng tín dụng + giá dầu leo thang
Muốn cứu nền k.tế của mình, Mỹ đang phải kêu gọi đầu tư từ nc ngoài, việc các đại gia tài chính Mỹ phải "cầu cứu" và chấp nhận bán hàng tỷ USD cổ phiếu cho các tập đoàn đa quốc gia có nguồn gốc bên ngoài nước Mỹ là một mình chứng cho thấy Mỹ muốn tiền từ các nơi khác chảy vào nc Mỹ để cứu nền k.tế của họ. Vậy nếu họ muốn tiền từ nc ngoài vào Mỹ để "đầu tư mạo hiểm" nhiều, thì họ phải làm j ?! Hay nói cách khác, nếu họ muốn thu hút ngoại tệ mạnh mẽ hơn, muốn có nhiều USD hơn thì họ nên phá giá USD để tiền nc ngoài chảy vào hay là nâng giá USD để các nc mang tiền gửi vào nền k.tế đang hắt hơi sổ mũi để ăn chênh lệch % tỉ giá ?! Nếu USD xuống giá, việc c.ta mang 1tỷ Euro sang Mỹ sẽ là mang 1,4tỷ USD để cứu nền k.tế Mỹ (so với 1,3tỷ USD trc đây)
Muốn ngăn chặn giá dầu leo thang, có 2 cách. Một, bắt các nc OPEC tăng sản lượng dầu mỏ. Hai, làm mất giá đồng USD. Và 1 cách nữa là làm cả 2 cách trên. Tại sao vậy ?!
Khi USD mất giá, thì dù giá dầu lên cao 100USD/thùng thì lợi nhuận của OPEC cũng sẽ ko tăng tương ứng bởi vì họ bán dầu và phải thanh toán = USD. Nếu đồng USD xuống giá, thì họ, một mặt bị mang tiếng là bán dầu với giá cao, một mặt, lại mang về nc mình một đống USD đang xuống giá. Cuộc chơi giữa OPEC và Mỹ lúc này có thể nói nôm na theo cách sau. "OPEC ơi, bọn tao chịu rồi, bọn mày cứ bắt giá dầu lên cao thế thì nền k.tế bọn tao làm sao chịu nổi nhiệt, nếu bọn mày ko cho giá dầu giảm, thì bọn tao sẽ làm USD mất giá, vì như thế, bọn tao sẽ mua đc dầu với giá rẻ hơn, mới lại, bọn mày cũng phải nghĩ, k.tế bọn tao mà suy thoái, thì thằng nào nó mua dầu của bọn mày. Khủng hoảng những năm 70 đã khiến cho Nhật Bản nó chế ra bao nhiêu cái tiết kiệm nhiên liệu, bây giờ, mày cho khủng hoảng thêm phát nữa, bọn nó chế ra nhiên liệu mới thì lúc đó, *** thằng nào nó mua dầu của bọn mày đâu. Mày nhìn GM của tao ý, bọn nó chế ra xe chạy = hidro rồi. Chỉ 5 năm nữa thôi, sp đó sẽ ko còn bày trong tủ kính nữa mà sẽ là sp thương mại. Mà đâu chỉ GM, Toyota, Ford, Chrysle, VW, Honda, BMW, Mec... đều đang có những sp thử nghiệm. Bây giờ thế giới mà thay 1tỷ cỗ máy uống xăng dầu thì bọn mày tha hồ mà húp cháo. Hãy để giá dầu hạ xuống, khi đó thì thời đại dầu mỏ sẽ đc kéo dài hơn. Bọn mày thik bán dầu với giá vừa phải (bọn mày vẫn lãi to) trong 50 năm nữa hay là bán dầu giá đắt trong 5 năm nữa"
Một điều đáng nói, trong khi lợi nhuận của OPEC và Nga tiếp tục tăng mạnh khi giá dầu leo thang > 90USD thì lợi nhuận của Exxon Mobil, BP... lại giảm (dù doanh thu vẫn tăng, đúng hơn là lợi nhuận tăng quá ít so với doanh thu, kiểu như doanh thu tăng 30% nhưng lợi nhuận chỉ tăng 1%). Điều này cho thấy, những ng xuất khẩu thô thì thắng, nhưng những ng bán dầu thành phẩm đang thấy giá dầu cao quá mức. Bởi giá dầu quá cao, khiến nhu cầu dùng dầu giảm xuống và việc giá dầu tăng, khiến nhiều ngành (như otô) muốn tiếp tục tăng trg và phát triển, phải nhanh chóng tìm ra nguồn nhiên liệu thay thế. Họ đã đi tìm kiếm trong hàng chục năm nay, và hiđrô, có lẽ là 1 trong những giải pháp.
Tóm lại, sau cơn bĩ cực, USD có lẽ đc "phá giá" để cứu k.tế Mỹ thoát khỏi khủng hoảng tín dụng và suy thoái. Từ sau đại khủng hoảng 1939, thì nc Mỹ mới chỉ tăng trưởng âm đúng 1 năm (khoảng 79-80) khi đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng dầu mỏ và lúc đó cũng là lúc giá vàng đạt đỉnh cao của thời đại. Sau phát đó, thế giới bước vào một thời kỳ tăng trưởng thăng hoa mới.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
VSH - Bất ngờ đột phá
By CKVN001 in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 1Bài viết cuối: 23-09-2010, 12:37 PM -
Kẹt trong bong bóng giá vàng
By goldnews in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 0Bài viết cuối: 13-11-2009, 09:08 AM -
CJC- Bất ngờ 2008!
By chacchancoloi in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 42Bài viết cuối: 15-06-2009, 11:48 AM -
Tăng lãi suất dự trữ lên 3,6 % hay giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc?
By giacngo in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 5Bài viết cuối: 07-09-2008, 12:10 AM -
Lieu gia MB co phai la bong bong?
By braver in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 19-03-2007, 06:09 PM
Bookmarks