Về lý thuyết thì bác nói đúng.

Nhưng cái chết là gì, bác biết không?.

Nhiệm vụ chính của cảnh sát giao thông là gì ạ?.

Nhưng gần đây nhiệm vụ chính của cảnh sát giao thông là rình để phạt, phạt và phạt.

Ai đời lại đi giao chỉ tiêu phải phạt được bao nhiêu tiền cơ chứ. Thế là các "anh hùng núp" mọc lên nhan nhản.

Tham nhũng nếu dúng như bác nói thì chuẩn. Nhưng ở VN nam ta to hay nhỏ, trên hay dưới đều tham nhũng được hết. Thế nó mới càng chết, càng khó chữa bác ạ.

Nếu chỉ một vài "quan to" tham nhũng thôi thì thật sự chưa đáng ngại, đằng này nó lại từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, cuối cùng nó gần như trở thành một thứ văn hóa "vặt nhau".

Đó là hệ quả của cả một "quá trình".

Người chịu thiệt cuối cùng là ai, đó chính là số đông người dân, những người tiêu dùng cuối cùng phải gánh chịu. Mọi thứ giá cả đã đội lên rất nhiều do quá nhiều khâu "trung gian", mà trong đó cảnh sát giao thông đóng góp một khâu, đội giá là không nhỏ.

Ngân sách có thể thu thêm một phần, nhưng tác hại xấu về mặt XH, con người thì lại không hề nhỏ.

Thật sự những ai đi đường trường mới thấy cái nạn cảnh sát giao thông "vặt" của lái xe như thế nào. Tất nhiên trong đó có cả phần "lái xe", bao gồm, xe kém chất lượng, chở hàng quá tải, dăng kiểm lại không đúng thời hạn... Thế là hối lộ CSGT để được "lợi" cả đôi đường. Và từ đó làm "hư" CSGT. một khi đã "hư" rồi thì "ăn" bao nhiêu vẫn cảm thấy là ít, là chưa đủ. Thế là sinh ra cái "tật" đi "rình", nào là bắn tốc độ, nào là phạt xe chớm vạch, nào là thiếu một cái gương, nói chung là hết phạt lỗi to thì ta đi tìm lỗi nhỏ để phạt tiếp.

Tóm lại hậu quả XH ngày nay là gì???. Đó là toàn dân đều hết thi "ăn" thì lại thi "chạy".

Nào là " ăn hối lộ", "ăn chơi", "ăn chặn", "ăn vụng", "ăn phần trăm lại quả"... đủ các loại "ăn".

Nào là "chạy chức", "chạy quyền", "chạy trường", "chạy lớp", "chạy chỗ làm việc", "chạy tội", "chạy án"... cũng đủ các loại chạy.

Văn hóa gì mà từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên chỉ còn là "thi ăn" và "thi chạy".

Đấy, giáo dục ở đâu, giáo dục cái gì mà để XH như vậy. Có đúng là mất hai thế hệ để làm lại không, đấy là phải làm ngay từ bây giờ. Chứ bây giờ mà vẫn chưa thấy để sửa sai thì không biết là mấy thế hệ nữa. Và nếu không làm thì sẽ hỏng cả một dân tộc.

Chúng ta có Bộ giáo dục, có Ban Văn hóa Tư tưởng, có Bộ Thông tin và truyền thông. Thử hỏi, đã làm gí mà nhân cách lại bị xuống cấp.

Dù rằng XH ta người tốt có nhiều, không thiếu, nhưng họ lại là những người không biết "chạy" và không bao giờ "chạy" nên sẽ chẳng bao giờ được cấp trên trao "ghế".

Cơ chế nào thì sẽ "đẻ" ra một lớp người "cơ hội" để đạt được cái mà "phù hợp".

Mà cơ chế lại do chính con người tạo ra.

Vậy những ai mới có khả năng tạo ra cơ chế?????.

Cuối cùng "lỗi do ai". Hay những người tạo ra cơ chế lại nói một câu rảo hoảnh "lỗi tại cơ chế", Thế là xong, thế là hòa cả làng, thế là ai lại về nhà nấy, vẫn ngủ ngon, vì nghĩ rằng mình chẳng có lỗi gì cả. Vì mình toàn "được", chưa thấy "mất" gì.

Nhưng cái "mất" chắc chắn sẽ nhiều lắm đó.


Xem bài viết: Cần phân biệt giữa "tiêu cực" và "tham nhũng" trong CSGT