Perochan
Em thì thấy nâng lại suật cợ bạn lên là điều tốt đấy.

1. Thể hiện đúng vai trò điều hành tiền tệ của SBV.

2. Thể hiện được hành động chấp nhận giảm tăng trưởng để ổn định và chống lạm phát.

Thực ra chuyện lãi suất cho vay lên 18% hay hơn thì rồi vẫn sẽ có doanh nghiệp đi vay thôi. Những anh nào lãi lớn, tăng trưởng mạnh 20-30% thì phải chịu giảm lãi đi, còn hơn là ko có vốn. Đại khái cái này nó cũng hạn chế phát triển doanh nghiệp -----> giảm tăng trưởng.

Bù lại thì được yếu tố chống lạm phát, tức là anh nào thực sự hiệu quả thì đi vay vốn mà kinh doanh, ko hiệu quả, ko có tài thì ngồi im, gửi tiền vô ngân hàng cho anh khác làm ăn. Tức là nâng cao tính hiệu quả, cạnh tranh của nền kinh tế, giảm được lạm phát.

Vậy đó là điều tốt thôi.

Mà cái này hay hơn việc bỏ trần lãi suất, vì ko tăgn LSCB thì tiền chỉ chạy từ anh này qua anh khác thôi. Còn tăng lscb này thì lại hút thêm 1 lượng tiền nhàn rỗi nữa vào hệ thống ngân hàng, nâgn tính thanh khoản. Vừa giảm áp lựcđầu cơ USD lẫn các loại sản phẩm khác. Nhưng mà thế này thì CK còn mệt lắm, tiền chạy gửi ngân hàng hết, khó trở lại CK lắm.

Bây giờ chờ các bác ấy giải quyết bài toán BDS như nào mà thôi.

Thực ra em chưa lo chuyện lạm phát bằng chuyện kinh doanh ko hiệu quả, lãng phí.

Đây là vấn đề dài, nhưng nó là điều dễ hiểu khi anh có 1 luồng tiền đổ vào quá dễ dãi. FDI, FII năm ngoái là nguyên nhân. Trước đó là kiều hối (thử hỏi các gia đình kiều hối bao nhiêu % gia đình làm ăn hiệu quả, toàn đi buôn BDS với mua sắm thôi). Cũng giống như năm ngoái ai thắng CK thì ăn tiêu bét nhè ấy.



---------------------

Alex2000

Cụ Pero, giá mà lãi suất cho vay được cao hơn 18% để bank có thể cho vay mà không phải hồi hộp xà lách vì sợ kiểm dịch sờ bờ vờ thì còn gì để nói. Vì sợ kiểm dịch nên không phải bank nào cũng xà lách thành ra bầu sữa đưa đến miệng doanh nghiệp nhưng bị bịt mất cái núm roài còn đâu.

LSCB thì đã tăng lên rồi đó nhưng thử hỏi cụ là nguồn vốn đã chảy vào bank chưa hay dòng tiền hôi nách nó chảy vào chỗ nào rồi

---------------

Collin Raya

Cái được dễ thấy nhất của cú "đảo cánh điều hành" lần này là tạm thời cứu vãn được tính thanh khoản của nhiều ngân hàng. Nếu để thêm một thời gian nữa, e rằng quá muộn.

Nhưng bài toán BDS thì vẫn chưa có lời giải. Và đó mới là bài toán đau đầu. So với bài toán ấy, bài toán điều hành lãi suất chỉ là chuyện "nhỏ như con thỏ".

Các cụ khỏi lo cho các doanh nghiệp. Giá nguyên liệu tăng cao, giá đầu ra bị kìm nén, lãi suất ngân hàng 12%-15%/năm còn chả dám vay nữa là 18%. Cũng giống ngân hàng, anh nào càng nâng lãi suất huy động lên cao càng chứng tỏ anh ấy đang "còi to - kẹp nặng", doanh nghiệp nào chấp nhận vay 18%/năm hoặc hơn thì chỉ chứng tỏ doanh nghiệp đó đang rất có vấn đề mà thôi.

Em mà là ngân hàng, không bao giờ em dám cho doanh nghiệp nào vay ở mức 18% cả ! Chỉ các vị tiến sĩ chưa bao giờ tiếp cận thực tế sản xuất ở Việt Nam mới có đủ lãng mạn để tin rằng DN sẽ trả được nợ, cả gốc lẫn lãi, với lãi suất đó mà thôi.

Sản xuất thì như thế, huy động thì kiểu này, chả mấy chốc mà thừa thanh khoản. Vòng sản xuất bao giờ cũng chậm một nhịp. DN thu hẹp sản xuất thì có mà cho vay vào mắt.

Em thành thực khuyên các cụ tìm thằng ngân hàng nào ổn ổn làm một quyển tiết kiệm đi. Chỉ tháng nữa khéo không còn lãi suất như hôm nay đâu .. he he ...

---------------------

Perochan

Em thấy các bác mang tính lý thuyết nhiều rồi hay sao ấy. Em biết vẫn nhiều doanh nghiệp đang mở rộng kinh doanh của mình đấy. Đã là doanh nghiệp và muốn phát triển thì bất cứ thời điểm nào cũng cần vốn. Vấn đề sử dụng đồng vốn đó ra sao mà thôi. Khi lãi suất thấp, dễ vay thì không cần tính toán nhiều. Nhưng khi lãi cao, thì phải chi li từng tí 1.

Và cái đó làm nên hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và rộng ra là hiệu quả kinh tế cho đất nước.

Thôi lấy thằng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi giá xăng dầu lên và lãi suất tăng, là bọn vận tải. Ở đây cụ thể là thằng Mai Linh taxi.

Dầu tăng từ 2 năm nay, nhưng thằng ML vẫn liên tục nhập xe về, mỗi năm hơn 1000 cái innova trên cả nước (chưa tính bọn Express 16 chỗ chạy liên tỉnh). Toàn bộ là nó đi vay trả góp. Tới đây nó lại nhập về hơn 500 cái nữa. Vậy thì có phải là nó vẫn tìm cách phát triển trong điều kiện khó khăn hiện nay không? Ngành của nó là ngành ảnh hưởng nhất khi xăng dầu lên giá. Thế mà nó vẫn tiếp tục tăng trưởng đầu xe.

Vậy thì nó sinh lời như nào? Tất nhiên vẫn là mảng dịch vụ vận tải. Nhưng khi xăng dầu như này, nó phải tiết kiệm chi phí chạy không tải. Bằng cách nào? Vừa rồi bọn ML taxi nó hệ thống lại toàn bộ hơn 8000 xe của nó ở SG, từ Gia Định, M, Deluxe, VNN, ... t

Ko như trước đây, khách quận 3 gọi thằng Gia Định thì 1 thằng taxi Gia Định gần nhất là khu vực quận 5 phải phi hộc tốc về quận quận 3 đón khách. Trong khi có thằng VNN ở quận 3 cạnh đó thì ko điều xe được, vì Gia Định 1 số riêng, VNN 1 số riêng, khách gọi Gia Định thì phải điều xe Gia Định, ko thể điều xe của VNN, mặc dù cả 2 cùng thuộc ML taxi. Tức là chi phí chạy không tải cao hơn.

Giờ thì nó khác, tiết kiệm tối đa chi phí.

Ví dụ cơ bản trên đây để các bác thấy trong điều kiện khó khăn, các doanh nghiệp sẽ nghĩ cách sinh lợi bằng tiết kiệm chi phí.

Hay như xăng dầu đắt thì chi phí vận tải đường bộ cao. Thế thì sẽ thay bằng vận tải sông, biển ----> phát triển cảng ----> hạ tầng cơ sở cho cảng v.v. Tức là trong khó khăn của thằng này thì sẽ tòi ra cái thuận lợi hơn cho thằng khác v.v. Hoặc đầu tư vào được cao tốc,giảm giá thành vận chuyển. Vừa rồi đường cao tốc HN - HP là ví dụ sinh động đó, vì nó dự kiến tháng 10-2008 khởi công,nhưng giờ sớm ngày nào có lợi ngày đó.

Hay như điện, đầu vào bị tăng giá (than, khí) đầu ra bị kiềm giá nhưng vẫn khối doanh nghiệp nhăm nhe ngành này. Trước có REE, Hiệp Phước.., giờ có ITA vẫn máu me với dự án Trung Lương... tức là vẫn có cửa ra.

Lúc này chỉ khó mấy anh đầu tư tài chính, ko biết huy động vốn và giải ngân như nào mà thôi.





Còn trên thế giới, nhiều nước lãi suất lên tới 15% lắm. Chẳng qua VN mình chưa quen, nên choáng thế thôi.

Có điều tăng lãi suất tức là giảm tốc độ tăng trưởng, cái này ai cũng thấy rồi. Tức là chỉ 1 số daonh nghiệp có tinh toán cụ thể mới dám đầu tư.

Và đó là điều đáng hoan nghênh.

Tóm lại việc tăng LSCB này là rất tốt, giải quyết đc nhiều vấn đề, lạm phát, đầu cơ $, tăng hệ số sử dụng vốn. Đánh đổi tăng trưởng kinh tế thì phải thế.

Còn nếu bàn lùi thì ngoài việc tăng LSCB này, nói thực ra là em chưa thấy biện pháp nào hay hơn.

LÃI SUẤT là công cụ cơ bản và kinh điển nhất trên thị trường tiền tệ. Ko sử dụng nó thì chưa thể điều hành thị trường tiền tệ được.

Ngoài ra thì còn có nghiệp vụ bơm/hút tiền lưu thông. Cái này cần có trình và kinh nghiệm, bên ngoài đa số ko để ý khoản này. Đơn giản như 5 năm qua, GDP VN tăng ầm ầm, nếu ông Thúy ko bơm tiền liên tục thì VN cũng khô máu rồi, lấy đâu ra vốn.

Còn bây giờ đang loạn như này, 1 phần là do nghiệp vụ bơm/hút tiền ko hợp lý đóa.

Để giải quyết BDS thì cứ chờ các bác ấy xử lý thôi. Cái may của VN là vốn FDI vào BDS vẫn rất lớn, hơn 5 tỷ $ từ đầu năm, tức là nó có triển vọng thực sự. Xử lý quả bong bóng này thì có nghiệp vụ bơm hút tiền hợp lý là sẽ cho nó hạ cánh an toàn được.

Tóm lại là triển vọng thì chưa thấy,nhưng khó khăn thì đã phần nào qua đi.

Cái khó nhất sắp tới, theo em, là giá dầu, nếu nó vẫn cao thì căng, chứ ko phải là BDS nữa.

-----------

ukbox:
Lâu rồi mới có dịp lạm bàn với các bác. Đúng là bác Pero, lúc nào cũng phong độ. Việc lãi suất tăng làm tăng hiệu quả sử dụng vốn mà bác chỉ ra thật chí lí, nhưng đấy mới chỉ tác động đến các DN thuộc khối tư nhân, còn khu vực đầu tư khủng nhất là NN thì còn phải chờ dài. Vì các dự án của NN thường cố lờ đi phần tài chính, chỉ tập trung vào mảng xã hội - chỗ mà không có tiêu chí khách quan nào để đánh giá.
Đợt vừa các kụ ld bị chê nhiều, nhưng khách quan mà nói thì ngoài do số "đen" không gặp thời, toàn vớ phải thiên tai dịch bệnh thì còn nguyên nhân từ thời gian trước để lại. Cái này vẫn thường gặp ở mấy nước đang phát triển có tí chút tài nguyên trong khi chính phủ lại không đủ độ rắn, khi có tiền thì chi tiêu, đầu tư vung vít loạn lên, đến lúc khó khăn thì không có sức chống đỡ. Kể cả chính sách tỉ giá học của bác Tung Của cũng không đủ mạnh. Tung của họ bị sức ép phải tăng giá nên neo được vào USD đã là giỏi, còn Vn lẽ ra phải phá giá từng bước (crawling peg) thì lại chỉ để xoay quanh 1%. Biểu hiện rõ nhất là BDS và dịch vụ, tài chính bùng nổ, lạm phát tăng, trong khi các ngành SX, XK càng ngày càng kém cạnh tranh. Chừng nào chính phủ kiểm soát lại được mảng chi tiêu và đầu tư nhà nước thì lạm phát và tăng trưởng mới quay về ổn định được.

--------
Perochan

Đúng rồi bác, em mới chỉ đề cập đến khu vực kinht ế tư nhân. Còn quốc doanh thì vấn đề lớn nhất là lãng phí, sử dụng vốn ko hiệu quả. Họ chỉ cần tiết kiệm mấy việc đó thì cũng tương tự như có 1 luồng vốn mới đổ vào ấy chứ. Thực ra ở đây bác nào tham gia vài cái dự án tiền trăm triệu $ trở lên sẽ thấy lãng phí kinh hoàng như nào. Và em thấy những cái khó khăn này cũng là 1 cái may, để các bác LD nhìn lại chính sách của mình. Nhiều khi chỉ cần tiết kiệm hoặc sử dụng đúng địa chỉ đồng vốn thì tiết kiệm rất nhiều khoản khác. Em cũng đồng ý là phải chờ những chính sách, hành động cứng rắn hơn, kiểm soát được các mảng đó thì tình hình kinh tế mới khả quan. Và cái đó thường là có độ trễ vài tháng vài năm.

Nên em mói nói hiện giờ thì khó khăn đã bớt đi nhưng triển vọng chưa thấy. Triẻn vọng chính là chờ vào các hành động của chính phủ ấy.

--------------



Perochan

Thực ra NH đang thiếu thanh khoản nên khó khăn vậy, nhưng khi người ta có vốn rồi thì sẽ cho vay mà ko phải xà lách đâu. Độ trễ trong chính sách tài chính ở VN thường là 6 tháng bác ạ (1 bác trong UB chính sách tiền tệ nói thế, ko phải em ). Khoảng vài tháng nữa, bác có kế hoạch ngon ngon, cứ mang ra NH, em nghĩ sẽ vay được.

Còn việc tăng lãi suất thì chính là việc hạn chế nhiều doanh nghiệp tiếp cận vốn, tức là giảm tăng trưởng quốc gia là điều hiển nhiên mà bác. Lý thuýet thế rồi. Vấn đề là không phải 100% doanh nghiệp ko được vay, mà chỉ 1 ít đủ khả năng mới được vay.

Mấy bác không đủ khả năng sinh lời cao, ko vay được vốn thì cũng ko nên buồn, vì vay xong chắc gì anh đã làm ăn tốt hơn so với gửi tiền vào ngân hàng ăn 15%.

Còn nếu đưa lãi suất về mức cũ, tức là giả sử ko tăng lãi suất, em nói thật có 1 nguy hiểm cực lớn lúc đó. Là người ta đầu cơ vào $, đến lúc nào đó dự trữ ko đủ thì vỡ trận hoàn toàn. Mặc dù cái này chỉ do yếu tố tâm lý thôi. Bác cứ thử đặt mình vào tuần trước, nếu ko tăng lãi suất mạnh như vừa rồi thì bác có rục rịch đi mua $ tích trữ ko?. Mà khi nó thành phong trào thì kinh hoàng lắm, kho dự trữ nào cho đủ.

Nên em thấy tăng lãi suất vừa rồi là hành động khá ổn của NHTW đấy.