Các chỉ số kỹ thuật cơ bản (P3)
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 4 của 4
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jul 2010
      Bài viết
      75
      Được cám ơn 4 lần trong 4 bài gởi

      Mặc định Các chỉ số kỹ thuật cơ bản (P3)

      Chỉ báo MACD

      MACD là chỉ báo thị trường rất phổ biến khi sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật. Nó được cấu thành bởi 3 thành phần chính.
      1. Đường MACD: EMA (12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất
      Trừ EMA (26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất
      2.
      Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD
      3. Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD

      Chỉ báo MACD là công cụ rất có hiệu quả và nhiều tác dụng. Có 3 cách chính khi sử dụng chỉ báo MACD:
      - Sự giao cắt của đường trung bình giá.
      - Biểu đồ MACD
      - Sự phân kỳ của MACD


      MACD và sự giao cắt của đường trung bình giá (MA)

      Phương pháp sử dụng đầu tiên này là sự nghiên cứu hiện tượng giao cắt của các đường trung bình giá.


      - Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm trên đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với đường MACD cắt và nằm trên đường zero.
      - Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm phía dưới đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm phía dưới đường zero.

      Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường zero.

      Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán xuất hiện

      Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ. Nếu sử dụng sự giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm và nhanh hơn.


      Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu của MACD.

      Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu của MACD.

      MACD và sự giao cắt của các đường trung bình là một trong những cách sử dụng kỹ thuật chỉ báo MACD. Sử dụng biểu đồ MACD và sự phân kỳ của MACD là 2 phương pháp quan trọng để đưa ra những cảnh báo đảo chiều.


      Biểu đồ MACD

      Biểu đồ MACD là 1 dạng khá đơn giản, nó nói lên sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu của MACD


      Có 2 điều quan trọng nằm trong biểu đồ MACD:

      - Hội tụ: Biểu đồ MACD co rút lại, điều này mang ý nghĩa là có sự thay đổi hướng đi của đường giá đang chậm lại. Đường MACD có khuynh hướng tiến gần với đường tín hiệu của MACD.
      - Phân kỳ: Biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao(không kể chiều âm hay dương), điều này mang ý nghĩa làm cho hướng đi của xu hướng giá tăng lên nhanh và chắc chắn.
      Khi đường giá di chuyển theo xu hướng giá một cách mạnh mẽ thì biểu đồ MACD sẽ tăng độ cao. Khi biểu đồ MACD không tăng độ cao nữa hoặc nó bắt đầu co rút lại thì thị trường lúc đó có khuynh hướng suy giảm nhẹ và cảnh báo có nhiều khả năng đường giá sẽ có đảo chiều trong thời gian sắp tới.

      Tín hiệu mua: Khi biểu đồ MACD nằm dưới đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero.

      Tín hiệu bán: Khi biểu đồ MACD nằm trên đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero.

      Lưu ý: Biểu đồ MACD không chỉ cho ra các tín hiệu mua bán khá chắc chắn mà còn được sử dụng cho việc cảnh báo khả năng thay đổi hướng đi của đường giá.

      Sự Phân Kỳ của MACD

      Theo Viet-trader.com


      http://wooricbv.com/

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jul 2010
      Bài viết
      75
      Được cám ơn 4 lần trong 4 bài gởi

      Mặc định

      Chỉ báo Bollinger Bands
      Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn. Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật có nhiều tác dụng và rất có giá trị cho nhà đầu tư. Có 3 thành phần cơ bản trong chỉ báo Bollinger Bands:
      1. Đường trung bình (Moving Average): sử dụng mặc định 20 phiên; SMA (20).
      2. Dải trên (Upper Band): dải trên thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính toán từ dữ liệu giá 20 phiên. Có vị trí nằm trên đường trung bình SMA (20).
      3. Dải dưới (Lower Band): dải dưới thường có độ lệch chuẩn là 2 và nằm dưới đường trung bình SMA (20).
      Có 3 phương pháp chính để sử dụng Bollinger Bands:
      - Phạm vi hoạt động của các dải.
      - Vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands.
      - Chiến lược mua bán quyền chọn (option).
      Phạm vi hoạt động của dải Bollinger Bands
      Giữa dải trên và dải dưới của Bollinger Bands là phạm vi hoạt động của phần lớn đường giá. Rất hiếm khi đường giá di chuyển ra khỏi đường Bollinger Bands, đường giá có xu hướng xoay quanh đường trung bình SMA (20).
      Tín hiệu mua: nhà đầu tư mua hoặc mua rải khi đường giá rớt thấp hơn dải dưới của Bollinger bands.
      Tín hiệu bán: nhà đầu tư bán hoặc bắt đầu ngừng mua rải khi đường giá nằm ngoài dải trên của Bollinger Bands.
      Những phạm vi nên thận trọng:
      § Nếu theo trường phái chủ động thì nhà đầu tư nên mua hay bán khi đường giá đụng vào các dải của Bollinger Bands. Nhà đầu tư cũng nên chờ xem khi đường giá di chuyển nằm ngoài trên hoặc dưới đường Bollinger Bands và sau đó giá đóng cửa lại nhảy vào trong đường Bollinger Bands thì đây là cơ hội mua hoặc bán khống. Cách mua bán trên là cách để giảm bớt thua lỗ khi đường giá thoát ra khỏi đường Bollinger Bands trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, cách này cũng bỏ qua nhiều cơ hội sinh lời.
      § Một thái cực khác hẳn với cách trên là cách sử dụng vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands.
      Vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands
      Về cơ bản thì đây là phương pháp trái ngược hẳn và có nhiều điểm ưu thế hơn với phương pháp phạm vi hoạt động của dải Bollinger Bands. Điều kiện cần trước khi vượt ngưỡng thì phải có nhiều phiên củng cố mức giá ngưỡng. Nếu giá đóng cửa nằm ngoài đường Bollinger Bands thì chúng ta phải sử dụng các chỉ báo khác và đồng thời sử dụng đường hỗ trợ hay kháng cự để ra quyết định phù hợp.
      Tín hiệu mua: đường giá phải nằm cao hơn dải trên của Bollinger Bands và trước đó đã có nhiều phiên củng cố mức giá này. Các chỉ báo khác cũng xác nhận điều tương tự trên.
      Tín hiệu bán: đường giá nằm thấp hơn dải dưới của Bollinger Bands và các chỉ báo khác cũng ám chỉ điều này.
      Ngoài ra Bollinger Bands cũng có thể được sử dụng để đo cường độ hướng đi của xu hướng giá:
      - Xu hướng giá tăng mạnh khi đường giá có khuynh hướng luôn nằm nửa trên của Bollinger Bands, tức là phạm vi giữa dải trên và đường trung bình SMA (20). Lúc đó, SMA (20) là đường hỗ trợ động cho xu hướng giá.
      - Ngược lại, xu hướng giảm giá mạnh xảy ra khi đường giá thấp hơn nửa dưới của Bollinger Bands; được giới hạn bởi đường trung bình SMA(20) và dải dưới của Bollinger Bands. Lúc này SMA (20) sẽ là đường kháng cự động cho xu hướng giá.
      Sử dụng Bollinger Bands rất thích hợp với trường phái dựa vào dao động giá để kinh doanh. Vì thế nó rất hữu ích cho các nhà đầu tư mua bán option.

    3. #3
      Ngày tham gia
      Jul 2010
      Bài viết
      75
      Được cám ơn 4 lần trong 4 bài gởi

      Mặc định

      Đồ thị Ichimoku Kinko Hyo

      Giới thiệu

      Ichimoku Kinko Hyo Là một kỹ thuật đồ thị của người Nhật được tạo ra trước thế chiến thứ 2 và được sử dụng để ngắm vẽ chân dung. Nó có thể định được hướng đi tiếp theo của đường giá và khi đó nó sẽ báo cho chúng ta khi nào nhảy vào hay thóat ra khỏi thị trường. Đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật phân tích nào khác.

      Cái từ Ichimoku có nghĩa là "cái nhìn thoáng qua", Kinko có nghĩa là "trạng thái cân bằng" giữa giá và thời gian còn Hyo theo tiếng Nhật có nghĩa là "đồ thị". Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là "Cái nhìn thóang qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và thời gian". Nó có cái nhìn bao quát về giá và dự đóan hướng đi đến 1 vị trí mới khá vững chắc.

      Chỉ số này được sáng chế bởi 1 phóng viên báo của Nhật với bút danh là "Ichimoku Sanjin" nó có nghĩa là "người đàn ông vượt núi". Đồ thị Ichimoku đã trở thành công cụ khá phổ thông cho các nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là 1 kỹ thuật được công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đấy mới thật sự gây được chú ý bởi lợi ích mà nó đem lại.

      Reduced: 60% of original size [ 638 x 434 ] - Click to view full image

      Cấu tạo

      Ichimoku gồm 5 đường: Kijun, Tenkan, Chiku, Senkou Span A và Senkou Span B.

      1. Kijun hay Kijun-sen theo tiếng Nhật là Trend Line,đường xu hướng.

      Kijun = (đỉnh cao nhất + đáy thấp nhất) / 2 tính trong khoảng thời gian 26 ngày vừa qua (Kijun-sen period).

      Kijun cũng còn được gọi là Base Line.

      2. Tenkan-sen là Signal Line, đường tín hiệu.

      Tenkan = (đỉnh cao nhất + đáy thấp nhất) / 2 tính trong khoảng thời gian 9 ngày vừa qua(Tenkan-sen period).

      Tenkan còn gọi là Conversion Line.

      3. Chikou (Chinkou, Chiku) là Lagging Line, đường trễ chính là giá đóng cửa của 26 ngày trước đây.

      Senkou Spans A và B hay còn gọi là Leading Spans tạo thành các đám mây Cloud (tiếng Nhật là Kumo).

      4. Senkou Span A = (Tenkan Line + Kijun Line) / 2 của 26 ngày trước đây. Tức là trung bình cộng của Kijun và Tenkan dịch về phía trước 26 ngày.

      5. Senkou Span B = (đỉnh cao nhất + đáy thấp nhất) /2 tính trong khoảng thời gian 52 ngày đã qua của 26 ngày trước đây. Tức là giống như cách tính Kijun và Tenkan nhưng là tính trong khoảng 52 ngày và dịch về phía trước 26 ngày.

      Như vậy tóm lại cho dễ nhớ chúng ta có đường tín hiệu (Tenkan), đường xu hướng (Kijun), đường trễ (Chikou), đường dẫn (Senkou) A và đường dẫn B. Khoảng cách giữa đường dẫn A và đường dẫn B tạo thành mây.

      Cách sử dụng:

      Kijun- Đường xu hướng

      Nếu giá nằm trên đường xu hướng, có thể giá còn lên nữa. Nếu giá bắt đầu cắt đường xu hướng, có thể xu hướng sẽ thay đổi. Nếu đường xu hướng đi lên, giá có thể lên và ngược lại. Một tín hiệu tốt của đường xu hướng là thể hiện trạng thái mua thái quá và bán thái quá của giá.

      Tenkan - Đường tín hiệu

      Nếu đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ dưới lên, có thể giá sẽ tăng (cái này khác với MACD) và ngược lại.

      Nếu đường tín hiệu đi lên hoặc đi xuống, thị trường có xu hướng. Nếu đường tín hiệu đi ngang, thị trường có thể sideway.

      Chiko - Đường trễ

      Nếu đường trễ và thị trường cùng hướng, đường trễ sẽ củng cố thêm xu hướng. Nếu đường trễ nằm trên đường giá, nó củng cố cho tín hiệu tăng giá (nếu có), ngược lại, nếu đường trễ nằm dưới giá, nó củng cố cho tín hiệu giảm giá (nếu có).

      Kumo - Đám mây

      Nếu giá nằm giữa hai đường dẫn A và B, tức là lọt vào đám mây, thị trường có thể là đi ngang và các đường dẫn này đóng vai trò như đường hỗ trợ và kháng cự.

      Nếu giá nằm phía trên đám mây, các đường dẫn A và B sẽ là đường hỗ trợ. Nếu giá nằm dưới đám mây, các đường dẫn lại là đường kháng cự.

      Nếu đám mây dày, mức kháng cự và hỗ trợ tốt, volatility ( biến đổi ) tăng. Ngược lại, đám mây mỏng thì volatility thấp, thị trường sideway.

      Các tín hiệu tăng giá hay giảm giá nằm ngoài đám mây sẽ là rất mạnh. Ngược lại các tín hiệu tăng giảm giá nằm trong đám mây thì không mạnh bằng. Như vậy, tín hiệu tăng giá bên dưới đám mây là rất yếu, tín hiệu giảm giá phía trên đám mây cũng vậy.

      Ichimoku chắc chắn không đơn giản, bởi vì nó không đưa ra con số. Chúng ta phải đọc thế của nó trong tổng thể các đường và mây, phối hợp với candlestick. Ngoài ra thay đổi các time periods để nhìn nhận thị trường trong các khoảng thời gian phù hợp cũng là một kỹ thuật không dễ nắm bắt.

      2. Ứng dụng của Ichimoku Kinkou-Hyo:

      Ichimoku Kinko Hyo được dùng để chỉ xu hướng thị trường, những vùng hỗ trợ, kháng cự và chỉ ra dấu hiệu mua/bán. Thích hợp cho đồ thị weekly và daily.

      Đám mây ở vùng giữa đường Senkou Span A và Senkou Span B, chúng được dùng để chỉ ra mức hỗ trợ và kháng cự. Nếu giá nằm trên đường Senkou Span, đường gần nhất là mức hỗ trợ đầu tiên và đường Senkou Span khác trở thành đường hỗ trợ thứ hai.Ngược lại, nếu giá nằm dưới đường Senkou Span, đường gần nhất là đường kháng cự thứ nhất, đường còn lại trở thành đường kháng cự thứ hai.

      Nếu đường Chinkou Span cắt trên đồ thị giá chỉ ra dấu hiệu mua, nếu đường Chinkou Span cắt dưới đồ thị giá thì chỉ ra dấu hiệu bán.

      Đường Kijun-sen được dùng để chỉ ra động lực của thị trường, nếu đồ thị giá nằm trên đường Kijun-sen thì giá sẽ tiếp tục tăng. Ngoài ra, Kijun-sen còn chỉ ra dấu hiệu mua-bán. Dấu hiệu mua xuất hiện khi đường Tenkan-sen cắt đường Kijun-sen hướng lên. Dấu hiệu bán xuất hiện khi đường Tenkan-sen cắt đường Kijun-sen hướng xuống.

      chimoku sử dụng 3 phiên chủ yếu theo chuẩn: 9, 26 và 52. Khi xưa Ichimoku được tạo ra (vào năm 1930) lúc đó 1 tuần giao dịch 6 ngày và chuẩn được chọn tương ứng là: 1tuần rưỡi, 1 tháng và 2 tháng. Nhưng bây giờ 1 tuần hiện chỉ giao dịch có 5 ngày thì chuẩn được chọn thay đổi tương ứng là: 7, 22 và 44 phiên.

      Diễn giải:

      Như chúng ta đã thấy, theo công thức tính tóan Ichimoku thì nó là 1 thể đơn giản của đường trung bình (Moving Average). Và cũng giống như đường trung bình, những tín hiệu mua bán được xác định qua kỹ thuật giao cắt giữa các đường: Tính hiệu tăng giá (bullish) khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên. Ngược lại tính hiệu giảm giá (bearish) khi Tekan-Sen cắt Kijun-Sen từ trên xuống.

      Ngòai ra, có những vùng biểu hiện cường độ khác nhau cho tín hiệu mua và bán của đồ thị Ichimoku. Nếu có 1 tín hiệu tăng giá được xác định bởi kỹ thuật giao cắt (tín hiệu cắt tăng giá) thì tại thời điểm đó đường giá phải nằm trên đám mây Kumo đây là 1 tín hiệu mua khá chắc chắn (rất mạnh). Trái lại nếu có 1 tín hiệu cắt giảm giá tại thời điểm đó đường giá nằm dưới đám mây Kumo thì đây là tín hiệu bán rất mạnh. Thứ 2 là 1 tín hiệu mua bán bình thường xày ra nếu đường giá nằm lân cận với đám mây Kumo và khi đường giá nằm trong đám mây Kumo này. Thứ 3 là 1 tín hiệu yếu xuất hiện nếu có 1 tín hiệu cắt tăng giá xuất hiện trong khi đó đường giá nằm phía dưới đám mây Kumo . Một cách khác 1 tín hiệu yếu xảy ra nếu có 1 tín hiệu cắt giảm giá xuất hiện trong khi đó đường giá nằm trên Kumo.

      Một chú ý đáng quan tâm là kỹ thuật đồ thị Ichimoku chỉ ra sự gắn bó giữa mức hỗ trợ (support) và mức kháng cự (resistance). Đây là những mức có thể dự báo trước xu hướng nhờ công cụ Kumo. Kumo có thể sử dụng để nhận diện xu hướng phổ biến của thị trường. Nếu đường giá nằm trên Kumo và xu hướng phổ biến sẽ nói rằng thị trường sẽ tăng. Và nếu đường giá nằm dưới Kumo thì xu hướng phổ biến sẽ là giảm.

      Phần cốt lõi của kỹ thuật Ichimoku là Chikou Span. Đây là đường được sử dụng để đo cường độ tín hiệu mua và bán. Nếu Chikou Span nằm dưới đường giá và tín hiệu bán xảy ra thì khi đó cường độ bán của thị trường là rất lớn. Nếu không nó sẽ là 1 tín hiệu yếu. Ngược lại nếu tín hiệu mua xầy ra và Chikou Span nằm trên đường giá thì khi đó thị trường sẽ tăng (upside). Nếu không nó sẽ là 1 tín hiệu mua yếu. Đây là 1 chỉ báo tổng hợp để hình thành các tín hiệu khác.

      Sau đây là ví dụ minh họa:

      Theo ví dụ trên chúng ta thấy tín hiệu bán xuất hiện 9/4/2007 với 2 mũi tên màu xanh (như trên hình vẽ) vì đường giá đã xuyên qua mức hỗ trợ Kumo. Sau đó đường giá tiếp tục xu hướng đi xuống và nằm phía dưới đám mây Kumo. Tín hiệu mua xuất hiện 21/5/2007 với 2 mũi tên màu đỏ (hình vẽ) vì đường giá đã xuyên qua mức kháng cự Kumo và tiếp tục xu hướng đi lên, và mức hỗ trợ mới được hình thành bởi đám mây Kumo như trên hình vẽ.

      Reduced: 60% of original size [ 638 x 434 ] - Click to view full image

      Theo egoldviet.com

    4. #4
      Ngày tham gia
      Jul 2010
      Bài viết
      75
      Được cám ơn 4 lần trong 4 bài gởi

      Mặc định

      “Lướt sóng” kiểu Nicolas Darvas

      Ngày nay, những nhà đầu tư lướt sóng có thể hơn hẳn Darvas về mức độ táo bạo. Họ lướt sóng ngay trong ngày, hình thành trường phái "Day Trading". Nhưng từ những năm 1950, Darvas đã rất thành công với kiểu lướt sóng rất căn cơ, dựa vào các công cụ lệnh rất đa dạng của thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ.

      Trường phái kỹ thuật

      Darvas là một trong những người khai sinh ra trường phái phân tích kỹ thuật: "Không bao giờ có cổ phiếu tốt hoặc xấu, mà chỉ có cổ phiếu tăng giá hay giảm giá mà thôi".

      Phát biểu này cho thấy Darvas chú ý đến các yếu tố kỹ thuật hơn là các yếu tố cơ bản của cổ phiếu. Tuy nhiên, trong các yếu tố kỹ thuật, ông chỉ quan tâm tới giá và khối lượng giao dịch. Trong một trả lời phỏng vấn hiếm hoi (và dường như là duy nhất) vào năm 1975, ông đã làm người ta ngạc nhiên khi cho rằng những mô hình kỹ thuật phức tạp, những sóng Elliot, những Fibonaci... chẳng có mấy giá trị. Ông cho rằng nhà đầu tư không cần bỏ công đi tìm những thứ gọi là "bí mật" cao siêu của thị trường, vì thực tế là chẳng có bí mật nào cả. Darvas quan niệm TTCK như một con người, mà hai trạng thái tình cảm luôn chi phối là lòng tham và nỗi sợ hãi. Bằng việc theo dõi giá và khối lượng giao dịch, có thể phát hiện ra những cơ hội đầu tư tuyệt vời.

      Lý thuyết hộp

      Darvas nhận thấy rằng, trong một khoảng thời gian nào đó, giá của một cổ phiếu biến thiên trong một biên độ nhất định. Cổ phiếu dao động giữa điểm giá cao nhất và điểm giá thấp nhất, tạo thành một "chiếc hộp". Sự kết hợp giữa giá và khối lượng giao dịch tăng thúc đẩy sự tăng giá cổ phiếu, cổ phiếu sẽ dao động trong một biên độ mới, hình thành một chiếc hộp mới. Nếu các hộp tạo thành một cạnh xiên như cạnh kim tự tháp, có nghĩa là cổ phiếu đang trong xu thế tăng giá và Darvas sẽ quan tâm đặc biệt. Tín hiệu mua vào xuất hiện khi giá tăng lên một mức mới, vượt đỉnh hộp, kết hợp với một khối lượng giao dịch tăng vọt.

      Nguyên tắc đầu tư của Darvas có thể tóm tắt như sau:
      - Không nghe những lời khuyên của người môi giới, tin đồn.
      - Phát hiện những cổ phiếu có tiềm năng tăng giá mạnh.
      - Theo dõi sát giá và khối lượng giao dịch, vẽ những "chiếc hộp".
      - Mua vào khi có tín hiệu từ những "chiếc hộp".
      - Tự bảo hiểm bằng lệnh bán "cắt lỗ" với mức giá ngay dưới giá mua. Như vậy, thực tế Darvas đã sử dụng trò chơi xác suất. Giả sử ông quyết định mua vào những thời điểm khác nhau 5 loại cổ phiếu A, B, C, D, E, sau đó giá các cổ phiếu A, B, C, D giảm và phải bán ra từ những lệnh cắt lỗ tự động. Riêng cổ phiếu E tiếp tục tăng giá, sẽ được giữ lại. Giá cổ phiếu E càng tăng thì Darvas càng tăng thêm số lượng mua vào, kèm theo đó là nâng dần giá "cắt lỗ" sát bên dưới giá mua mới. Cuối cùng, khi Darvas quyết định bán cổ phiếu E thì lợi nhuận vượt xa khoản lỗ của các cổ phiếu A, B, C, D, vì đã được bán "cắt lỗ" từ rất sớm. Trên thực tế lý thuyết hộp sẽ giúp Darvas mua được các cổ phiếu vào chu kỳ tăng giá và do đó tỉ lệ phải cắt lỗ sẽ không lớn đến mức 4/5 cổ phiếu như ví dụ vừa nêu. "Tôi chỉ hy vọng đúng được một nửa số lần", Darvas từng nói về các quyết định đầu tư của ông như thế.

      Bằng phương pháp này, chỉ trong vòng 18 tháng, Darvas đã kiếm hơn 2 hiệu USD từ khoản đâu tư ban đầu 36.000 USD. Đó là vào thời điểm cuối những năm 1950, số tiền này ngày nay tương đương gần 20 triệu USD, đưa tên tuổi ông trở thành một trong những nhà đầu tư huyền thoại của Phố Wall.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Chỉ báo được các chuyên gia phân tích kỹ thuật khuyên dùng
      By tigeran in forum Phân tích kỹ thuật MetaStock
      Trả lời: 16
      Bài viết cuối: 26-01-2015, 11:08 AM
    2. Các chỉ số kỹ thuật cơ bản (P2)
      By timchungkhoan in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 17-09-2010, 11:23 AM
    3. Các chỉ số kỹ thuật cơ bản (P1)
      By timchungkhoan in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 17-09-2010, 11:19 AM
    4. Chỉ báo được các chuyên gia phân tích kỹ thuật khuyên dùng
      By tigeran in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 31-07-2010, 07:48 PM
    5. Thử nhìn các công ty qua các chỉ báo
      By in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình