TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI:

* Mỹ:

- Tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thực hiện lời cam kết vừa được đưa ra - cắt giảm thuế vĩnh viễn cho tầng lớp trung lưu. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ Mỹ cũng cho rằng chính sách cắt giảm thuế mới này chủ yếu có lợi cho các doanh nghiệp lớn vì hàng năm đa số các doanh nghiệp nhỏ đầu tư sẽ không quá 250 nghìn USD.

- Số người lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần giảm xuống mức thấp 2 tháng 450,000. Như vậy, thị trường lao động vẫn chưa được cải thiện nhiều.

- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ tháng 9/2010 do Thomson Reuters/ University of Michigan khảo sát đã rơi xuống mức 66,6 từ mức 68,9 trong tháng 8/2010. Các chuyên gia kinh tế đã dự doán chỉ số tăng lên mức 70.

- Chỉ số giá sản xuất tháng 8 tăng 0.4%, cao hơn mức 0.2% trong tháng trước với kỳ vọng nước này sẽ không rơi vào tình trạng giảm phát.
- Sản lượng công nghiệp tháng 8 tăng 0.2% so với tháng trước. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho doanh nghiệp tháng 7/2010 tăng 1% lên mức cao nhất trong 2 năm qua, cao gấp đôi so với mức đã được điều chỉnh trong tháng 6/2010.

- Thị trường bất động sản đang chịu hậu quả nặng nề do tình trạng thất nghiệp, sản xuất trì trệ, và giá nhà liên tục sụt giảm. Các ngân hàng tại Mỹ thu hồi 95,364 căn nhà trong tháng 8/2010, cao hơn 2% so với mức kỷ lục thiết lập vào tháng 5/2010.

* Châu Âu:

- Ủy ban châu Âu dự báo GDP của 16 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể tăng trưởng 1.7% trong năm 2010, thay cho con số 0.9% của dự báo trước đó. Động lực chính vẫn là nhờ vào đẩy mạnh xuất khẩu khi đồng EUR giảm giá.

- Trong khi đó theo một báo cáo mới nhất Ireland và Bồ Đào Nha có thể cần thêm sự hỗ trợ từ bên ngoài để giải quyết vấn đề thâm hụt.
- Anh: Doanh số bán lẻ tháng 8 bất ngờ đi xuống.

- Đức: Chỉ số niềm tin nhà đầu tư và kỳ vọng của các chuyên gia Đức trong tháng 9/2010 giảm xuống mức âm 4,3 từ mức 14 của tháng 8/2010. Như vậy chỉ số niềm tin nhà đầu tư và kỳ vọng chuyên gia như vậy đã giảm đến tháng thứ 5 liên tiếp và thấp nhất từ tháng 2/2009.

* Châu Á:

-Nhật Bản: Lần đầu tiên kể từ năm 2004, chính phủ Nhật sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ để ngăn chặn đà tăng giá của đồng JPY. Cụ thể, Nhật Bản tuyên bố sẽ bán hơn 2,000 tỷ JPY (tương đương 23.3 tỷ USD) ra thị trường trong thời gian tới đây vào hôm 15/09.

- Trung Quốc: Yêu cầu các tổ chức tài chính lớn nhất nước này nâng tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (CAR) lên 15% vào cuối năm 2012. Đồng thời các nhà điều hành cũng đang phát thảo kế hoạch trong đó kêu gọi nâng vốn cấp 1 lên 8%. Điều này có thể làm giảm đà tăng trưởng kinh tế nóng của Trung Quốc và tránh rủi ro sụp đổ của bong bóng tài sản tài chính. Trong khi đó, Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết chỉ số CPI nước này đã tăng 3.5% trong tháng 8/2010, đánh dấu tháng tăng thứ 10 liên tiếp và là mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2008.

- Thái Lan: Mặc cho căng thẳng chính trị đang leo thang nhưng dự báo GDP Thái Lan năm 2010 sẽ vẫn được duy trì ở mức 6.5-7.5%.

* Thông tin vĩ mô trong nước:


- Bên cạnh lãi suất huy động tiền đồng được áp sát mức đồng thuận, 11,2%/năm, những ngày qua, nhiều ngân hàng bắt đầu tái tăng lãi suất vàng cũng như ngoại tệ. Đồng thời, các nhà băng tiếp tục đẩy mạnh khuyến mãi nhằm huy động thêm tiền để đáp ứng yêu cầu của Thông tư 13/2010/TT-NHNN, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10 tới.


- Theo báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Standard Chartered cho thấy, kinh tế Việt Nam đang có những diễn biến khả quan với việc lạm phát và cán cân thương mại ổn định trong những tháng gần đây. Theo Standard Chartered, thâm hụt thương mại của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian trung hạn và đồng VND có thể sẽ tiếp tục giảm giá thêm trong năm 2011. Tăng trưởng GDP thực tế năm 2010 của Việt Nam sẽ ở mức 6,7%, lạm phát so với cùng kỳ năm trước ở mức 8,5%. Mức tỷ giá VND/USD duy trì đến hết năm 2010 ở mức 19.900 đồng/USD và sẽ lên mức trên 20.000 đồng/USD trong năm 2011.

- Tính đến cuối tháng 7/2010, tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản đạt 210.770 tỷ đồng, tăng 14,38% so với thời điểm 31/12/2009, tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 2%.


- Xuất khẩu tháng 8 đạt 6.85 tỷ USD cao hơn nhiều so với mức 6 tỷ USD của con số ước tính. Nhập khẩu đạt 7.25 tỷ USD, cũng chênh lệch nhiều so với mức 6.9 tỷ USD con số ước tính trước đó.


NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ:


* Nhận định:


Phiên tăng mạnh vào cuối tuần đã giúp cho cả 2 chỉ số chứng khoán lấy lại sắc xanh trong cả tuần. Thanh khoản của thị trường trong tuần này đã giảm mạnh so với tuần trước (cỡ 20% với sàn HOSE và 30% với HNX). Trong khi đó khối ngoại đã tiếp tục có một tuần mua ròng khá lớn trên HOSE và cũng vẫn đang trên con đường thoái vốn bên sàn HNX. Tuy nhiên với việc chỉ số giá trên cả 2 sàn phiên cuối tuần đều đã tăng mạnh nhất trong phiên đi kèm với khối lượng đột biến khiến cho cái nhìn về cả tuần giao dịch sắp tới lại lạc quan hơn nhất nhiều.


Về cung cầu của tuần đã qua, chúng ta có thể nhận thấy lượng cầu và lực cầu trên cả hai sàn có xu hướng tăng dần kể từ giữa tuần và phiên cuối tuần đã chứng kiến sự bùng nổ về nhu cầu sở hữu chứng khoán. Cả lượng cầu và lực cầu hiện đang dừng ở mức khá cao, đặc biệt là trên sàn HNX. Trong khi đó lượng cung đã có dấu hiệu suy giảm kể từ đầu tuần và lực cung cũng đã yếu dần kể từ giữa tuần. Như vậy xét về yếu tố cung cầu thì hiện thị trường đang được ủng hộ về yếu tố dòng tiền trong ngắn hạn, xét về PTKT thì VN-Index dường như cũng đang trên đường test lại ngưỡng 475-480 điểm. Chính vì thế theo CPLS thì tuần giao dịch sắp tới sẽ tiếp tục là một tuần tăng điểm.


Trong tuần qua có một phát biểu rất đáng lưu tâm của TS. Cao Sỹ Kiêm - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia là: “Việc ban hành Thông tư số 13 của NHNN Việt Nam là một chủ trương đúng, dứt khoát không được lùi. Đề ra và triển khai những quy định mới và chặt chẽ nhằm đảm bảo cho hệ thống ngân hàng phát triển ổn định và bền vững bao giờ cũng gian truân nên phải kiên quyết thực hiện. Còn Thị trường chứng khoán đi xuống đổ lỗi cho Thông tư 13 là không đúng. Thực chất thị trường chứng khoán Việt Nam mỏng manh, yếu kém và nhiều yếu tố rủi ro”. Ngay từ đầu cho đến bây giờ khi mà việc chỉnh sửa Thông tư 13 chưa được công bố thì CPLS vẫn tin và cho rằng việc tiếp tục thi hành đúng thời hạn với Thông tư 13 là việc nên làm và chắc chắn khó có thể có nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên theo quan điểm của CPLS Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng là hướng người dân quen dần với những mục tiêu của Quốc gia. Và ảnh hưởng của Thông tư này tới TTCKVN thời gian tới đây là không nhiều nữa…


Với những tin tức vĩ mô và diễn biến của nền kinh tế cũng như TTCK trong thời gian qua thì CPLS có nhận xét như sau:


* Về ngắn hạn, ngoài yếu tố cung cầu ngắn hạn như phân tích bên trên thì TTCKVN đang có cơ hội để hoàn thành một bước sóng tăng trong những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10. Những lý do để kỳ vọng vào thị trường lúc này là:

- Thứ nhất, tính chu kỳ mang tính chất lặp lại khi tháng 9 và tháng 10 thường là tháng tăng điểm.
- Thứ 2 là kỳ vọng vào lực đẩy vô hình nhân dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long để hút thêm dòng vốn ngoại vào thị trường trong tương lai, khi mà dòng tiền nội đang có dấu hiệu cạn kiệt trước nguồn cung được dự báo là quá lớn.
- Thứ 3 là mùa báo cáo quý 3 lại sắp bắt đầu nở rộ. Ít nhiều thì những báo cáo tốt sẽ giúp nâng đỡ giá cổ phiếu. Và trong một môi trường còn chưa minh bạch thì đây cũng là cơ hội cho các BBs xào nấu thông tin và đẩy giá cổ phiếu.
- Thứ 4 là các quỹ, tổ chức tài chính muốn làm đẹp NAV của họ thì phải nâng đỡ thị trường trong lúc này.


* Về trung hạn, CPLS cho rằng TTCKVN đang chứa đựng những rủi ro đáng kể. Một loạt các nhân tố khiến dòng tiền trong nước chảy vào chứng khoán thời gian gần đây chững lại và đang có dấu hiệu cạn kiệt bởi nguồn cung quá lớn, siết chặt dòng tiền vào chứng khoán,… Trong khi đó dòng vốn ngoại chảy vào TTCK Việt Nam hiện vẫn chỉ đạt ở mức khiêm tốn, bởi: khủng hoảng tài chính thế giới, rủi ro tỷ giá, sự không tin tưởng vào cách điều hành của đơn vị có thẩm quyền cũng như sự thao túng giá cổ phiếu lộ liễu ở Việt nam.


* Về dài hạn: Bất cứ nơi đâu TTCK vẫn là nơi để các NĐT có tiền nuôi dưỡng ước mơ. Nền kinh tế phát triển bền vững theo chiều hướng ổn định và đi lên thì TTCK khó có thể đi xuống. Đầu tư vào TTCK là điều nên làm, chỉ có điều cách làm như thế nào mới là điều mà CPLS và các quý vị ở đây nên trăn trở. Hãy đồng hành cùng chúng tôi để có sự định hướng lâu dài cho kế hoạch đầu tư của mình.


* Khuyến nghị:


Với những chỉ báo lạc quan trong ngắn hạn, CPLS cho rằng các NĐT lướt sóng nên tăng thêm tỷ lệ sở hữu chứng khoán trong những phiên đầu tuần vì TTCK mới tăng trở lại thì sẽ khó giảm được ngay. Cổ phiếu mục tiêu là những cổ phiếu được làm giá (những cổ phiếu này chỉ nên đánh nhanh rút gọn) và các penny có chỉ số tốt và sụt giảm giá mạnh trong giai đoạn vừa qua.


Dự đoán: Tuần giao dịch từ ngày 20-24.09.2010 VN-Index giao động trong biên độ từ 445-475 điểm.


Link gốc: http://cophieuluotsong.com/nhandinh....&maDM=1&ID=314

Chúc mọi người tuần giao dịch mới may mắn và thành công.


CỔ PHIẾU CÓ LỰC CẦU MẠNH:


* SÀN HOSE: DIC, DLG, DTL, GTT, HLG, HPG, HSG, HVG, IJC, ITC, KDC, KSS, LCG, MCG, MCV, MHC, NVT, PDR, PET, PJT, PRUBF1, PTC, STG, TDC, TPC, UIC, VFMVF1, VHG, VID, VIS, VNA.


* SÀN HNX: AGC, ALV, APG, API, BHC, BKC, CMI, CTN, CVN, CVT, DAD, DBC, DCS, ECI, HCC, HOM, HTC, HTP, ICG, KBT, KHB, L18, L35, LCS, LTC, ONE, ORS, PAN, PDC, PGT, PLC, POT, PVA, PVE, PVG, PVI, PVR, QNC, SD3, SD9, SHS, SNG, STL, STP, TAS, TBX.


DANH SÁCH CỔ PHIẾU THEO DÕI:


* SÀN HOSE: ANV, BTT, DHC, GTT, HAG, HLA, HPG, HSG, ITA, KDC, LBM, MCV, MHC, MTG, PET, PVT, REE, SAM, TLH, TNC, TPC, TS4, UIC, VNE.


* SÀN HNX: API, APS, BVS, EBS, GGG, HUT, ICG, KHB, KKC, PDC, PGT, POT, PVE, PVR, SD2, SD9, SDD, SDH, SHS, STP, VCG, VGS, VMG, VND.


CỔ PHIẾU CÓ KHẢ NĂNG ĐẢO CHIỀU NGẮN HẠN:


* Đảo chiều giảm:
- Sàn HOSE: VNG.
- Sàn HNX: BVS.


* Đảo chiều tăng:
- Sàn HOSE: APC, BMP, CNT, DCT, HCM, LAF, LBM, MCV, MHC, NVT, PTC, RAL, SSI, TTF, UIC, VCB, VIP, VIS, VNE, VNS, VOS, VSG, VST.
- Sàn HNX: API, BLF, CTN, DAD, HTC, NBP, PHS, POT.



Nguyễn Trung Kiên