Threaded View
-
17-09-2010 10:31 AM #1
Paul Krugman: Thế giới thiếu những bài học kích thích kinh tế
Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2008 - Paul Krugman trong buổi trò chuyện mới đây với phóng viên Havard Business Review (HBR) đã giải thích vì sao ông cho rằng gói giải cứu kinh tế của Mỹ phải lớn hơn con số 800 tỉ USD như đã công bố và ai là người phải chịu trách nhiệm cho cơn suy thoái tài chính của nền kinh tế Mỹ.
Dù cho bài nói chuyện chưa lúc nào vượt ra khỏi ranh giới của nền kinh tế hiện tại, nhưng ý nghĩa của nó thực sự đã vượt xa khỏi giới hạn đó. Tuần Việt Nam trích đăng nội dung cuộc phỏng vấn này.
Cách tiêu tiền
HBR : Phải chăng chúng ta đều không biết rõ gói kích thích kinh tế khổng lồ liệu có phát huy tác dụng không? Nhật Bản cũng từng tung ra cả nghìn tỷ USD trong nỗ lực thoát ra khỏi giai đoạn suy thoái kinh tế những năm 1990, và họ đã thất bại?
Paul Krugman: Gói giải cứu kinh tế của Nhật Bản trên thực tế chỉ được nỗ lực thực hiện trong nửa đầu thập niên 1990. Trong nửa sau của thập niên, họ đã nới lỏng tay, tỏ ra bê trễ và tăng thuế do các lo ngại về nợ nần. Họ chùn bước và quay đầu quá sớm, đây cũng là điều mà Tổng thống Mỹ Roosevelt đã làm với nước Mỹ vào những năm 1930.
Chúng ta đều mong muốn có những điển hình lớn để học hỏi về chính sách tài khóa đã thực sự kéo nền kinh tế ra khỏi những cạm bẫy và vết xe đổ, nhưng rất tiếc là chúng ta không có. Cho tới nay, mới có một ví dụ có phần động viên mà chúng ta có thể học hỏi là các chính sách công cộng ban ra vào thời điểm Thế chiến thứ hai. Chúng đã góp phần chấm dứt thời kì Đại suy thoái trong thập niên 1930.
- Ông từng cho rằng cần thiết phải có một gói giải cứu quy mô lớn hơn. Nhưng giới chính trị lại nghĩ là không thể yêu cầu chính phủ tung ra hàng nghìn tỷ USD, chứ chưa nói tới yêu cầu là 3 nghìn tỷ.
Paul Krugman: Tung ra kế hoạch này, họ nghĩ rằng sẽ lôi kéo được sự hỗ trợ, ủng hộ từ cả hai ****, từ đó sẽ có sự cộng đồng chia sẻ trách nhiệm đối với kế hoạch này. Ít nhất thì kế hoạch 800 tỷ với động lực tập trung chủ yếu vào cắt giảm thuế đã nhận được 80 phiếu ủng hộ tại Thượng viện.
- Ông có lo lắng về tổng số dư nợ mà chính phủ Mỹ sẽ phải gánh vác không?
Paul Krugman: Không nhiều lắm. Những người tiết kiệm tư nhân, những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế Mỹ đang tỏ ra khá hăng hái trong việc quy tụ nhờ tính an toàn, đảm bảo của các khoản dư nợ của chính phủ. Mọi người đều muốn đặt tiền vào nơi mà họ biết chắc rằng không có quá nhiều rủi ro – chúng ta có thể cam kết với người dân và đảm bảo tiền sẽ được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
- Vậy khi nền kinh tế phục hồi, liệu khoản nợ đó có trở thành một trở ngại lớn không?
Paul Krugman: Gánh nặng nợ nần là một vấn đề lớn, tuy nhiên Hoa Kỳ bị cuốn vào cơn lốc khủng hoảng với mức nợ chính phủ thực sự thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển khác.
- Và thấp hơn so với thời điểm chấm dứt Thế chiến thứ hai?
Paul Krugman: Chính xác là như vậy, nước Mỹ thoát khỏi Thế chiến thứ hai với món nợ lên tới 110% GDP. Theo tôi, chúng ta bước vào cuộc suy thoái này với khoản nợ tương đương với 45% GDP. Chúng ta đã quá chậm trễ.
- Ông có lo ngại về sự vươn lên của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch không?
Paul Krugman: Phải nói thật là không nhiều lắm. Phải mất tới ba thế hệ chúng ta mới hệ thống hóa được toàn bộ các hiệp định thương mại, và nếu phá hủy nó, sẽ lại phải mất tới ba thế hệ con cháu của chúng ta để khắc phục. Chính quyền của Obama nhận thức rất rõ mối nguy đó, tôi cho là họ sẽ rất thận trọng.
Cẩn trọng với tính truyền nhiễm của nền tài chính
- Gần đây có điều gì làm ông cảm thấy bất ngờ không?
Paul Krugman: Tình trạng thiếu hợp nhất và dấu hiệu chia rẽ của chính quyền châu Âu đang dần trở thành một vấn đề thực sự. Họ không thể tìm ra phương cách hợp tác với nhau một cách hiệu quả. Và chúng ta đang tiếp tục chứng kiến bong bóng bùng nổ ở những nơi mà trước đây chúng ta không chú ý: Tây Ban Nha và Ireland và các quốc gia Đông Âu. Đó là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới ngày càng trượt sâu hơn dự kiến.
Sức mạnh của cơ chế lan truyền toàn cầu đang gây ra những cú shock lớn. Tôi không cho rằng bất kì ai có thể dự đoán được cuộc khủng hoảng này lại lăn ra toàn cầu với tốc độ chóng mặt như thế. Mọi quốc gia đều đang hứng chịu những rung động mạnh.
Quả thực trước đây tôi từng cho rằng ý tưởng về việc nền tài chính của một nước nào đó mang tính truyền nhiễm là một ý tưởng chủ quan và gượng gạo, chẳng hạn sự suy thoái tài chính ở Nga sẽ lan sang Brazil chỉ bởi quỹ LCTM (Long-term Capital Management [1] ) cùng đầu tư vào đó. Nhưng thực tế giờ đây chính nó lại trở thành cốt lõi của vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt. Đáng lẽ tôi đã phải xem trọng vấn đề này hơn.
- Nhiều người nghĩ rằng nước Mỹ có quá nhiều năng lực sáng tạo và tinh thần kinh doanh nên sẽ không lún sâu vào tình trạng dồn ứ quá lâu.
Paul Krugman: Khả năng sáng tạo, liên tục đổi mới và sức đua đường trường là liều thuốc bổ kích thích tăng trưởng kinh tế dài hạn, nhưng nó không giúp bạn miễn nhiễm với chu kỳ kinh doanh khó khăn. Trên thực tế nó có thể làm bạn dễ bị tổn thương hơn. Nước Mỹ những năm 1920 là thiên đường sáng tạo và đạt hiệu suất lao động cao nhất thế giới. Nhưng điều đó đã không bảo vệ được nước Mỹ trước sự sụp đổ của thị trường tài chính và một cuộc suy thoái vô cùng nghiêm trọng.
Bất kì sự mở rộng kinh tế nào cũng dẫn tới việc nhiều người quan niệm: Ồ, đây chính là điểm chấm dứt của chu kỳ kinh doanh. Bạn có thể tìm thấy những bài báo tương tự viết trong giai đoạn 1999 – 2000, hay xa hơn là năm 1968 hay 1969. Và thực tế đã chứng minh là điều đó không chính xác.
- Liệu cuộc khủng hoảng này có góp phần vinh danh chủ nghĩa xã hội?
Paul Krugman: Không, nói đúng hơn là nó vinh danh chủ nghĩa tư bản có điều tiết. Cách đây không lâu, rất nhiều người có tiếng tăm, có ảnh hưởng đã tin rằng toàn bộ cấu trúc của hệ thống điều tiết và mạng lưới an toàn tài chính bắt nguồn từ chương trình cải tổ kinh tế New Deal [vào những năm 1930, do Tổng thống Roosevelt khởi xướng] là không cần thiết và méo mó. Bây giờ khi nhìn lại, có thể thấy không hề có một cuộc khủng khoảng tài chính nghiêm trọng nào trong khoảng 50 năm sau cuộc Đại suy thoái 1930.
Kỷ nguyên vàng để luận bàn kinh tế
- Trong cuốn The Return of Depression Economics (tạm dịch: Sự trở lại của Kinh tế học Suy thoái), ông có viết về bóng đen phủ lên hệ thống ngân hàng do chúng ta đã để chúng phi điều tiết – và đưa ra giả định rằng chúng ta sẽ phải điều tiết hệ thống đó. Tuy nhiên, liệu có dễ dàng để các nhà điều tiết bắt kịp với những gì những sáng kiến tài chính mới mang lại?
Paul Krugman: Đúng là khó, nhưng không phải là không thể. Ở một khía cạnh nào đó, ngân hàng mang lại một nơi thuận tiện để mọi người gửi tiền tích trữ tiền bạc của họ. Vì vậy, cho dù mọi người có cố công nghĩ ra một chiến lược phòng ngự phức tạp để né tránh các quy tắc điều chỉnh mới, nhưng thực tế càng phức tạp thì càng không được chấp nhận.
Thời gian trôi qua, nếu người ta thực sự chấm dứt việc chạy vòng quanh các quy tắc điều tiết, thì đó sẽ là lúc các nhà điều tiết có cơ hội bắt kịp. Luôn luôn tồn tại một vài lỗ hổng trong các điều luật điều chỉnh. Nhưng tôi buộc phải nghĩ rằng chúng ta có thể điều tiết ở mức độ đủ để giữ cho hầu hết toàn bộ hệ thống được kiểm soát.
- Vài tháng trở lại đây, cộng đồng blog kinh tế học phát triển nở rộ - nó quả là khác xa với những ngày người ta phải mất tới vài năm để đưa ý tưởng mới đến với các đồng nghiệp.
Paul Krugman: Đúng vậy, tôi đã từng một mình xoay xở với một ý tưởng trong vài năm mới hoàn chỉnh được nó, rồi lại mất ít nhất là một năm nữa để in được thành sách. Nhưng giờ thì mọi chuyện đã khác, chúng ta có thể thảo luận trao đổi bất cứ lúc nào. Nó cũng không phải là hoàn hảo, bởi không có nhiều cơ hội để hoàn thiện cách tiếp cận của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bỏ mớ hỗn độn của nền kinh tế thế giới sang một bên, nó quả thực là một thiên đường trí tuệ. Và tôi có thể gọi thời đại hiện nay là Kỷ nguyên vàng để luận bàn kinh tế.
---------------------
Paul Krugman (sinh ngày 28/2/1953) là giáo sư kinh tế và quan hệ quốc tế tại Đại học Princeton, giáo sư danh dự của trường Đại học Kinh tế London, và là một trong những cây viết cho mục Op-ed Columnist cho tờ New York Times.
Năm 2008, Krugman giành giải Nobel Danh dự Khoa học Kinh tế "cho những phân tích sắc sảo về thị trường và những cống hiến cho hoạt động kinh tế".
Krugman được biết tới như một chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, bao gồm cả lý thuyết thương mại, địa kinh tế và tài chính quốc tế. - Wikipedia
------------------------
[1] Quỹ phòng chống rủi ro (Long term Capital Management – LTCM) có trụ sở tại bang Connecticut cạnh New York, do John Meriwether sáng lập.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Paul Kgruman: Những gì đang diễn ra không phải là sự hồi phục
By thi truong tai chinh in forum Nhà Đầu tư nước ngoài và TTCK Quốc tếTrả lời: 0Bài viết cuối: 29-08-2010, 10:25 AM -
Có lẽ thời gian không còn nhiều cho những ai thích nhà sàn, thích đồ gỗ ==>TTF
By pck888 in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 0Bài viết cuối: 17-09-2009, 09:46 PM -
G20 đồng ý các bước trong gói kích thích kinh tế tiếp theo
By ngoc_thien in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 06-09-2009, 12:59 PM -
Những bài học kinh nghiệm: Thất bại và Thành công của những NĐT?
By stockpro in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 28Bài viết cuối: 03-08-2009, 08:29 AM -
Giới thiệu khóa học phân tích kỹ thuật bâc I khóa 02
By quynh minh in forum Thông báo - Góp ýTrả lời: 0Bài viết cuối: 23-03-2009, 04:58 PM
Bookmarks