Theo báo cáo thu nhập bình quân trên thế giới của tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization), từ 1999 đến 2007 năng suất lao động đã tăng mạnh & bỏ xa tăng trưởng thu nhập thực tế của người lao động ở rất nhiều quốc gia. Ở Mỹ & Nhật Bản, năng suất lao động vẫn tăng khoảng 2%, trong khi đó real wages gần như không tăng, vật giá leo thang đã bào mòn sức mua của người lao động. Trước khủng hoảng năm 2008, năng suất lao động ở Đức vẫn tăng nhưng tăng trưởng real wages lại âm.



Trong khi đó ở các quốc gia ngoại biên khu vực EuroZone như Rumani, Cộng Hoà Lavia, Hungary, Séc trước 2008 có tốc độ tăng real wages cao hơn cả năng suất lao động. Lương tăng, chi tiêu nhiều, năng suất theo không kịp khiến cho các nền kinh tế này phải trả 1 cái giá đắt. Từ 2008-2011, các nền kinh tế này đều có năng suất lao động & tiền lương thực tế tăng trưởng âm. Các nền kinh tế khác năng suất lao động cũng giảm mạnh trong giai đoạn này.

Nhìn chung, ở hầu hết các quốc gia, benefit của người lao động đều giảm mạnh vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Ở Việt Nam tình hình cũng không khá hơn, lương thưởng của người lao động không những không tăng mà còn bị giảm mạnh để chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, trong khi đó giá cả sản phẩm thiết yếu vẫn tăng từng ngày.

theo vf