Perochan - Mạn bàn về kinh tế Việt Nam
  • Thông báo


    + Reply to Article
    Kết quả 1 đến 1 của 1

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jul 2010
      Bài viết
      100
      Được cám ơn 40 lần trong 23 bài gởi

      Mặc định Perochan - Mạn bàn về kinh tế Việt Nam

      tranphukhanh:

      Cụ Pe cho em hỏi theo cụ thì điều tồi tệ cùng cực sắp tới đối với VN sẽ xảy ra khi nào vậy ạ??
      Perochan
      Điều xấu đó em thấy nó vẫn chưa xảy ra bác ạ. Nhưng điều xấu đó chỉ là trực tiếp trong kinh tế, tác động lên người lao động và an ninh xã hội, chứ không phải là chỉ xấu trong tin tức mang tính đầu cơ dồn dập như dạo tháng 6. Rồi là thiên tai, lũ lụt, La Nina năm nay sẽ oánh tơi bời lên người dân, nhất là vùng nông ngư nghiệp trong thời gian tới.
      Thủy sản, lấy ví dụ như như tôm hùm lobster, giá ở thằng đế quốc sài lang trước là 4$/pound, giờ chỉ còn 2$/pound, tức là khoảng 70k VND/kg, thế thì thủy sản chuyên xuất sang đó thọ sao nổi với giá như vầy. Thiên tai dịch bệnh liên tục, nông sản thực phẩm lấy đâu ra giá rẻ nếu không nhập ngoại. Lĩnh vực may mặc, giày dép với thị trường chính là Mỹ, Eu, Nhật thì hiện nay 2 nơi đó suy thoái, áp thuế cao, và cái chính là VN không có vùng nguyên liệu phụ trợ cho lĩnh vực này, chỉ làm gia công nên nhiều hàng hóa vật tư đang mắc kẹt với nhập về lúc giá cao, giờ đang khó khăn. Dầu thô thì giảm giá trong khi chi phí khai thác tăng lên. (2 năm trước, dầu cũng giá 60$, nhưng ngành dầu khí có 20k người. Sau cơn loạn giá dầu vừa qua thì hiện giờ dầu thô cũng chỉ có giá 60$, nhưng ngành dầu khí là 30k người làm việc, đó là chưa tính sản lượng khai thác dầu và khí đang có xu hướng giảm đi). Nói chung mấy lĩnh vực xuất khẩu chủ chốt là dầu thô, may mặc da dày, thủy sản, mang lại 50% kim ngạch xuất khẩu, cũng như tạo ra nhiều lao động nhất ở VN chỉ thấy dấu hiệu bi quan. Khi nào tin như vậy ở mọi ngành nó tác động hàng loạt, thậm chí có thể bất ổn xã hội, thì đó là những tin xấu cùng cực xảy ra (cá nhân em cho rằng Vinashin sẽ bị tố đầu tiên). Tuy nhiên lãnh vực NH chưa chắc đã bể như mọi người nghĩ đâu.
      Dễ thấy là khủng hoảng 1997 cũng xuất phát từ cho vay CK, BĐS quá nóng, mất kiểm soát khiến IMF và các nước khai tử hàng loạt NH tại các quốc gia. Dùng chính sách thắt chặt tiền tệ. Còn khủng hoảng 2008 này thì các nước lại đang làm ngược lại. Là bơm tiền cứu các NH và thả lỏng tín dụng, hạ lãi suất. Bản thân IMF cũng không dám siết cổ con người ta như 1997 khi cho Ukraine và Pakistan vay với những điều kiện thoáng hơn hiều, chỉ chủ yếu về giảm thâm hụt ngân sách, chứ không đạo diễn trực tiếp vào việc đóng cửa/mở cửa các ngành nghề, lĩnh vực như từng bắt ép Indo, Thái hay Hàn năm 97-98. Và có lẽ VN cũng sẽ vậy, nhiều khả năng là không có NH nào bị khai tử đâu, ít nhất là cho đến khi trên thế giới hoặc trong nước đã tạm lắng biến động. VN sẽ cứu các NH như Mỹ, Âu đang làm. Tuy nhiên ở VN còn đối mặt với nhiều cái khó khăn khác nữa, không chỉ là BĐS và NH.
      Dự kiến của em thì sau quý 2/2009 thì những yếu tố tệ hại nhất của kinh tế VN mới hiện ra.
      ----------------
      Ngày 21.11.08
      Bất ổn xã hội luôn xảy ra khi kinh tế đi xuống, đặc biệt là khi khủng hoảng. Đơn giản như cái tháp Maslow cũng có thể lý giải điều đó mà. Luật pháp và cảnh sát trang bị tận chân răng như ở Mỹ mà sau bão Kathrina 2005, dân ở đó còn đi cướp bóc cơ mà. Năm 1999 nhà Suharto ở Indonesia bị gạch tên cũng vì thế. Nên các bác to to thì cứ nên phòng thân, còn em ở khu xóm liều thì phòng bị gậy thôi, kiểu như nhà cửa thì chịu khó chú ý rào chắn cẩn thận hơn tí, còn ra ngoài thì cũng chú ý nạn cướp giật... Các bất ổn xã hội sẽ tăng lên là cái chắc. Nhỏ thì là các tệ nạn gia tăng, lớn thì các phong trào đòi này đòi kia xuất hiện. Còn các bác cao cao bên cửa sổ thì mới lo các phong trào này nọ. Xã hội toàn ông thất nghiệp ngồi oánh tá lả mí cả xóc đĩa, chửi thề với nhau thì đám đông đó dễ bị kích động lắm.
      Nói chung những điều tồi tệ nhất ở VN, em thấy nó chưa thể đến vào quý 1/09 ạ. Vẫn phải sang quý 2. Em chỉ có hơi phân vân ở 1 chút, là như DJ em nói chạy 8300-9800 trong 2 tháng, thì hóa ra nó chỉ chạy được 1 tháng đã thủng rồi. Tức là các quy luật hay kinh nghiệm quá khứ nó càng ngày càng khó dự đoán hơn, diễn iêbns nhanh hơn, vì thời buổi hiện nay thông tin nhanh quá. Năm 1930 anh Bernanke mà phát biểu thì còn phải chép lại ra giấy rồi gửi bồ câu bay xuyên đại dương đưa thư sang châu Á, châu Âu, mất cả năm mới có tin tức. Bây giờ anh Bernanke vừa há mồm trót ho 1 tiếng là cộng đồng các NDT tại Lều Vịt của thủ đô tài chính thế giới là Việt Nam đã phiên dịch xong ý anh ấy rồi. Nếu vậy thì khủng hoảng 1929-1933 là 5 năm thì có thể chỉ 1-2 năm nếu đặt vào giai đoạn hiện nay. Đó là Mỹ. Dù quý 1 hoặc giả sử muộn nhất là quý 2 năm sau Mỹ hết rớt thì nó cũng cần có thời gian bình phục vết thương đã. Nên VN cũng thế, sau khi xảy ra các điều tồi tệ nhất thì cần có 1 thời gian để bình phục. Giai đoạn dưỡng thương hay giai đoạn khôi phục lòng tin chính là cơ hội đấy các bác nhé. Cố gắng sống sót đến giai đoạn đó nha, các bác thân yêu.
      Em thử hình dung với các bác 1 kịch bản có thể xảy ra như này trong giai đoạn dưỡng sức (nhiều kịch bản lắm). Là khi khủng hoảng ấy, để vượt qua nó thì các doanh nghiệp, nhất là DN nhà nước phải phá sản đã. Vậy khi có luật phá sản thì mới lập quân cờ mới được (thực ra có từ năm 93 rồi, nhưng luật đó có thể gọi là luật đêk cho phá sản vì chả ăn nhập gì với tình trạng doanh nghiệp xin phá sản cả). Một doanh nghiệp nhà nước có 1000 người, nhưng thực chất chỉ có 200 ông làm việc và 800 ông ngồi chơi tán phét như em với các bác ở đây. Thía nhưng đêk sa thải được 800 nghệ sỹ đu dây kiêm uốn dẻo tài ba đó vì các mối quan hệ thân quen rồi đủ các dây nhợ này nọ, chằng chịt hơn cả cống xả Vedan. Nó mà không phá sản thì cứ lay lắt như người nghiện. Nhưng nó mà phá sản thì cơ ngơi, tài sản vẫn còn đó, chỉ con người là biến mất. Và chỉ cần có luật để xóa sổ 1000 người, đền bù 1 ít, lập tên mới, rồi tuyển lại 200 ông tinh tú nhất, dần dần khôi phục lại doanh nghiệp đó. Rồi nó sẽ CPH doanh nghiệp với giá bèo vì giai đoạn đó làm gì có ai còn tiền hay có khái niệm đầu tư mà mua cổ phiếu mấy chấm, hoặc P/E >5 là khái niệm xa xỉ. Nói đến cổ phiếu thì mặt ai cũng từ hoảng, trán nhăn mất mấy vạch.
      Đại khái giai đoạn những năm đầu 90 ở Nga có thể sẽ tái hiện biến thái như vậy. Mỹ danh từ thì là tư nhân hóa. Cái đó rất tốt, vì nó đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ có điều, anh Nga 199x của Elsin không đánh thuế được các tỷ phú chôm tài sản quốc gia nên chỉ có thất thoát tài sản vào cá nhân mà ko thu đồng thuế nào. Cái này phải khâm phục anh Tin nhà em, oánh thuế tơi bời các oligarch. Dầu mỏ cứ 2 tháng xem xét oánh thuế lại 1 lần, giá dầu càng cao thuế càng lớn. Cũng là doanh nghiệp nếu là Nhà nước quản lý thì có doanh thu 1000 tỷ, thuế doan nghiệp là 320 tỷ, . Nhưng nếu tư nhân nắm giữ thì doanh thu nó có thể lên 2000 tỷ, thuế TNDN là 640 tỷ lận. Đó là còn chưa nói thuế cá nhân, của mấy bác cầm đầu doanh nghiệp. Cỡ các tỷ phú 1000 tỷ lẽ ra hàng năm phải đóng thuế lớn nữa, thì mới gọi là ổn và công bằng. Cho nên cứ tư nhân hóa, ai giàu cũng được, tầm quốc gia đừng xét cái riêng lẻ hoặc ghen tị với cái đó. Xét về tổng tài sản 1 quốc gia, tư nhân hóa càng làm cho quốc gia đó giàu nhanh hơn, vòng quay đồng tiền nhanh hơn, nhưng miễn là ngân sách nhà nước phải thu được nhiều thuế hơn cơ. Tức là ai giàu cứ giàu, ai chôm được tài sản nào của quốc gia cứ chôm, nhưng miễn các anh làm lợi nhiều hơn và đóng thuế cho đầy đủ. Có điều các đại gia ở VN hay ở Nga cũng thế, toàn trốn thuế. Hihihi. Càng giàu càng trốn thuế nhiều.
      -------------------
      Ngày 08.12.08
      Hihiih, lâu quá mới sờ lại đến cái gánh hàng rong này. Chả biết nên viết gì, vì cái gì nó cũng cũ rồi. Thôi thì cứ kinh tế VN vậy.

