Threaded View
-
17-09-2010 10:28 AM #1
Perochan - CDS - bảo hiểm trái phiếu
Thực ra em định nói về CDS và AIG từ tuần trước, nhưng vừa bận và cũng nhân vụ việc CP phát hành trái phiếu $ nên em im lặng thử xem diễn biến vụ này như nào. Giờ thì phát hành trái phiếu $ thành công rồi, nên em nói 1 chút về CDS và AIG và 1 chút liên quan đến VN.
Nếu như khủng hoảng BĐS nổ ra vào hè năm 2007 thì cho đến hết năm 2007, giới đầu tư nói nhiều nhất đến thuật ngữ CDO (Collateralized Debt Obligations) - là một dạng trái phiếu nợ có bảo đảm. Em sẽ nói về CDO sau.
Còn năm 2008 qua đi, điều mà nhiều người nói đến nhất, không phải là BSC, LEH, MER bị phá sản mà họ nói nhiều đến CDS, là những công cụ tài chính dẫn đến tình trạng kia.
Và có lẽ năm 2009, người ta sẽ nhắc nhiều đến AIG? Tập đoàn bảo hiểm số 1 thế giới 1 thời.
Vậy thì CDS là gì?
Về tên của nó thì đúng rồi bác ạ, là Credit Default Swap, là 1 dạng bảo hiểm cho trái phiếu. Thông thường ở các nước phát triển, doanh nghiệp khi cần vốn thì họ không tăng vốn qua phát hành CK như nhà mình, mà họ hay vay NH hoặc phát hành trái phiếu. Thực ra phát hành trái phiếu cũng là 1 dạng đi vay nợ mà thôi. Mà đã đi vay thì phải trả. Nhưng cũng có thể xảy ra trường hợp là người đi vay không trả nợ được vì làm ăn thua lỗ. (phá sản, vỡ nợ là điều bình thường trong bất cứ nền kinh tế nào). Vậy thì người cho vay, hay còn gọi là người mua trái phiếu sẽ trắng tay, nhất là ở các nước phát triển, khi đi vay thì không phải thế chấp tài sản như ở VN, mà đa số cho vay dựa trên mức độ tín nhiệm của mỗi cá nhân, công ty.
Trong đời sống, bảo hiểm là 1 dạng đầu tư tài chính để tránh rủi ro và nó được đưa vào trong trường hợp trên để bảo hiểm vỡ nợ và phát sinh ra công cụ CDS, là bảo hiểm cho trái phiếu. Tức là khi một nhà đầu tư mua trái phiếu của công ty A, thì họ đồng thời mua kèm 1 cái hợp đồng bảo hiểm đề phòng công ty đó phá sản. Nếu phá sản thì người mua bảo hiểm sẽ được công ty Z (công ty dở hơi nào đó bán bảo hiểm ) bồi thường mệnh giá trái phiếu.
Vậy thì khi mua trái phiếu, nhà đầu tư bao giờ cũng phải tính toán là lợi tức của trái phiếu có lớn hơn phí bảo hiểm cho trái phiếu đó không, lớn hơn lãi suất tiền gửi không, v.v.v
Và người phát hành trái phiếu (là người vay nợ) cũng phải tính toán làm sao để lợi tức của trái phiếu của mình đủ hấp dẫn để gọi được giới đầu tư tham gia.
Nguyên tắc này rất đơn giản và nói nôm na là có hàng trăm năm nay rồi.
Vậy thì CDS hoạt động như nào?
CDS chính xác là 1 công cụ tài chính phát sinh theo tính tự túc, tức là trên cơ sở nhu cầu của nhà đầu tư mua trái phiếu. Và khi có nhu cầu đó thì xuất hiện người bán bảo hiểm, để ăn phí bảo hiểm. Từ đó nó sinh ra cái gọi là thị trường mua bán bảo hiểm CDS. Và cái quan trọng là CDS này không chịu sự quản lý của bất cứ 1 cơ quan tài chính nào ở Mỹ. Mọi nguyên nhân của tình trạng hiện nay cũng bắt đầu từ đây.
Dễ hiểu thì như này. Cái nhà máy lọc dầu Dung Quất chuẩn bị đi vào hoạt động của nó, thì việc đầu tiên là phải mua bảo hiểm. Nhỡ cháy nổ thì sao? Và xuất hiện thằng PVI nhảy vào bảo bán bảo hiểm, thu phí hàng năm từ nhà máy DUng Quất rồi san sẻ rủi ro sang các thằng khác bằng cách tái bảo hiểm.
Chợ CDS nó cũng hoạt động như thế, tức là có thằng bán bảo hiểm, chấp nhận chịu rủi ro về phía mình, nhưng ngược lại thì nó thu phí bảo hiểm trái phiếu hàng năm. Điển hình là thằng AIG. Tuy nhiên thị trường CDS nó không bị cơ quan nào ở Mỹ quản lý nên mới xảy ra cái gọi là hỗn loạn, tức là anh không phải nhà đầu tư trái phiếu nhưng anh cũng đủ quyền mua bảo hiểm trái phiếu đó, nhiều khi gọi là giấy máu ăn phần. Hiểu so sánh ra thì tức là anh không phải sở hữu nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhưng anh có thể mua bảo hiểm ăn theo sự cố của nhà máy này. Tức là Dung Quất mà cháy nổ thì không chỉ bọn sở hữu nhà máy là PVN được ăn tiền bảo hiểm, mà bất cứ người dân mua bảo hiểm nào cũng được ăn theo cái sự cố của Dung Quất. Không chỉ là ai cũng được quyền mua bảo hiểm, mà lại còn tệ hơn, là ai cũng có quyền bán bảo hiểm. Tức là thằng Dung Quất không chỉ có PVI bảo hiểm, mà BV, AIA hay Dai-ichi hay bất cứ tổ chức tài chính nào cũng có thể đứng ra tổ chức bảo hiểm cho Dung Quất, miễn là kiếm phí ăn tiền và dụ được g-à.
Và nó xảy ra tình trạng là cùng 1 nhà máy Dung Quất, nhưng có tới hàng chục người đồng ý bảo hiểm cho nó, mỗi thằng có nguồn khách của mình, và hàng trăm người ăn theo cái sự cố của nhà máy. Tất cả chỉ là đầu cơ, chờ ăn theo sự cố của doanh nghiệp.
Kết quả là CDS market thành một thị trường lớn nhất thế giới, lớn hơn cả GDP toàn cầu.
Nếu như năm 2000 thì CDS market chỉ khoảng 1000 tỷ thì năm 2007, giá trị bảo hiểm của CDS market lên tới 62.000 tỷ . Trong khi thực tế số tiền mà nó bảo hiểm từ tổng giá trị trái phiếu chỉ là 4000 tỷ mà thôi. Tức là 1 trái phiếu thì có 15 thằng nhảy vào bảo hiểm cho nó. Hay nôm na ra là 1 cái nhà máy Dung Quất có tới 15 thằng nhảy vào mua bán bảo hiểm.
Ở đây AIG vừa là thằng mua và cũng là thằng bán bảo hiểm. Vì CDS nó giông1 cái chợ OTC ở VN, giá cả hỗn loạn và không có ai quản lý. Có khi thằng PVI bán bảo hiểm Dung Quất là 10 triệu $/năm, thì có thằng khác là Bảo Minh cạnh tranh hoặc kém uy tín hơn, rao vặt là bán bảo hiểm cho Dung Quất chỉ 8 triệu $/năm thôi, tức là anh nào ham rẻ thì giao dịch với thằng Bảo Minh, chỉ đóng 8 triệu, nhưng nếu có sự cố thì vẫn ăn bảo hiểm trọn vẹn vài tỷ $, v.v.v Em nói chi tiết này để chút nữa nói về AIG và các khoản tiền mà nó thua lỗ.
Chợ CDS nó giao dịch dựa trên những gói quy chuẩn là 10 triệu $ cho 1 hợp đồng. Tức là nếu vừa rồi VN phát hành 100 triệu $ thì coi đó là 10 hợp đồng.
Cách tính phí bảo hiểm của CDS được gọi là CDS spread. Cái này nó tính theo điểm, mỗi điểm là 1000$ và điểm CDS spread nó thay đổi, lên xuống liên tục theo tâm lý nhà đầu tư và theo tình trạng làm ăn của doanh nghiệp. Khả năng phá sản cao thì CDS spread tăng vọt.
Khi CDS spread của 1 công ty X là 500 điểm, tức là cứ mỗi gói 10 triệu $ thì phí bảo hiểm cho vỡ nợ là 500.000 $/ năm. Và người ta thường có loại CDS spread theo chuẩn 1 năm, 2 năm, 5 năm và 10 năm. Mỗi 1 mức thì phí bảo hiểm sẽ khác nhau, cũng như mình gửi ngân hàng, mỗi kỳ hạn khác nhau sẽ có lãi suất khác nhau.
Thông dụng nhất là CDS spread cho 5 năm, và khi thấy nói CDS spread, tự động hiểu rằng đó là cho 5 năm.
Với Citigroup thì CDS spread của nó (hay là CDS của trái phiếu CIti) thay đổi thường xuyên. Tháng 9 năm ngoái có lúc nó vọt lên 1100 điểm, rồi sau đó rớt xuống 700 điểm. Tức là cứ mỗi 10 triệu $ trái phiếu Citi, nhà đầu tư phải đóng 700k $/ năm để bảo hiểm vỡ nợ, hay nôm na là 7% (có lúc lên tới 11%).
Không chỉ các công ty có CDS spread của riêng mình, mà các quốc gia cũng có chỉ số CDS spread cho trái phiếu của họ. Đại khái cứ công ty nào có đánh giá tín nhiệm thì cũng có chỉ số CDS spread.
Năm ngoái khi VN bị hỗn loạn $ vào dịp hè, thì CDS spread cho trái phiếu của chính phủ là 340 điểm, tức là phí bảo hiểm 3,4%. Khi các hợp đồng NDF ở Singapore tính giá $ lên tới 23000 VND vào cuối năm thì đó chỉ là những cảm nhận tâm lý đám đông nhièu hơn, chứ em thấy CDS spread của VN hoàn toàn khôgn thay đổi. Cá nhân em đánh giá CDS spread quan trọng hơn NDF nhiều.
Nhưng đến tháng 9/2008, khi bọn Tây chạy khỏi trái phiếu VN như phá mả, trong khi các NDF-12 tháng vẫn chỉ loanh quanh 19.000 VND/$ thì hóa ra là do CDS spread của VN tăng vọt lên 770 điểm, cao nhất nhì thế giới, tức là phí bảo hiểm là 7,7%.
Với các quốc gia, như Nhật chẳng hạn, CDS spread của nó chỉ loanh quanh 20-30 điểm, tức là phí bảo hiểm 0,2-0,3 %. Vậy thì mua trái phiếu của Nhật thì lợi tức trái phiếu chỉ cần > Libor + CDS spread là ổn.
Và sau giai đoạn tháng 9/2008, CDS Spread của rất nhiều quốc gia tăng vọt lên. Đáng chú ý là có VN, Ukraina, Nga... Nga với quỹ dự trữ 600 tỷ, nhưng bọn Bond trader nó quan tâm đến cái đó, con số đó không dọa được họ, vì CDS spread của Nga cứ tăng vèo vèo từ 250-300-350-500- và lên tới cao nhất là 1000 điểm. Và cuối cùng bọn nó đã đúng khi nhanh chân chạy hết khỏi Nga, sau đó đồng Rouble rớt từ 23 xuống 37 RBL hiện nay. Tương tự là đồng Hryvnia của Ukraine cũng thế, mất giá tới 70% và hiện nay CDS của Ukraine đang là 4000. Hehehee. Sắp phá sản đến nơi roài.
Một số nước khác cũng có CDS spread cao là Indonesia, 700 điểm, đồng Rupiah mất giá 30%. Hàn Quốccungx thế, rồi các nước Đông Âu v.v.
Cho nên khi CDS spread cảu VN lên tới > 700 điểm thì bọn Tây nó chạy khỏi VN. Và nếu VN muốn mang trái phiếu $ ra quốc tế thì phải có lãi suất ít nhất là 7% + Libor. Tức là phải khoảng 10% thì người đầu tư mới có lãi.
Điển hình là Indonesia, tháng trước phát hành trái phiếu quốc tế lãi suất lên tới 10,5% thì mới có bọn quốc tế nhảy vô.
Còn vừa rồi em im lặng vì muốn xem với lãi suất 4% thì CP phát hành có thành công không? Và rất may là thành công.
Những điều đó có thể cho thấy những người mua trái phiếu của CP hoàn toàn không có khái niệm bảo hiểm số tiền của mình. Hihi.
1 chính phủ cũng chỉ như 1 doanh nghiệp mà thôi. VN ko in được $, nên khả năng vỡ nợ tiền $ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Chỉ cần FDI dừng lại, xuất khẩu và vay mượn ko được trong khi nhập khẩu liên tục + trả nợ v.v. thì sẽ thiếu $ và vỡ nợ.
Những NDT quốc tế, họ coi VN hay Nga hay bất cứ nước nào, kể cả Mỹ, cũng chỉ là những doanh nghiệp. Ví dụ Doanh thu của Wal Mart lên tới >300 tỷ $ bằng 3 lần GDP VN mà cũng có chỉ số về khả năng vỡ nợ, hay AIG cũng thế doanh thu ngang ngửa GDP VN mà suýt phá sản.
Cho nên là họ làm gì cũng phải bảo hiểm. Nhưng vừa rồi thì VN phát hành 100 triệu $ ở trong nước, có thể nói đó là động thái thăm dò hay nhu nào đó. Nhưng qua kết quả trái phiếu thì em đánh giá là những NDT là những người có máu liều, hoặc thiếu hiểu biết, hihiih.Last edited by ProDuck; 21-09-2010 at 05:11 PM.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 3 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 3 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Bán 2000 Cổ phiếu bảo hiểm Bảo Việt
By herodragon in forum SÀN OTC CỔ PHIẾUTrả lời: 0Bài viết cuối: 20-03-2009, 03:24 PM -
Cổ phiếu Bảo hiểm Viễn Đông - VASS
By risk&rich in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 02-01-2007, 04:04 PM -
Cổ phiếu cty bảo hiểm bưu điện
By phuclinh in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 04-06-2006, 10:31 AM -
Cổ phiếu của Anh em nhà Bảo hiểm
By Loi_cu_ta_ve in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 08-04-2006, 01:07 PM -
Cổ phiếu Bảo Hiểm
By jayamars in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 05-04-2006, 10:53 PM
Bookmarks