TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI:


* Mỹ:
- Số người lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần là 451,000 tức giảm 27,000 so với tuần trước. Đây là tuần thứ 2 liên tiếp số người nộp đơn trợ cấp thất nghiệp giảm.
- Công bố kết quả khảo sát của BCEI cho thấy lần thứ 3 liên tiếp trong năm nay, các nhà kinh tế cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ. việc cắt giảm ước tính tăng trưởng nửa sau năm 2010 bắt nguồn từ dự báo không mấy khả quan về chi tiêu tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và xây dựng tư nhân.
- Thâm hụt thương mại tháng 7/2010 của Mỹ giảm mạnh 14% xuống 42.8 tỷ USD. Nguyên nhân cho sự thu hẹp đáng kể này là do trong nhập khẩu giảm trong khi xuất khẩu tăng lên mức cao nhất trong gần 2 năm qua.
- Trong tuần qua chính phủ Mỹ cũng đã công bố chính sách kích thích kinh tế mới ước tính trị giá 180 tỷ USD.


* Châu Âu:

- Nga: Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch ngày 8/9 đã nâng triển vọng tín dụng của Nga, từ mức "ổn định" lên "tích cực," do nền kinh tế nước này đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thặng dư tài khoản vãng lai khá lớn, dự kiến ở mức 4,6% GDP trong năm 2010, là cơ sở để Nga gia tăng dự trữ ngoại tệ.
- Anh: Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp 0.5% trong tháng thứ 18 liên tiếp và duy trì chương trình mua tài sản trị giá 200 tỷ bảng Anh . CPI tháng 7/2010 của nước này cũng đã tăng 3.1%, vượt mục tiêu 2% của BOE.
- Đức: Kim ngạch xuất khẩu tháng 7/2010 của Đức bất ngờ giảm 1.5% và nhập khẩu giảm 2.2% so với tháng trước. Thặng dư thương mại tháng 7 đứng ở mức 12.7 tỷ EUR

* Châu Á: .


- Nhật Bản:Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 0.1% và duy trì đánh giá không tích cực khi cho rằng kinh tế Nhật tiếp tục bộc lộ các dấu hiệu phục hồi khiêm tốn.
- Australia : Cơ quan Thống kê Australia cho biết tỷ lệ thất nghiệp tháng 8 của nước này giảm từ 5.3% xuống 5.1%. Số người được tuyển dụng trong tháng qua tăng thêm 30,900 lên 11,27 triệu người trong khi số người mất việc giảm 22,500 xuống 607,700 người.

- Trung Quốc: Sản lượng công nghiệp tháng 8/2010 của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm hơn tính toán của các chuyên gia, lạm phát tăng nhanh lên mức cao nhất từ tháng 10/2008. Trong khi đó tình trạng thất nghiệp tại nước này vẫn đang ở tình trạng báo động.


* Thông tin vĩ mô trong nước:


- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 08/09 cảnh báo rằng động thái cắt giảm lãi suất cho vay quá nhanh của Việt Nam sẽ đe dọa đến sự bình ổn của thị trường. Theo IMF, Việt Nam nên duy trì giá trị của VND để bảo vệ sự ổn định của hệ thống tài chính.


- Theo số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tăng trưởng tín dụng trong tháng 8 vừa qua tăng 2,1% so với tháng 7 và tính chung 8 tháng đầu năm mới chỉ tăng 15%. Điều này phản ánh sự khó khăn của các ngân hàng thương mại trong việc mở rộng tín dụng.

- Đã có nhưng dấu hiệu cho thấy giá tiêu dùng tháng 9 này có nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn dự báo của Tổ Điều hành thị trường trong nước khi nhận định rằng giá tiêu dùng tháng 9/2010 sẽ tăng không đáng kể (mức 0,3% - 0,4%) so với tháng 8/2010.


- Trong khi lãi suất huy động USD kỳ hạn 3 tháng ở thị trường quốc tế chỉ 0,25% - 0,35% một năm thì tại Việt Nam, một số nhà băng vẫn tiếp tục tăng mức huy động lên 4,5% - 4,6%.


- Lãi suất qua đêm biến động mạnh: Theo dữ liệu của NHNN, lãi suất bình quân liên ngân hàng bắt đầu có những biến động mạnh từ cuối tháng 8/2010 đến nay, và đã vượt trên 8%/năm sau khoảng 3 tháng ổn định phổ biến dưới 7%/năm.


- Chuyên gia kinh thế Bùi Kiến Thành cho rằng, Thông tư 13 đưa ra áp dụng sẽ làm co rút lại lưu lượng tiền tệ của nền kinh tế. Nền kinh tế đang thiếu tiền cho vay vì thế lãi suất đang tăng cao. Đã thiếu tiền, còn rút thêm nữa thì lãi suất sẽ còn cao nữa.


NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ:


* Nhận định:


Tuần giao dịch đã qua dù tính thanh khoản trên cả 2 sàn vẫn duy trì ở mức khá cao, hoạt động mua vào nhiều hơn nhưng dòng tiền vẫn chưa đủ sức mạnh để lấn áp ý muốn bán ra của bên đang sở hữu cổ phiếu. Cả tuần qua cả 2 chỉ số đều đã thể hiện hết tất cả những gì tinh túy nhất cũng như những rủi ro lớn nhất có thể trong một thị trường có tính đầu cơ cao như TTCK. Đặc biệt cao trào được đẩy lên vào ngày 09/09 khi tâm lý NĐT đã rất hưng phấn, bên cầm cổ thì tin tưởng đến tối đa vào một con sóng lớn, bên giữ tiền thì cũng đã bắt đầu lung lay ý chí. Tuy nhiên phiên 10/09 lại là một phiên đảo ngược dòng suy tưởng một cách chóng vánh và tàn nhẫn. Khối lượng khớp lệnh tăng cao, lượng bán và lực bán được đẩy nhanh và mạnh bất ngờ vào cuối phiên đã đánh cắp tất cả mọi nỗ lực của VN-Index trong suốt một tuần lễ, qua đó báo hiệu một tuần giao dịch mới đầy bất trắc.


Về cung cầu của tuần đã qua, chúng ta có thể nhận thấy lượng cầu và lực cầu trên cả hai sàn có xu hướng giảm dần kể từ giữa tuần và hiện đang lùi dần về mức trung bình khá. Trong khi đó lượng cung và lực cung đã tăng dần bất kể thị trường tăng hay giảm và chốt phiên cuối tuần cả lượng cung và lực cung đều đã vượt xa so với cầu cho thấy các NĐT lớn đang tích cực muốn sở hữu tiền mặt nhiều hơn.


Như đã phân tích vào ngày 07/09, với những thông tin vĩ mô từ thời điểm hiện tại cho đến cuối năm được dự báo không mấy tích cực thì bức tranh về hệ thống tài chính trong những tháng cuối năm chắc chắn không lấy gì làm sáng sủa. Rủi ro về dòng tiền đã có thể nhìn thấy và rủi ro chính sách vẫn tiếp tục có thể xảy ra khiến việc đầu tư mạnh tay vào TTCK sẽ không phải là ý tưởng hay. Tín hiệu dòng tiền đầu cơ đột ngột xuất hiện trở lại kể từ ngày 25/08 đã khiến CPLS thay đổi quan điểm trong ngắn hạn, nhưng cơ hội cho các NĐT là không dài vì những rủi ro đã nhắc đến trong suốt một tuần qua. Chính vì thế cơ hội sắp tới nếu có sẽ chủ yếu dành cho những NĐT nhạy bén về thông tin, thông tường phân tích và có thời gian theo dõi bảng điện.


Với những đặc trưng riêng của mình ở thời điểm hiện tại thì trong ngắn hạn những thông tin tới từ thị trường thế giới trong tuần tới cũng sẽ không còn tác động nhiều đến TTCKVN nữa, do vậy diễn biến thị trường tuần tới sẽ phụ thuộc vào những yếu tố nội tại trong nước (gián tiếp phản ánh qua thông tư 13 và diễn biến lãi xuất ngân hàng,…). Và từ đó yếu tố tâm lý và dòng tiền tiếp tục sẽ là tâm điểm chi phối mạnh mẽ đến diễn biến của thị trường. CPLS cho rằng thị trường chứng khoán tuần tới sẽ tiếp tục diễn ra một cách kịch tính và VN-Index sẽ đi xuống vào đầu tuần, sau đó tăng điểm dần khi tuần giao dịch mới sắp kết thúc.

* Khuyến nghị:


Thời điểm hiện tại là thời điểm nhạy cảm và vì rủi ro lớn về dòng tiền và chính sách nên khuyến nghị cho những NĐT ít kinh nghiệm, ít thông tin nên hạn chế tham gia thị trường (CPLS đã khuyến nghị nhóm NĐT này ngừng mua và giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu sau ngày 06/09 nhằm bảo toàn đồng vốn và đồng lãi.)


Những NĐT giàu kinh nghiệm vẫn tiếp tục có thể lựa chọn cổ phiếu tốt trong những phiên giảm điểm khá nhằm kiếm lời ngắn hạn, nhưng tỷ lệ cổ phiếu/tiền với nhóm đầu tư này tiếp tục chỉ nên giữ ở mức 50-60% (trong đó phải tính toán để đảm bảo 50% là sẵn có trong tài khoản nhằm hạn chế rủi ro)


Dự đoán: Tuần giao dịch từ ngày 13-17.09.2010 VN-Index giao động trong biên độ từ 435-460 điểm.


Link gốc: http://cophieuluotsong.com/nhandinh....&maDM=1&ID=303


Chúc mọi người tuần giao dịch mới may mắn và thành công.


CỔ PHIẾU CÓ LỰC CẦU MẠNH:

* SÀN HOSE: ALP, BTT, DTT, ICF, PXT, SBS, SGT, SZL, TBC, TDC, TMS.
* SÀN HNX: LTC, CID, CVN, SEB.


DANH SÁCH CỔ PHIẾU THEO DÕI:

* SÀN HOSE: ASM, BTP, HCM, LSS, PHR, VPH.
* SÀN HNX: AME, AVS, BCC, BLF, DCS, EBS, MAC, SDP, SHS, SRA, SRB, VCC, VCR, VTV.


CỔ PHIẾU CÓ KHẢ NĂNG ĐẢO CHIỀU NGẮN HẠN:

* Đảo chiều giảm:
- Sàn HOSE: GMD, HAG, KHA, LIX, PPC, SAM, SEC.
- Sàn HNX: N/A.
* Đảo chiều tăng:
- Sàn HOSE: AGD, BTT.
- Sàn HNX: LTC, SMT.

Nguyễn Trung Kiên