Nhaque - Nghĩ tích cực cho đời nó tươi - (Bài 3)
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 1 của 1

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jul 2010
      Bài viết
      100
      Được cám ơn 40 lần trong 23 bài gởi

      Mặc định Nhaque - Nghĩ tích cực cho đời nó tươi - (Bài 3)

      Bài 3: Giận thì giận mà thương vẫn thương!
      Thị trường Chứng khoán đúng là trong cơn bạo bệnh, khả năng liệt giường chiếu vài năm đang cận kề. Những cụm từ "điều chỉnh", "suy giảm", những cái khoát tay đơn giản đã được thay bằng "khủng hoảng", "sụp đổ" và công văn hỏa tốc, họp hành khẩn cấp.
      VNI vẫn cứ tèo, vì đơn giản, nó phải tèo thôi. Tèo ổn định vì ai cũng bắt mạch, kê đơn, nhưng chẳng ai chịu đi mua thuốc thì làm thế nào
      1. Con dại cái mang - nhà quản lý cứ là phải chịu tội trước và ra tay hỗ trợ trước:
      Có câu nói mà nhaque liều mạng phát biểu cách đây 2 năm, đó là chả hiểu các kụ, các bác, các anh, các chị,... nghĩ thế nào, mà lại dùng từ "Chơi" với một thị trường một ngày buôn bán 1 nghìn tỷ, là thị trường nơi đòi hỏi kỷ luật cao nhất, kỹ năng tốt nhất, kỹ thuật nhạy nhất, kỷ cương nghiêm nhất

      Chúng ta không chơi rau muống, không chơi cá, không chơi du lịch, nhưng chúng ta lại "chơi" chứng khoán. Thật là pó tay. Vì thế cho nên mới có những ý kiến như:
      - TTCK là không có ý nghĩa tích cực gì cho nền kinh tế, chỉ là nơi cho dân đánh bạc, chuyển tiền từ tay này sang tay khác;
      - "Hy sinh" TTCK để chống lạm phát,.....
      Làm ơn đi, TTCK có đầy đủ chức năng và giá trị như bất kỳ thị trường nào khác. Hãy đơn cử một con số:
      - Trong năm 2007 TTCK huy động được 90,000 tỷ VND cho các doanh nghiệp, bao gồm cả hoạt động đấu giá, phát hành trên thị trường chính thức (theo UBCKNN).
      Số vốn này nếu được sử dụng một cách đúng đắn sẽ là một nguồn sức mạnh khổng lồ để tạo sức bật cho các doanh nghiệp VN, giúp họ lớn nhanh và mạnh để đủ sức đương đầu với sự cạnh tranh của thế giới. Sẽ có những quan ngại về việc lạm dụng vốn, đem vốn đi đầu tư bừa bãi, tiêu xài vô tội làm tăng lạm phát. Có thể lắm, vì vậy quản lý thị trường rõ ràng và minh bạch, để định hướng đúng đắn cho việc sử dụng nguồn lực xã hội trên, đó chính là trách nhiệm của những nhà quản lý.
      a. Ở cấp quản lý thị trường:

      - tạo ra sân chơi rõ ràng và minh bạch
      - vận hành thông suốt, hàng hóa dồi dào, chất lượng phân cấp rõ ràng
      - bảo đảm sự tham gia công bằng của tất cả chủ thể tham gia
      - không để ai được phép đứng trên luật và trên người khác
      - xử phạt nghiêm minh và dứt khoát (ở chỗ này mở ngoặc chút, phạt là phạt nghiêm, chứ ai đời lũng đoạn 10 tỷ mà phạt 100 triệu thì ăn nhậu gì)
      Chứ cấp quản lý không phải là người đi lo giá cổ phiếu nóng lạnh, lúc thị trường lên thì hô nóng quá, lúc thị trường xuống thì bảo đáy rồi.
      Chẹp chẹp, nóng lạnh tùy người, em ở Nam thì chả sợ nóng, nhưng bước xuống Nội Bài thì lạnh teo, em thích thì em cứ gào lạnh thôi, còn người ở Hà Nội vào Tp Hồ Chí Minh thì kêu nóng là phải rồi, nên NDT than nóng lạnh tức thời mà cun cút chạy theo thì bao nhiêu chiến lược đành bỏ phí.
      b. Ở cấp lãnh đạo:
      - Cái cần nhất là sự đối xử công bằng, đánh giá đúng mức ảnh hưởng và sự tương tác của TTCK đối với nền kinh tế và các thị trường khác.
      • Xin đừng nghĩ rằng TTCK teo lại cũng chẳng chết ai. Đúng, trứng lên thì trứng xuống, ấy là chuyện bình thường khi VNI còn trẻ, nóng sốt nóng lạnh 20 - 30% là chuyện bình thường. Nhưng VNI rớt hơn 50%, NDT bỏ chạy, cổ phiếu bị thanh lý thì không còn là chuyện bình thường nữa;
      • Chuyện gì sẽ xảy ra cho quá trình CPH, IPOs nếu VNI < 400 và nằm lại đó. Xin thưa, lúc đó 50% CTNY bán gần mệnh giá và 50% còn lại bán gần giá sổ sách. Khả năng huy động vốn của TTCK sẽ là một con số không tròn trĩnh;
      • Habeco vẫn IPO không cần NDT nhỏ ư? Carlsberg có *** khi mua hết ở giá đó không? Xin thưa, nó chả *** tẹo nào, vì cái nó cần ở Habeco không phải là dòng tiền, không phải là chút lợi nhuận của Habeco, mà cả một thị trường bia miền Bắc mênh mông, ta đang mở cửa thị trường cho nó thông qua việc nghiến răng IPO Habeco đấy;
      • Nền tài chính VN sẽ vẫn lành mạnh nếu VNI ngủ đông? Câu trả lời là không, vì bây giờ khác xa 5 năm về trước. Rất nhiều NH và tập đoàn kinh tế đã chôn chân sâu (và chưa kịp rút ra) vào TTCK. Nếu VNI ngủ đông như trước, bảo đảm rằng hệ lụy cần đến 5 năm, chứ không phải 3 năm, và hậu quả gấp 10* 10 lần so với trước, vì số người tham gia đã gấp chừng đó rồi. Hãy cẩn trọng sự suy yếu của các tập đoàn kinh tế vì một thị trường Chứng khoán teo tóp.
      - Cái cần là chính sách rõ ràng, có thể lường trước được:
      • Chỉ thị 03 là điều đúng đắn, nhưng một con số 3% lạnh lùng không tính hết sự khác biệt giữa các ngân hàng hay tính hết hậu quả của việc gia tăng dư nợ *** cuồng khiến cho CT03% trở thành ám ảnh;
      • Rút tiền về để giảm lạm phát là điều đáng hoan nghênh, nhưng nhè ngay lúc NH thiếu tiền nhất, TTCK mong manh nhất, để đập một nhát thì chả khác gì cho người sốt nóng tắm nước đá để hạ sốt
      • ....
      - Lộ trình phải thông suốt, lời hứa phải minh bạch:
      • Chúng ta cần nói đâu làm đó. Chỉ riêng mấy vụ IPO thậm thà thậm thụt, cố kỳ kèo cho được giá mà nhá tới nhá lui cả chục lần khiến cho giới đầu tư nản lòng. Đúng vậy, chúng ta không được phép bán rẻ tài nguyên quốc gia, nhưng cái nhìn rẻ đắt ở đây là cái nhìn tổng thể và dài hạn.
      • Chính Phủ cần hành xử như một siêu BB, quan trọng là ta cần bán cả kho hàng được giá, chứ không bán được giá 1 lô hàng và để ế cả kho hàng. Cho nên ta có thể khuyến mãi một hai lô hàng, để bán được giá 98 - 99 lô hàng còn lại.
      • Thị trường tài chính là thị trường của niềm tin, giới đầu tư sẽ tin nếu hành động của Chính Phủ là rõ ràng. VCB có thể bán rẻ một chút, nhưng bán đúng như lời hứa thì Sabeco, BIDV, Agribank,... sẽ tiếp tục bán được giá và tiếp tục được NDT trong và ngoài nước ưa chuộng;
      • Nếu CP nói mua USD, thì phải có kế hoạch mua USD liền lạc, chứ không thể nói mua USD, rồi lại tà tà chả mua, vì sợ USD xuống giá được.
      - Hành động thị trường, không phải hành động hành chính:
      • TTCK hay nền kinh tế thị trường nói chung cần làm những nhà quản trị năng động. Hãy xem nền kinh tế nói chung và từng thị trường nói riêng là một thực thể hài hòa, là một công ty đang hoạt động, và nhà lãnh đạo/nhà quản lý là người lèo lái công ty;
      • Lúc đó, muốn công ty hay thị trường phát triển thì cần phải đổ mồ hồi ra, chứ không thể ra lệnh cho nó lời hay lãi được;
      • Muốn ngăn chặn VNI suy giảm, ngăn chặn dòng bán tháo thì phải xem nó xuất phát từ đâu: thiếu tiền, mất thanh khoản, giải chấp,... để tùy tình hình mà xử lý, chứ không thể cứng nhắc yêu cầu các chủ thể tham gia TTCK bán hay mua được;
      • Việc ra công văn hành chính để chỉ đạo thị trường; nếu làm được thì thành ra bóp méo nó, nếu làm không được thì đánh mất uy thế và niềm tin. Cả hai đều không tốt, và vì vậy đừng nên làm.
      Một ít lời góp ý, có thể trái tai, nhưng chân thành từ một NDT nhỏ, mong được bỏ qua.
      (^_^) NHÀO_VÔ_MÀ_CHẾT (^_^)






      ĐỪNG ĐÙA VỚI MOD

      http://vietstock.vn/

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Articles

    1. Bài 8: TÍCH LUỸ VÀ PHÂN PHỐI
      By nguyenquangminh in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 14
      Bài viết cuối: 03-02-2015, 10:15 AM
    2. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 20-09-2010, 09:25 AM
    3. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 20-09-2010, 09:19 AM
    4. KHẨN -- Đề nghị ban ngay và delete bài vô văn hóa
      By Dartagnan in forum Thông báo - Góp ý
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 31-12-2009, 05:52 PM
    5. Nghĩ tích cực cho đời nó tươi!
      By nhaque in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 73
      Bài viết cuối: 15-08-2008, 12:00 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình