bonjovi - Tâm lý nhà đầu tư - một số bài học vỡ lòng
  • Thông báo


    + Reply to Article
    Kết quả 1 đến 1 của 1

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jul 2010
      Bài viết
      100
      Được cám ơn 40 lần trong 23 bài gởi

      Mặc định bonjovi - Tâm lý nhà đầu tư - một số bài học vỡ lòng

      Bài học 1 : Hiệu ứng chi phí chìm(sunk cost)
      Chi phí phát sinh từ kết quả hành động của con người sẽ ảnh hưởng tới những quyết định sau này.
      Ví dụ, máy sách tay của bạn bị hỏng, đưa ra cửa hàng sửa thì phải thay màn hình tinh thể lỏng mất 500 USD. Sau đó một thời gian thì lại đến lượt CPU, ổ cứng bị hỏng. Mang ra cửa hàng sửa thì người ta nói phải mất 1000 USD. Khi đó, bạn xử lý như thế nào? Vừa mới chi 500 USD để thay màn hình, bây giờ lại chi thêm 1000 USD. Thêm ít tiền nữa là mua được cái máy mới ngon lành hơn rồi. Đương nhiên, bạn sẽ nghĩ tới phương án mua máy mới. Nhưng nếu làm như vậy 500 USD vừa mới bỏ ra thành con số 0 à? Cuối cùng, bạn quyết định bỏ thêm 1000 USD để sửa máy.
      Mấu chốt ở đây là nếu ko có 500 USD đã phải chi trước đó thì có lẽ bạn sẽ chọn phương án mua máy mới. Bởi đó là một quyết định hợp lý nhất.
      Đây cũng là một trạng thái tâm lý của nhà đầu tư cổ phiếu. Mặc dù đã thua lỗ triền miên trong việc đầu tư một cổ phiếu nhưng bạn ko muốn thay đổi vì nếu làm như vậy, bạn sẽ nghĩ rằng bao công sức, thời gian, chi phí mà mình đã bỏ ra thành công cốc.
      Nói rộng hơn, việc kinh doanh cũng như vậy. Nhiều doanh nghiệp bị sa lầy vào một dự án thua lỗ vì bị chịu ảnh hưởng của hiệu ứng chi phí chìm.
      Bài học 2 : Tại sao giá trị danh mục của bạn ngày càng giảm?
      Thông thường, nhà đầu tư có tâm lý là : dễ dàng bán đi những cổ phiếu đã đạt lợi nhuận, nhưng rất khó bán đi những cổ phiếu đang bị lỗ bởi vì làm như vậy đồng nghĩa với việc thừa nhận mình sai lầm. Kết quả là đến lúc để ý lại thì thấy trong danh mục của mình còn toàn những cổ phiếu đang bị lỗ.
      Thực ra, những cổ phiếu đang tăng giá(có lợi nhuận) là những cổ phiếu mà mình đã nhận định đúng về trend thì không cần thiết phải bán vội. Ngược lại, chính những cổ phiếu đang bị lỗ(do mình nhận định sai trend) thì mới phải xử lý gấp.
      Bài học 3 : Lý thuyết kỳ vọng (Prospect theory)
      Tại sao con người thường chấp nhận rủi ro(risk-taker) khi bị tổn thất?
      Câu hỏi 1
      1. Chắc chắn nhận được 800 USD.
      2. 85% là nhận được 1600 USD, 15% là không nhận được gì.
      Câu hỏi 2
      3. Chắc chắn mất 800 USD.
      4. 85% là mất 1600 USD, 15% là không mất gì.
      Trong 2 câu hỏi trên, bạn chọn trường hợp nào?
      Về mặt toán học thì chọn trường hợp 2 và 3 là chính xác. Tuy nhiên, khi điều tra thực tế thì hầu hết mọi người lại chọn 1 và 4.
      Lý thuyết kỳ vọng cho rằng : khi có lợi thì ta nên dự liệu cao hơn những khả năng có xác suất thấp, còn khi tổn thất thì ta nên dự liệu thấp hơn những khả năng có xác suất cao.
      Bản chất thì con người rất ghét bị thua, bị thất bại. Nhưng nếu không chịu chấp nhận một thất bại nhỏ thì sẽ phải gánh một thất bại lớn hơn. Bởi vì ghét thất bại là một đức tính tốt trong học tập và thể thao nhưng lại rất nguy hiểm trong đầu tư.
      Tóm lại, hiện thực hóa khoản lỗ cũng là một việc cần làm như hiện thực hóa lợi nhuận vậy.
      Giảm độ cảm nhận
      Nói một cách đơn giản, cùng một sự việc nhưng cùng với thời gian thì cách cảm nhận sẽ thay đổi.
      Nhìn vào biểu đồ dưới đây thì sẽ nhận thấy nếu lợi nhuận tương đối càng xa điểm tham chiếu thì độ chênh lệch của hàm giá trị càng nhỏ. Tức là khi lợi nhuận(tổn thất) tương đối càng xa điểm tham chiếu thì con người càng trở nên lỳ.
      Có thể thấy được sự giảm độ cảm nhận của con người trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ trong cuộc hẹn đầu tiên với một cô gái mà bạn thích thì bạn rất run. Nhưng nếu đi chơi nhiều lần với cô bạn đó thì cảm giác ban đầu của bạn sẽ mất dần.
      Trong đầu tư chứng khoán thì “giảm độ cảm nhận” cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Ví dụ bạn mua cổ phiếu A với giá 100.000VND/cổ phiếu nhưng sau đó cổ phiếu giảm xuống 90.000VND thì bạn cảm thấy rất lo lắng. Nhưng nếu bạn vẫn giữ cổ phiếu đó và sau đó giá cổ phiếu tiếp tục giảm từ 50.000VND xuống còn 40.000VND thì lúc này bạn hầu như không còn lo lắng gì nữa(mặc dù cùng mức giảm 10.000VND). Đây là một hiện tượng tâm lý hết sức đáng sợ mà nhà đầu tư cần hiểu để khắc phục.
      Đúng là " giảm độ cảm nhận" ví dụ :