      Em thì không nói là VN giống LX ở chỗ thay đổi thể chế, mà chỉ cho rằng tài sản quốc gia sẽ được tư nhân hóa nhiều hơn qua các hình thức nào đó, biến hóa so với giai đoạn 90 ở Liên Xô. Và điều đó tốt hay xấu thì em cho rằng sẽ tốt nếu hệ thống tài chính được cải thiện. Mà để đánh giá tốt xấu thì có lẽ nên tiến hành thu thập các số liệu thống kê. Vì kinh tế hiện đại, cái gì mà chả dính đến thống kê
      Còn các tổng công ty thì em nghĩ rằng nó chiếm >60% tài nguyên quốc gia thì đúng là ko sụp đổ hay biến mất dễ dàng. Vấn đề chỉ là rồi đây các tổng đó hoạt động ra sao thôi. Như em lại ví dụ về Vinashin. Là 1 TCT rất lớn, chiếm giữ bao nhiêu cảng, âu tàu khắp VN. Giai đoạn vừa rồi CP vay cho anh ấy mấy tỷ $ để phát triển đóng tàu. Vinashin có rất nhiều hợp đồng được thuê đóng tàu, và thông thường thì tiền cọc là 10%, rồi thanh toán theo từng phần tiến độ để Vinashin còn mua sắm thiết bị đóng con tàu. Thế nhưng nhìn mức độ huy động vốn của anh này thì em đoán rằng đang có điều gì đó không bình thường xảy ra. Rồi nhìn ra thế giới, thì hầu hết các dự án đóng tàu, họ dừng lại. Ai lỡ đặt tiền cọc rồi, thì họ hầu hết là bỏ cọc, chấp nhận mất 10%, còn hơn là nhận tàu về để rồi mà lỗ. Lý do là giá thuê tàu giảm tới 8-90%. Chỉ số thuê tàu Baltic Dry Index giảm tới 93% so với đỉnh hồi tháng 3, mạnh nhất trong mọi chỉ số trên thế giới. Một hãng chủ tàu dự kiến IRR của con tàu là 15% tức là 7 năm hoàn vốn. Nhưng với giá thuê tàu mới như này, chỉ còn 1/10 so với giá cũ, thì có thể hãng tàu mất 70 năm mới hoàn vốn. Thế thì bỏ cọc còn hơn.
      Nên là nếu Vinashin có bị các hãng thuê đóng tàu bỏ cọc, thì bây giờ è cổ ra trả nợ các khoản vay để mua sắm thiết bị cho con tàu vô chủ. Cái này là em nói vai trò các hãng đóng tàu thế giới, còn Vinashin thì em chịu, ko có số liệu, nhưng khi nào các bác thấy báo chí nói là chỗ này chỗ kia xẻ thịt con tàu này nọ, là có thể hiểu được 1 phần diễn biến.
      Năm 1998, khủng hoảng ở Hàn Quốc cũng 1 phần là tập trung vốn cho các Chaebol để rồi sau đó đích thân chính phủ Hàn phải sell-off các Chaebol của ho, hehee. Còn nhớ hồi đó, anh GE Capital, Goldman Sachs và hàng loạt quỹ đầu tư khác rộn ràng lên kế hoạch shopping hàng giá rẻ ở châu Á với vài tỷ USD mỗi anh, mà những thương vụ nổi tiếng nhất là GM mua Daewoo Motors, Hyundai Motors mua Kia Motors, Reunault mua Samsung M, Posco Steel bị xẻ thịt với giá cực bèo... Trong 2 năm 97-99, trong số 30 Chaebol thì có 11 chú phá sản, lớn nhất là vụ Daewoo Group nợ quái gì tới 80 tỷ $, gấp 4 lần equity của nó. Khi đó nó cũng giống như VN bây giờ, các gì cũng Group, nào là Hyundai Group, Samsung Group, LG Group, Daewoo Group.... Chết cả chùm group.
      Bây giờ ở VN cứ xem các anh TCT lớn nào có hệ số D/E cao là đưa vào tầm ngắm. Có điều cái này chỉ dành cho các bác quỹ to to nước ngoài thôi. Lau nhau như Đinh Bộ Lĩnh với các bác và em trên đây may ra chỉ oánh trận cờ lau nhỏ nhỏ thôi. Hihi.
      Nói chung nhiều người nghi ngờ VN không giống Thái, Hàn 97 nhưng em thì nghĩ là giống. Có thể không giống hoàn toàn nhưng mà cơ bản là chả khác gì nhau. Thì từ triệu chứng, diễn biến cho đến các sự kiện chả khác gì nhau: nào là biến động với tỷ giá, đầu tư vốn dàn trải, sốt CK, BĐS, rồi các hành động là ngăn chặn như tăng lãi suất, siết tín dụng v.v., đều diễn ra y chang. Có điều độ mở của nền kinh tế VN còn thấp, nên hậu quả là mức độ tàn phá chưa kịp nhanh như ở 2 nước kia. Những cái gì giống y chang rồi thì dễ dàng ngồi đoán các bước tiếp theo mà hành động. Chỉ có 1 chút khác, là VN rơi vào đúng thời điểm khủng hoảng toàn cầu, mà cách thức giải quyết khủng hoảng toàn cầu hiện nay nó khác với cách giải quyết cổ điển như IMF kia. Cái này hôm nọ em có nói qua thì phải.
      Nhưng mà bây giờ thế giới giải quyết được bước 1 của khủng hoảng, là từ tín dụng. Bây giờ hậu quả nó để lại bắt đầu là trực tiếp các số liệu kinh tế hàng tháng. Như chỉ số sản xuất PMI (ở Mỹ gọi là ISM) toàn thế giới trong tháng 11, nước nào cũng thấp kỷ lục. Mà cái này từ 2 tháng trước, dấu hiệu của nó ở chỗ tiền gửi của các NHTM tại các NHTW tăng lên đột biến ấy, tức là NHTM họ không cho vay sản xuất tiêu dùng nên bây giờ chỉ số PMI khắp nơi thấp như Vịt chặt chân. Hehe.
      Ảnh hưởng của cái đó lên VN là sẽ còn từ từ. Như Philipine hôm qua, vừa phải cắt giảm hoàn toàn thuế nhập khẩu máy móc cho các khu công nghiệp may mặc vải sợi, tránh tình trạng NDT rút vốn, mà đang xảy ra ở VN, Philipine. Thế nhưng ở VN bây giờ lại tăng thuế đủ các loại. Lúc này thế giới họ đang hạ thuế, hoàn tiền người dân để kích thích tiêu dùng, còn quân nhà ta thì hình như 2008 đang còn bội chi ngân sách cơ (những 5% GDP, hic, lớn quá) chả có tiền đâu, nên là phải tăng thuế. Thực ra thuế TNCN mà cứ giữ mốc cũ, tự so sánh với lạm phát hoặc tăng lương thì khác nào thuế TNCN vừa tăng lên tiếp. Ngày trước 4 triệu là to, bây giờ 4 triệu đã phải đóng thuế cao thì khác nào gô cổ hết quần chúng lại cho vào rọ. Ko rõ gói giải pháp 1 tỷ USD hôm qua của VN thì tiền đó là lấy ở đâu hihi. Còn dựa vào vốn ngoại thì ODA của Nhật tạm dừng, không biết động thái các nước khác như nào, dự trữ ngoại tệ chắc ko thể lấy ra tài trợ kinh tế được. Tóm lại bây giờ đang là cái chăn hẹp, kéo đầu này hở đầu kia. Và cái này nó do cơ cấu kinh tế bao nhiêu năm, bây giờ cứ phải chữa dần dần thôi, không thể khỏi nhanh được.
      Nên là lạc quan với TTCK cũng khó lắm các bác ạ. Như em thấy mấy cao thủ ngày trước cứ bảo là phải chờ cho rõ sóng mới nhảy vào, đi sau còn hơn mò đáy, nhưng mà mấy hôm nay họ cũng rộn ràng nhảy sóng, không phải mò đáy nhưng mà là họ cũng thích bắt sóng nhỏ, không chờ sóng to để ăn đoạn giữa như trước. Lý do thì các cao thủ đó cũng bi quan với bản thân, dù ôm tiền hay không thì chờ không nổi, phải nhảy vào kiếm tí, không thì tiền nằm đó khó chịu lắm. Rồi đây hiện tượng đó sẽ thành phổ biến, các cao thủ sẽ nhảy sóng hơn bật tôm.
      Hihi, em thì vẫn đắp chăn nằm ngủ thôi các bác ạ. Chừng nào KLGD của VNI còn 2-3 triệu cp/ngày và kéo dài cả tháng thì khi đó em ngủ dậy. Cái này là dựa trên quy luật từ các TTCK trên thế giới, khi suy thoái, lúc KLGD trung bình chỉ còn 10% so với giai đoạn sôi động nhất, thì đó là đáy. Em cứ tính giai đoạn sôi động nhất của VNI là 20-30 triệu cp, nên quy luật của em là khi còn 2-3 triệu c/p được giao dịch thì em lại vào. Bố khỉ, cứ bô bô với các bác thế này, chả biết VNI có diễn ra hiện tượng đó không nữa, vì ai cũng chờ nó như vậy thì nó sẽ không xảy ra điều đó. Big Smile
      Vụ $ thì em không rõ có phá giá không, nhưng em nghĩ là không, mà là để mất giá dần dần. Bác cứ nhìn quy luật $, từ 16500, lên 16800, đứng ở đó 1-2 tuần, rồi lại lên 17000, rồi vọt lên 17500 và giờ giảm lại 17200. Tức là các mốc thang nó cứ khẳng định và cứng dần. Bây giờ nghĩ $ về <17000 chắc khó, đúng không nào? Tháng sau bác sẽ nghĩ $ khó mà về <17200. Đại khái mất giá dần dần như này là rất hay, đỡ sốc, đỡ gây xáo trộn. Nhưng mà em đang có 1 thú vị nho nhỏ, giống quy tắc các cổ phiếu, mà cái này là em nhìn thấy ở tỷ giá các nước khác 1997 rồi. hiihih. Các bác tự tìm hiểu nhé.
      Về BĐS thì em thấy ở VN hơi khác các nước khác, là dù khủng hoảng thì nhà đất đóng băng là chính chứ nơi nào chưa tăng cao thì chưa thể giảm mạnh. Tức là ví dụ khu làng Mỹ Đình, nếu đất làng của nó vọt từ 20tr/m lên 50tr/m thì nó sẽ giảm về từ từ. Nhưng mà các khu gần đó, nếu đất cứ vững 20tr/m, không bị sốt do trào lưu thì hy vọng nó giảm mạnh là không có đâu. Chỉ giảm mạnh là ở các đất dự án và chung cư thôi, vì thực ra các dự án gốc của họ có 10tr/m tính cả xây mà rao bán 30tr/m thì nó có cơ giảm nhiều. Bác nào định mua chung cư thì sẽ có dịp thấy các cần cẩu cao tầng rỉ hoen rỉ hoét nằm chết gí ở đó, các bác bảo vệ công trường thì ngủ ruồi đậu không thèm đuổi. Năm 1997, VN chỉ bị ảnh hưởng thôi mà cái cần cẩu ở nhà Hà Nội Vàng chả nằm mốc meo ở đó cả năm trời còn gì.
      Bác nào thích xây nhà riêng thì em nghĩ nên thu xếp tìm hiểu, mua đất rồi tranh thủ giá VLXD rẻ, nhảy vào mà xây. Còn mua chung cư, dự án thì cứ chờ thôi. Em nói ở khía cạnh giá VLXD vì cái này ăn theo giá dầu. Mà dầu 45$ thì em có cảm giác nó vô lý, khó có giá này lâu được, tức là chỉ trong vòng 1 năm nữa, dầu sẽ chuyển động tăng giá, chắc ổn định 60$, tăng 30% so với hiện nay, kéo theo VLXD tăng theo. Lúc này nên tính toán cân đối giữa giá đất và chi phí xây nhà, v.v.v. Còn nói giá dầu thì em thấy là chi phí khai thác dầu và thuế hiện nay, như ở VN là lớn hơn giá 45$. Tức là hút lên bán là lỗ. Thế giới cũng thế, các tỷ phú dầu mỏ của Nga đang lỗ 10$/thùng, nên khi giá dầu hạ, sẽ xảy ra tình trạng không có đầu tư vào dầu khí, và chỉ 1 thời gian ngắn sẽ lại dẫn đến khan hiếm dầu, khi đó anh OPEC dọa khóa van cái là dầu lại phi như ngựa. OPEC thích dầu ổn định ở mức 80$, gấp 2 hiện nay. Dầu mỏ và giá dầu là đề tài dài, ngại nói quá. hehehe.
      Còn giải chấp BĐS theo em chưa phải là tồi tệ nhất. Cái này em nghĩ VN có nghệ thuật xử lý. Nhưng vấn đề tệ nhất mà có giỏi đến giời cũng ko lách được: đó là mức sống, thu nhập và việc làm cho người dân.
      --------------------
      vi_tieu_bao:
      Bác Perochan ơi, bác bình luận về vụ 800 tỷ của Mỹ đi; DJ phá đáy xuống 7400 rồi bật lên 8400 chỉ trong vòng vài ngày; theo bác trong một tháng tới DJ sẽ dao động ổn định trong range hay lại tiếp tục có những vụ lên xuống hãi hùng?
      Perochan
      Vụ 800 tỷ này là của FED, tức là nó không phải chờ quốc hội thông qua nhiêu khê như vụ 700 tỷ của BTC. Mà FED tung tiền ra thì sẽ chỉ 1 bộ phận các tổ chức tài chính được tiếp cận, chứ không phải toàn bộ quyền hành như anh Paulson. Nhưng dù sao thì cứ tạm coi là nó cũng tốt đã.
      DJ thì đầu tiên em nghĩ chạy 2 tháng trong range 8300-9800 rồi mới phá xuống 7500 và tạo đáy. Đó là theo hình mẫu đấy. Nhưng mà nó chạy 1 tháng đã phá tan tành và cũng đụng 7500. Nếu 7500 là đáy thì diễn biến mọi thứ nhanh hơn dự kiến nhiều, xấu cũng nhanh hơn mà tốt cũng nhanh hơn, tức là trong quý 1 nền kinh tế Mỹ sẽ có dấu hiệu chuyển động tích cực. Lúc trước em dự đoán sau quý 2.
      Nhưng 7500 hôm nọ em chưa có cảm giác là đáy để lao vào mua vì sau cái hôm tăng điểm mạnh, theo pattern thông thường thì volume của nó phải tăng, thì mới có cảm giác 7500 là đáy. Nhưng Volume nó thấp. Nên em nghĩ DJ sẽ phải test lại 7500 ít nhất 1 lần nữa đã, chứ không lên vèo 1 cái như vậy. Cứ thử theo dõi xem sao. Hôm đầu tuần Bloomberg chạy hình các quỹ ở Mỹ nói đang bottoming process, nên chắc họ bỏ tiền vào mua đấy.
      Last edited by ProDuck; 20-09-2010 at 08:27 AM.
      (^_^) NHÀO_VÔ_MÀ_CHẾT (^_^)






      ĐỪNG ĐÙA VỚI MOD

      http://vietstock.vn/

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Articles

    1. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 17-09-2010, 10:41 AM
    2. Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 22-02-2010, 01:35 PM
    3. Nhận định thị trường
      By ck20092010 in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 08-12-2009, 11:55 AM
    4. Nhận định thị trường 09/05
      By boclua in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 10-05-2007, 04:28 PM
    5. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình