-
20-09-2010 10:44 AM #1
Vai trò của chính trị trong cuộc giải cứu TTCK Mỹ
23/01/2008 13:02 (GMT + 7) Trong hai ngày qua, thị trường Chứng khoán thế giới đã chứng kiến một cơn địa chấn. Tuột dốc không phanh vào thứ hai, và phục hồi ngoạn mục vào thứ ba, sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ (FED) đột ngột quyết định cắt giảm lãi suất. Sự kiện tài chính này đã lập tức lên trang nhất tất cả các báo trên toàn thế giới. Lần đầu tiên sau 18 năm, FED lại có bước cắt giảm lãi suất mạnh đến 0,75% chỉ trong một quyết định.
Lần đầu tiên kể từ tháng 11/2001, FED quyết định đột xuất thay đổi lãi suất mà không chờ đến phiên họp thường kỳ. Nhớ lại, quyết định đột xuất hồi tháng 11/2001 là để cứu thị trường khỏi sụp đổ ngay sau vụ đánh bom khủng bố ở New York.
Trước khi có quyết định này, thị trường chứng khoán Mỹ đã suy giảm với triển vọng gia tốc dần. Chỉ số Chứng khoán Dow Jones đã giảm 16% trong vòng 3 tháng qua và giảm 4% chỉ trong một tuần lễ kết thúc vào ngày 18/1/2008.
Những gì xảy ra ở Mỹ đã kéo theo tác động tương tự đến thị trường Chứng khoán châu Âu và châu Á nhưng ở biên độ mạnh mẽ hơn.
Chỉ riêng trong một ngày thứ ba 22/1, trước khi FED có quyết định đột ngột, chỉ số Chứng khoán Nikkei của Nhật giảm 5,7%, mức giảm mạnh nhất trong lịch sử 10 năm gần đây. Chỉ số Chứng khoán của Australia giảm 7,1% trong một ngày, mức giảm mạnh nhất trong vòng 20 năm qua. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng trong một ngày giảm mất 8,7%, mức giảm chưa từng có trong lịch sử…
Phản ứng trước quyết định của FED
FED đã chọn thời điểm công bố quyết định là ngay trước ngày giao dịch Chứng khoán thứ ba 22/1 của thị trường Mỹ.
Phản ứng đầu tiên của thị trường là một sự hoảng sợ. Trước tiên, người ta thấy rằng sự suy giảm của thị trường chứng khoán không còn là hiện tượng bình thường, khi cơ quan quyền lực cao nhất về tài chính của Mỹ đã phải có những biện pháp bất thường.
Nhưng lập tức sau đó, những phân tích hợp lý hơn đã thắng thế. Khi lãi suất giảm mạnh đến vậy, một lượng tiền khổng lồ sẽ được giải phóng ra khỏi các tài khoản vay của chính phủ để chuyển sang thị trường chứng khoán. Kết quả là ngay trong ngày đầu tiên sau khi có thông báo cắt giảm lãi suất, thị trường Chứng khoán Mỹ đã thoát khỏi cơn trượt dốc, trong khi thị trường châu Âu và châu Á ngày hôm nay đang phục hồi ngoạn mục.
Động cơ chính trị vẫn mạnh hơn
Đến nay, chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đang đi vào cao điểm. **** Dân chủ đang trình làng một sự kiện lịch sử: lần đầu tiên nước Mỹ sẽ có một nữ Tổng thống (nếu bà Hillary Clinton thắng cử), hoặc lần đầu tiên nước Mỹ sẽ có một Tổng thống da màu (nếu ông Barack Obama thắng cử).
Rủi ro tiềm ẩn đối với **** Dân chủ là họ đang đưa ra những điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Cơ hội đối với **** Dân chủ cũng chính là thông điệp họ gửi đến cử tri Mỹ: bà Clinton và ông Obama sẽ hoàn toàn ủng hộ nhau, nếu một trong hai người đắc cử. Như vậy là dù ai đắc cử thì vẫn có ông Bill Clinton hậu thuẫn phía sau.
Kinh tế đang là vấn đề hàng đầu trong dư luận Mỹ. Và đây chính là điểm mạnh của **** Dân chủ. Cử tri Mỹ cũng như các tập đoàn kinh tế Mỹ vẫn nhớ rất rõ giai đoạn tổng thống Bill Clinton nắm quyền từ 1993 đến 2001. Trong suốt 8 năm đó, tỉ lệ thất nghiệp liên tục giảm, tỉ lệ người dân mua nhà liên tục tăng. Thâm hụt thương mại liên tục giảm. Thâm hụt ngân sách chuyển thành thặng dư.
Chính vì vậy mà chính phủ hiện tại của **** Cộng hòa đang phải, bằng mọi nỗ lực có thể, giữ cho nền kinh tế không đi xuống sâu hơn nữa.
Giải pháp mạnh mẽ đầu tiên là quyết định cắt giảm lãi suất ngắn hạn của Ngân hàng Trung ương trong đêm qua 22/1. Thị trường cũng dự đoán đến khả năng cắt giảm lãi suất thêm một bước nữa vào phiên họp định kỳ của Ngân hàng Trung ương Mỹ vào đầu tuần tới.
Trong chính trường Mỹ thì những nhu cầu ngắn hạn về chính trị sẽ kéo theo những giải pháp ngắn hạn về kinh tế. Người ta không dám kỳ vọng việc cắt giảm lãi suất của FED sẽ có tác dụng tích cực trong dài hạn. Thứ nhất, việc cắt giảm lãi suất sẽ gây nên hiệu ứng mất giá trị đồng đô la và tăng lạm phát. Thứ hai, lãi suất hoàn toàn có thể thay đổi theo chiều hướng ngược lại, chỉ bằng một quyết định của FED.
Dài hạn hơn, đó là một chương trình trọn gói để kích thích kinh tế, với chi phí 140 tỉ đô la chủ yếu là cắt giảm thuế, do Tổng thống Bush gửi lên Quốc hội Mỹ cuối tuần qua. So sánh với cắt giảm lãi suất, cắt giảm thuế chắc chắn là giải pháp dài hạn vì không thể đảo ngược trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, có thể dự đoán Hạ viện Mỹ (hiện nay đang do **** Dân chủ chiếm đa số) sẽ không dễ dàng thông qua giải pháp này để trao “thành tích” cho Chính quyền của **** Cộng hòa. Đặc biệt, giải pháp giảm thuế của Tổng thống Bush có vẻ như “chặn đầu” những hứa hẹn của hai ứng cử viên **** Dân chủ là ông Obama và bà Clinton.=> nếu đến nước này rồi mà **** Dân Chủ vẫn hành động "bẩn thỉu" như thế thì họ cũng ko đáng để cho cử tri bầu nắm quyền trong nhiệm kỳ tới (chắc gia đình Clinton cũng hiểu điều này)
Sự suy giảm của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng không thể quy cho một lý do đơn nhất. Nhưng những điều xảy ra trong hai ngày qua cho thấy, quyết định giải cứu lại tùy thuộc không ít vào động cơ chính trị của mỗi **** phái
Last edited by ProDuck; 21-09-2010 at 11:34 AM.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Perochan - VNI so với Diễn biến trên TTCK các nước châu Á trong cuộc khủng hoảng kinh
By ProDuck in forum BlogTrả lời: 0Bài viết cuối: 17-09-2010, 10:34 AM -
Mỹ: Vai trò của Chính phủ trong việc ngăn chặn cuộc Đại suy thoái lần thứ 2
By VFinance in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 1Bài viết cuối: 12-08-2009, 09:01 PM -
VAI TRÒ NGHIỆP VỤ TỰ DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI VIỆC BIÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG
By khangthuoc in forum Giải pháp phát triển TTCKTrả lời: 1Bài viết cuối: 18-02-2008, 05:12 PM -
Vai tro cua nha dau tu (co dong ) tai cac cty niem yet
By in forum Giải pháp phát triển TTCKTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM -
Về vai trò của các ngân hàng thương mại với TTCK.
By in forum Giải pháp phát triển TTCKTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
Bookmarks