      1 người đầu tư 1000usd vào Chứng khoán anh ta gặp phải cơn lũ giá vừa qua mất :

      100 usd --- k vấn đề, ăn thua gì

      200usd--- chưa vấn đề, tôi vẫn sống tốt

      300usd --- mất thêm 100 thì có nhằm nhò gì, tôi còn sống mà

      4000usd-- khả năng thị trường lên tôi sẽ gỡ lại

      500usd-- thị trường xuống thấp rồi cơ hội lên là rất lớn, bán đi mới là thiệt hại thật

      700usd -- thị trường đang lên mua k mua được, tôi đang trên con đường gỡ hòa và sẽ có lãi thôi

      Vâng thưa các bác nếu tính ra con số khi đầu tư 1000USD nay chỉ còn 300USD thì nhà đầu tư này sẽ phải gỡ lại 700usd tương đương với 233% so với vốn còn lại và tuơng đương với VNI phải lên thêm 233%. như vậy VNI phải lên tới 1665 điểm ( giả định số tiền còn lại 400usd ở 500 điểm) thì nhà đầu tư này mới hòa được và đây cũng là những lỗi mà nhiều nhà đầu tư mắc phải.

      xin cảm ơn bác bonjovi đã post những bài rất giá trị. Mong bác tiếp tục sưu tầm để trang của bác trở thành kho kiến thức cho nhà đầu tư

      Bài học 4 : Tâm lý thích hợp hóa vị trí(position) của mình
      Nếu ở trạng thái ôm tiền và chờ đợi cơ hội thì nhiều nhà đầu tư tỏ ra lạnh lùng và lý trí. Tuy nhiên nếu họ mua vào cổ phiếu(thay đổi position) thì tình hình sẽ thay đổi. Họ sẽ có xu hướng không thích nghe những thông tin, phân tích không có lợi với cổ phiếu mà mình đang nắm giữ và cố gắng tìm kiếm những thông tin lọt tai. Hiện tượng tâm lý này gọi là sự thiên vị(bias). Cũng có trường hợp sự thiên vị này xảy ra một cách vô thức.
      Trong cuộc sống đời thường, khi muốn tâm sự với một ai đó về những khó khăn của mình, thì không kể có ý thức hay vô thức, nhiều khi chúng ta có xu hướng tìm những người có thể nói những điều lọt tai mình.
      Trong đầu tư chứng khoán, việc tránh thừa nhận những quyết định sai lầm của bản thân là một biểu hiện của hiện tượng tâm lý thiên vị. Nếu cứ tiếp tục duy trì tâm lý này thì việc bạn chịu thất bại trong đầu tư là khó tránh khỏi.
      Bài học 5 : Tâm lý phiến diện
      Con người khi đánh giá một sự việc gì thì thường không đánh giá một cách tổng hợp dựa vào toàn bộ thông tin liên quan mà chỉ chú trọng vào một vài yếu tố lộ ra bên ngoài. Ví dụ khi ta gặp một người lần đầu tiên và có ấn tượng không mấy tốt về người đó thì chỉ duy nhất ấn tượng này đọng lại trong đầu. Sau đó, ấn tượng này ngày một lớn và cho dù con người đó có nhiều điểm tốt khác thì đánh giá của ta về con người đó cũng không thay đổi.
      Trong đầu tư chứng khoán, câu chuyện cũng tương tự như vậy. Nếu có một mã cổ phiếu nào đó bạn muốn mua thì thông thường bạn sẽ phân tích cổ phiếu đó, liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, tin tốt và tin xấu. Tuy nhiên, do ngay từ ban đầu bạn đã có ý “muốn mua cổ phiếu này” cho nên càng phân tích, càng suy nghĩ thì chỉ có những điểm mạnh, tin tốt đọng lại trong đầu còn những điểm xấu khác thì bị xóa dần đi. Kết cục sẽ đưa bạn tới những hành động thiếu chính xác.
      Bài học 6 : Cách dùng từ của báo chí và tâm lý nhà đầu tư
      Câu chữ cùng có những điểm đáng sợ của nó. Cùng một mục đích là truyền tải một sự thật khách quan nhưng cách dùng từ ngữ khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới tâm lý nhà đầu tư. Ví dụ, cùng một bài báo về kết quả kinh doanh của công ty A nhưng có 3 cách dùng từ trong tiêu đề. Cách viết nào cũng đúng sự thực nhưng lại gây ra những hiệu quả tâm lý khác nhau
      Cách viết 1
      Công ty A : kết quả kinh doanh khả quan, lợi nhuận kỳ này tăng 20%, lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay.
      Cách viết 2
      Công ty A : lợi nhuận kỳ này cao nhất từ trước tới nay nhưng tỷ lệ tăng trưởng giảm.
      Cách viết 3
      Công ty A : tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận giảm, còn nhiều yếu tố chưa rõ ràng trong quý tới
      Với cách viết 1, những từ ngữ ấn tượng như “khả quan”, “tăng 20”, “cao nhất” tạo tâm lý hưng phấn cho nhiều nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu này.
      Với cách viết 2, mặc dù đã sử dụng từ “cao nhất” nhưng sau đó lại là từ “giảm”. Nhà đầu tư sẽ có tâm lý tạm thời ko mua bán hoặc xem xét bán bớt đi một ít.
      Với cách viết 3, những từ ngữ thiếu lạc quan như “giảm”, “chưa rõ ràng” sẽ tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư. Mọi người sẽ nghĩ đến chuyện bán đi chứ không mua vào.
      Lại một ví dụ khác với 3 cách dùng từ khác nhau về một vấn đề
      Cách viết 1
      Công ty B : lỗ, 3 kỳ liên tiếp lợi nhuận âm.
      Đọc tiêu đề này chắc không có nhà đầu tư nào nghĩ đến chuyện mua cổ phiếu B
      Cách viết 2
      Công ty B : tiếp tục lỗ nhưng tỷ lệ có chiều hướng giảm
      Đọc tiêu đề này thì ấn tượng vẫn là xấu nhưng sẽ có người đưa cổ phiếu này vào tầm ngắm để nghiên cứu.
      Cách viết 3
      Công ty B : tỷ lệ lỗ giảm xuống, kỳ sau có khả năng có lãi
      Tiêu đề này hoàn toàn không gây ra ấn tượng xấu, ngược lại sẽ có nhiều người xem xét mua cổ phiếu B.
      Bài học : nên xem xét kỹ nội dung hơn là chỉ nhìn tiêu đề.
      Bài học 7 : Lý thuyết vị ân nhân
      1. Cổ phiếu có PE bằng 10
      2. Cổ phiếu có PE bằng 50
      Trong 2 cổ phiếu trên theo bạn cổ phiếu nào có hiệu quả đầu tư tốt hơn? Nếu câu trả lời của bạn là cổ phiếu 1 thì bạn đã nhầm. Thông thường, đầu tư cổ phiếu là việc mua vào một cổ phiếu mà mình cho rằng giá đã rẻ rồi đợi giá tăng để bán ra. Tuy nhiên, nếu bạn mua một cổ phiếu mà giá đã cao mà lại có người chấp nhận mua vào cổ phiếu đó với mức giá cao hơn thì bạn đã thành công rồi. Cho dù bạn mua cổ phiếu có PE bằng 10 mà không có người nào chấp nhận mua lại cho bạn với giá cao hơn thì về lý thuyết là đúng nhưng thực tế thì bạn đã thất bại.
      Đầu tư thì không ai mong muốn thua lỗ mà bất kỳ ai cũng đều kỳ vọng lợi nhuận. Vì vậy một cổ phiếu giá cao mà vẫn tăng giá(mang lại lợi nhuận) lại là một cổ phiếu tốt hơn so với một cổ phiếu rẻ mà không tăng giá. Tóm lại, nếu có một vị ân nhân nào đó chấp nhận mua lại cổ phiếu của bạn với giá cao hơn là OK. Việc đầu tư dựa trên cơ sở kỳ vọng có người mua lại cổ phiếu của mình với giá cao hơn gọi là “lý thuyết vị ân nhân”.
      Tuy nhiên, lý thuyết này đã gây ra không ít bong bóng trên thị trường. Bởi vì ai cũng nghĩ rằng mình không phải là vị ân nhân cuối cùng. Trong lịch sử đã chứng kiến những vụ bong bóng như bong bóng hoa tulip ở Hà lan, bong bóng bất động sản ở Nhật, bong bóng IT ở Mỹ,...và tất cả những bong bóng này đều là kết quả của “lý thuyết vị ân nhân”.
      Last edited by lesino; 18-09-2010 at 10:37 PM.
      (^_^) NHÀO_VÔ_MÀ_CHẾT (^_^)






      ĐỪNG ĐÙA VỚI MOD

      http://vietstock.vn/

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Articles

    1. Bài phân tích của học viên www.chungkhoanchomoinguoi.tk trên báo đầu tư hôm nay
      By chungkhoanchomoinguoi in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 02-08-2010, 10:36 PM
    2. Nhà đầu tư nghiệp dư cần phải quan tâm điều gì?
      By bonjovi in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 06-07-2006, 12:47 PM
    3. BÀI HỌC ĐẦU TIÊN = 100,000,000 VND AI ĐÃ THUỘC RỒI CHƯA?
      By GREATINVESTOR in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 24-03-2006, 11:08 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình