-
16-11-2012 10:24 AM #1
[Trading life] 48 giờ làm việc của 1 trader tập sự trên phố Wall
bài chi tiết (click)
Trader là 1 nghề mệt mỏi căng thẳng, đòi hỏi bạn phải học hỏi không ngừng. Trader sau khi close các position của 1 ngày dài giao dịch còn phải vận lộn với các bài research khó nuốt, các báo cáo & phân tích hàng ngày, dự đoán hướng đi của market ngày hôm sau… và chỉ thực sự được thư giãn chút ít khi TT đóng cửa cuối ngày thứ 6.
Dòng hồi kí của người bạn này miêu tả hoạt động của anh ta từ 6:00 sáng tới 6:00 tối ở một ngân hàng đầu tư lớn ởTokyo. Đây là những sự kiện có thật, được đăng trên Businessinsider gần đây, xin được dịch lại toàn bộ hồi kí này phục vụ bạn đọc Vfpress.
6h sáng: Chuông báo thức vang lên, tôi thực sự muốn ngủ nướng thêm tí nữa nhưng với sức mạnh ý chí cao độ, tôi bật dậy khỏi giường vì tôi cần phải gấy ấn tượng với sếp và đồng nghiệp
6:30: Tôi dùng bữa sáng với trà đóng chai và bánh gạo mua ở tạp hoá. Tôi nghe bản tin kinh tế trên trang Nikkei Shimbun với chương trình (tương tự như Nhật báo Wall Street) trên đường đi làm
6:50: Tôi là một trong những người đi làm sớm nhất công ty. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi biết chắc rằng sếp tôi chưa tới văn phòng vì thỉnh thoảng ông ấy cũng đến văn phòng khá sớm
Tôi đã tự hứa với bản thân mình rằng tôi sẽ chứng tỏ cho sếp tôi thấy tôi là một lính mới chăm chỉ như thế nào. Tôi vội vàng bắt đầu công việc tìm kiếm dữ liệu (chẳng hạn như báo cáo nghiên cứu, tóm tắt về thị trường thế giới, dữ liệu tỉ giá mới nhất…) rồi đặt lên bàn của mỗi Trader ở đó trong khi luôn tự hỏi rằng liệu có bao nhiêu thằng thực sự đọc những tài liệu của tôi làm ra
8:00 sáng: Bàn giao dịch của tôi gần như đã đầy kín. Tôi vừa phải đọc nhanh các bài báo trên các website tài chính và Bloomberg, chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết trong khi vừa phải nói chuyện với mọi người cho tới cuối ngày (Lưu ý là có rất nhiều Trader tập sự không thể truy cập website của Bloomberg vì phí của nó rất đắt - $1500 USD/ tháng). Tôi cố gắng dự đoán tin tức sẽ ảnh hưởng lên thị trường trong ngày như thế nào
8:15 sáng: Tất cả Trader chứng khoán đã tới bàn của họ. Fixed income trading nằm trên 1 tầng khác. Mọi người tập trung lại cuộc họp
Trader chuyên trách về từng mảng riêng biệt hoặc là theo từng loại giao dịch: vanila equity, quyền chọn, Portfolio trading, agency trading…đưa ra cái nhìn tổng quan về diễn biến của ngày hôm trước và những dự đoán của họ cho các phiên giao dịch tiếp theo
Những điều đã xảy ra qua đêm tại các thị trường Mỹ / châu Âu cũng là một điểm thảo luận tự nhiên vì thị trường có xu hướng nối đuôi nhau
Đôi khi tôi cố gắng hết sức để hiểu tất cả các thuật ngữ hoặc các khái niệm đặc biệt của các ý kiến của họ, nhưng nhìn chung, tôi có thể nắm bắt những gì họ đang nói. Mọi người đều nói bằng tiếng Anh tại cuộc họp nhưng nhiều khi họ lại dùng tiếng Nhật để trả lời
9:00 sáng: Thị trường chứng khoán Nhật mở cửa. Sau khi được sự cho phép, sáng nay tôi ngồi cạnh một Trader về Equity option. Tôi chắc chắn rằng mình phải giữ im lặng tuyệt đối vì đây là khoảng thời gian bận rộn nhất của họ
Anh ta mở 6 màn hình, trong đó Excel trên 2 màn hình, mở Bloomberg (biều đồ) trên 2 màn hình khác, Reuter mở 1 màn hình còn lại là Microsoft Outlook. Số liệu trong file Excel update từng giây 1. Tôi để ý thấy những người Trader đang nhíu mày và tự hỏi tại sao lại thế
10:00 sáng: Tôi chờ cho tới khi anh ta ít bận rộn hơn và hỏi anh ta về những gì đã xảy ra. Rõ ràng Gamma của anh ta đã không được hedge như đã tính - ngay sau khi thị trường mở cửa gamma tăng lên một mức độ cao hơn so với anh ta đã tính trước, có nghĩa là có nhiều rủi ro hơn anh ta kì vọng.
Tôi gật đầu biết ơn vì tôi biết rằng một số người khác sẽ không buồn trả lời câu hỏi của tôi.
11:30 trưa: Hôm nay là một ngày biến động trên thị trường, thậm chí cácTrader không cảm thấy thoải mái khi rời khỏi bàn làm việc của họ để ăn trưa. Tôi phải tới McDonald’s để mua hambugar cho họ. Tôi thấy ổn cả khi làm những việc như vậy. Sau tất cả, tôi thấy dù sao mình vẫn tốt hơn những thực tập viên bên Liar’s Poker
12:30 trưa:Giờ, mắt và cổ của tôi cảm thấy mỏi vì phải nhìn vào 6 màn hình 1 lúc trong khi phải ngồi ngay mé bàn. Dù gì thì diễn biến thị trườngđang chậm lại, nên tôi quay lại bàn của mình, đọc tin tức và tổng hợp lại thông tin thị trường giữa ngày
Sếp phân công tôi làm trong bộ phận phân tích cổ phiếu nhưng tôi biết tôi không thể nào nhận được bất cứ công việc nghiêm túc nào để làm cho tới buổi chiều muộn
1:30 chiều: Tôi đoán là mình đã làm phiền người Trader này cả ngày rồi vì thế tôi cố gắng tìm ai đó khác mà có thể cho tôi ngồi bên cạnh để học hỏi thêm. Tôi sang ngồi cạnh 1 người Trader cổ phiếu đang chỉ tập trung mải miết vào cổ phiếu bán lẻ. Thật không may, ông là một người hướng nội, và thật khó để làm cho anh ta phải nói nhiều. Tôi quan sát thấy rằng anh ta vừa thực hiện 2 trade cho phần còn lại của ngày hôm nay
3:00 chiều: Thị trường cổ phiếu Nhật đóng cửa phiên giao dịch. Dĩ nhiên, sau giờ giao dịch, rất nhiều việc cần phải làm xong. Người Trader đứng lên đi vào phòng uống café và tôi cũng tranh thủ đi theo học lóm
Tôi cảm ơn anh ta 1 lần nữa vì đã đễ cho tôi ngồi lại bên cạnh và tôi cố gắng bình luận quan điểm của mình cũng như ý kiến của anh ấy về những gì đã diễn ra trên sàn ngày hôm nay. Anh ta nói rằng tôi là một thực tập viên có kiến thức và anh ta khá ấn tượng với tôi. Tôi tự nhủ trong đầu “yes, mình đã tiến gần hơn để được nhận vào làm rồi đấy”
4:00 chiều: tôi đi uống café với 1 anh mới vào làm mà chúng tôi đã sắp xếp trước đó, anh ta cũng không lớn hơn tôi là bao nhiêu.
Là một Trader hạng bét, không phải ai cũng sẵn sàng đi uống café với bạn – và thỉnh thoảng bạn sẽ học được nhiều điều hay ho từ người khác hơn là từ đại bàng của mình.
Tôi hỏi anh ta một số thông tin: về người Trader nào dễ tiếp cận? Chính xác làm sao đễ có thể nói chuyện với họ? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ đưa ra quyết định sai lầm? Chúng tôi còn bàn luận xem cô gái nào xinh xắn trong công ty
5:00 chiều: Sếp dẫn tôi tới 1 phòng họp nhỏ nơi mà tôi phải dự cuộc họp kéo dài tầm 10 phút hàng tuần đễ kiểm tra xem tôi đã học được nhiều chưa, tôi cảm thấy hứng thú với phần nào nhất? Tôi có câu hỏi nào không? Ông ấy lặp lại rằng sự cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, tôi phải thực sự nỗ lực làm việc để gây ấn tượng với mọi người rằng tôi muốn thật sự được nhận vào làm ở đây
5:30 chiều: Tôi bắt đầu làm việc với nhóm dự án phân tích cổ phiếu 1 lần nữa. Bằng cách tải dữ liệu (cả PTCB lẫn phân tích kỹ thuât) trên trang Blomberg sang file Excel hàng ngàn cổ phiếu. Tôi phải tính toán và chia chúng thành nhóm cổ phiếu mua dài hạn và cái nào là trading ngắn hạn. Đây chỉ là một trong số rất nhiều dự án tôi đang làm
7:00 tối: Mọi người bắt đầu ra về. Tôi đi 1 vòng sàn giao dịch, cố gắng tìm ra 1 người nào đó không vội vã trở về nhà để hỏi thăm 1 ngày làm việc của họ như thế nào
Thỉnh thoảng có 1 số người lúc đó cảm thấy dễ chịu và không có khó khăn gì khi bắt chuyện với họ
7:30 tối: tôi nhận 1 email với đường link tới 1 bản báo cáo kinh tế dài 50 trang từ đội nghiên cứu. Tôi phải dừng lại mọi chuyện để đọc lướt qua bản báo cáo đó
8:00 tối: Hầu hết mọi người đã rời khỏi văn phòng, sao sếp tôi vẫn còn ở đây
8:30 tối: Cuối cùng đại bàng của tôi cũng về nhà (Phù!) Tôi cố gắng đợi ít nhất là 15 phút nữa sau khi sếp đi để chứng tỏ là không phãi sếp mới về mà tôi cũng ra về theo. Mặc dù là không được thực hiện các giao dịch như ở ngân hàng đầu tư, nhưng bạn cũng không muốn rời khỏi văn phòng trước sếp mình, đặc biệt là một thực tập sinh
9:00 tối: Tôi đi ăn tối với 1 người bạn và bạn bè cô ấy. Khi tôi đến, hầu hết đã ăn xong nhưng ít nhất tôi cũng kịp tới để chào họ
11:00 tối: Về tới nhà, tôi tính sẽ đi ngủ sau 30 phút nữa nhưng sau khi kiểm tra mail, tôi phải thức tới giữa đêm và phải gắng gượng khi nghĩ về ngày mai thật khó khăn để thức dậy sớm đi làm. Sau đó tôi nghĩ về những người bạn của mình cũng đang thực tập ở ngân hàng đầu tư vẫn còn phải ở lại công ty rồi cảm thấy mình vẫn tốt hơn họ
NGÀY THỨ 2
5:40 sáng: Thức dậy. Tôi phải báo thức sớm hơn vì ngay hôm qua tôi đã gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc đúng giờ. Tôi đập đập vào đầu mình để tỉnh táo
6:30 sáng: Tôi đến công ty…chỉ có duy nhất một người ở đó. Hmm, có phải tôi làm việc quá chăm chỉ không? Tôi tự nói với bản thân rằng thật là tuyệt nếu dù chỉ 1 ngày tôi được làm việc như 1 nhân viên “full-time” thật sự, dù chỉ là 1 trading hạng bét. Sau đó tôi bắt đầu copy những dữ liệu nghiên cứu cần được xuất ra sau đó
7:00 sáng: Tôi đã không nhận ra máy photocopy bị kẹt đã 15 phút, tôi phải dùng tới 3 máy thay vì 2 như thường lệ
8:00 sáng: Trước khi tới cuộc họp của những người retail Trader, tôi phải đến 1 cuộc họp nhỏ hơn của những người agency trader, toàn người Nhật (agency trader’s meeting). Những người này có phụ trách thực hiện những giao dịch do các tổ chức lớn như quỹ tương hỗ yêu cầu
Họ chủ yếu nói là về tin tức và diễn biến thị trường ở nước ngoài, nhưng họ cũng nói về cách đánh trận của ngày hôm trước, và về một bản báo cáo nghiên cứu mà công ty chúng tôi xuất ra như thế nào mà có nhiều lệnh chất trần cho 1 cổ phiếu. Cuộc họp kéo dài khoảng 10 phút.
9:00 sáng: Thị trường cổ phiếu Nhật mở cửa. Những tiếng đồng hồ đầu tiên, tôi ngồi cạnh đội Agency Trader, họ thực sự là rất khác so với proprietary trader vì mọi quyết định đều phải thông qua khách hàng – người trader chỉ có quyền quyết định là chia nhỏ lệnh thành những giao dịch nhỏ và thực hiện chúng khi nào
Tôi ngồi cạnh 1 người Trader làm việc trong này cũng lâu, người ấy có khả năng thực hiện giao dịch trong khi vừa nhìn màn hình vừa nói chuyện cùng lúc với tôi
Tôi cầu nguyện rằng anh ta sẽ không gây ra bất cứ sai sót nào trong khi vừa làm vừa nói chuyện với tôi. Thật may mắn, anh ta không có hội chứng ngón tay béo. Anh ấy có 4 màn hình, 1 là để submit lệnh và những chi tiết lệnh khác, 2 là biểu đồ của Bloomberg, 1 dùng đọc mail. Tôi có thể hỏi hàng tá câu hỏi với người này, nhiều hơn thường lệ
11:00 trưa: Thị trường đóng phiên giao dịch để nghỉ trưa. Tôi đi ăn cùng với những người Agency , họ rãnh rỗi hơn nhưng người Trader khác vì họ không phải làm quá nhiều phân tích
Một nữa câu chuyện chúng tôi xoay quanh các giao dịch, phần còn lại thì bàn về người Nhật nổi tiếng. Kiến thức về những người nổi tiếng giúp tôi thắt chặt quan hệ với họ. Điều này có lẽ làm tăng cơ hội vào đây làm việc không? Sau đó tôi nhận ra rằng việc thắt chặt mối quan hệ và được yêu mến là khá quan trọng để được nhận vào làm
Một lưu ý: Đây là một điều quan trọng và thường bị bỏ qua. Nếu muốn được chấp nhận, mọi người phải yêu mến bạn, đặc biệt là thực tập sinh. Ngay cả việc đi phỏng vấn cũng như vậy
12:30: Tôi ngồi yên cho tới khi phiên giao dịch đóng cửa lúc 3:00 chiều bởi vì những người Trader dường như không thích bị làm phiền. Gần về cuối ngày, tôi cảm thấy chán và mệt mỏi nhưng tôi ráng nghĩ ra những câu hỏi mới cho họ
3:30 chiều: Trước đó tôi có hẹn café với 1 anh bên Sale Trader nhưng anh ấy đã hủy vài giây trước. Tôi nên từ bỏ việc cố gắng nói chuyện với anh ta
4:00 chiều: Đại bàng của Prop Trading đang có cuộc họp với những Trader thì bất ngờ ổng gọi tôi và 1 bạn thực tập nữa vào phòng họp. Ông ta muốn chúng tôi tính toán phần hoa hồng trading và tôi phải thu thập thông tin cần thiết để làm việc đó
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy khoảng chênh lệnh lớn khi mà ngân hàng đầu tư không hề theo dõi cẩn thận hoa hồng kinh doanh của mình. Nhưng sau đó, tôi nhận ra rằng thậm chí đến những quỹ tài chính lớn nhất còn gặp rất nhiều vấn đề mà bạn không thể tưởng tượng nổi
Tôi nghĩ về việc làm thế nào có được 1 dự án phân tích kinh doanh lớn như thế và một dự án nghiên cứu cổ phiếu, công việc càu nhàu và những thứ linh tinh khác mà tôi phải làm nhưng cùng lúc đó tôi không thể từ chối và nói không với các yêu cầu. Người đàn ông này là Tổng giám đốc vì thế tôi cần gây ấn tượng với ông ấy. Thật may, những bạn thực tập khác tuyên bố xin lỗi vì không thể làm được
4:30 chiều: Nghĩ giữa buổi, tôi bước xuống lầu và chắc chắn rằng không có người nào tôi biết ở đó, sau đó tôi ăn 1 miếng sandwich trong khi xoa bóp cổ và mắt. Tôi không muốn làm cho bất cứ ai cảm thấy căng thẳng vì mình
5:00 chiều: Tôi dùng 1 tiếng đồng hồ để phân loại ra 1 vài VBA Excel để làm cho dữ liệu của tổ chức tiến hành 1 cách tự động trong bảng tính phân tích của mình. Sau 1 vài lần thử nghiệm và sai sót, cuối cùng tôi cũng đã làm được
Người thực tập viên kia thì bị hút vào file Excel và đang gặp rắc rối với bảng phân tích của mình vì thế anh ta tới làm phiền tôi với những câu hỏi của mình. Tôi tự hỏi sao 1 người học cao học lại biết về Excel ít hơn cả tôi nhỉ
7:30 tối: tôi ăn ramen. Chẳng cần biết nó có dinh dưỡng hay rẻ không, tôi vẫn thích ăn
8:00 tối: tối thấy thật sự mệt, thay vì tiếp tục làm việc dự án của mình, tôi chỉ đọc hàng tấn bài viết tài chính. Chẳng ai them quan tâm tôi làm gì đâu mà
8:30 tối: Một nữa nhân viên vẫn còn ở đây, hầu hết là junior. Họ đang làm gì vậy nhỉ? Tôi đi qua và nói chuyện với họ - Họ đang lên kế hoạch và phân tích các giao dịch cho ngày mới
Tôi có thể kết luận rằng nếu những con người này không phãi là người nghiện công việc. Họ có lẽ sẽ chẵng phải ở đây. Sau đó, nếu bạn kiếm được hay lỗ hàng triệu đô 1 ngày, thỉnh thoảng làm việc qua đêm có thể bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thoải mái khi xa công việc
9:00 tối: Tôi về nhà, nấu mì với cá đóng hộp, rong biển và nước tương rồi ăn, vừa coi những video Nhật. Thật sự cũng khá thoải mái đó chứ. Rồi tôi đọc cuốn “ Future, Option, & các Derivatives khác" của John Hull.
11:00 tối: Tôi bò lên giường. Wow, bây giờ tôi sẽ được ngủ tới 7h
NGÀY THỨ 3
6:00 sáng: Thức dậy và như thường lệ
[Cuộc đời trading của các bạn có nét nào tương đồng với a bạn này không?]
theo vfskype: trunghieuffb
phone: 0943.688.088
-
Có 7 thành viên đã cám ơn trunghieuffb :
boyfyjero (31-08-2013), duyenht (15-07-2013), minhduy1512 (10-02-2014), phamnguyen2010 (06-05-2013), studentxxi (16-07-2013), tungtangcf (28-05-2013), tuyentt91 (18-07-2013)
-
27-06-2013 12:55 AM #2
- Ngày tham gia
- Apr 2012
- Bài viết
- 2
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
bài viết hay wa, như thế này đã cho mình thấy toàn cảnh của chứng khoán phố wall nổi tiếng
-
15-07-2013 08:26 AM #3
Member- Ngày tham gia
- Oct 2003
- Bài viết
- 365
- Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi
Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật PTKT và đầu tư trên thị trường chứng khoán
Kinh nhỉ. Áp lực ở NN đúng là lớn hơn ở Việt Nam nhiều
Cuộc đời tàn nhẫn nuôi anh lớn
Xã hội khốn nạn dạy anh khôn
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
tradingpro8x (06-08-2013)
-
18-07-2013 11:10 AM #4
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật PTKT và đầu tư chứng khoán
Nhưng bù lại nó có quy củ logic hẳn hoi chứ không dở dở ương như các bác nhà mình
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
1nightdream (16-09-2013)
-
06-08-2013 08:35 AM #5
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật PTKT và đầu tư trên thị trường chứng khoán
Tuy nhiên hãy trở lại câu hỏi ban đầu, một ngày làm việc bình thường tại những quỹ thế này diễn ra như thế nào?
A: Một nhân viên về phân tích định lượng có thể sẽ phải làm những công việc hàng ngày như sau :
Tìm kiếm ý tưởng – Họ sẽ phải đọc các tài liệu về học thuật, tham gia các hội thảo và nói chuyện với các đồng nghiệp khác để tìm kiếm ý tưởng ; sau đó họ sẽ tìm kiếm dữ liệu và viết phần mềm để thử nghiệm ý tưởng mà họ vừa nghĩ ra.
Áp dụng những ý tưởng đó vào giao dịch thực tế - Họ sẽ xây dựng các mô hình để vận dụng ý tưởng trên vào giao dịch, theo dõi kết quả, rủi ro của những giao dịch đó ; tinh chỉnh lại mô hình khi cần thiết.
Giao dịch tốt hơn – Họ sẽ nói chuyện với các trader, dealer, brokers để có được điều kiện giao dịch tốt hơn, với phí giao dịch thấp cùng với những « nhượng bộ » khác để có thêm lợi nhuận cho mỗi lần giao dịch.
Kêu gọi quỹ và tuyển dụng – Những nhiệm vụ này có thể mất ít thời gian hơn so với phần còn lại, nhưng thỉnh thoảng các Quants sẽ nói chuyện với những nhà đầu tư mới để gây quỹ hay phỏng vấn các ứng viên cho vị trí mới.
Bạn sẽ không phải sắp xếp lịch làm việc quá chu đáo bởi nó sẽ phụ thuộc phầ lớn vào những diễn biến trên thị trường – nó không quá điên cuồng cũng như kinh khủng như tại các ngân hàng đâu tư nhưng tôi chắc chắn đã thấy rất nhiều người phải ở lại làm việc muộn cũng như ở lại công ty vào những dịp cuối tuần.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
1nightdream (16-09-2013)
-
07-08-2013 04:04 PM #6
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Lái tàu - Anh là ai?
Để có bằng chứng xác thực CP có bị thao túng, có “đội lái” hay không là rất khó. Chỉ cơ quan quản lý giám sát thị trường mới có thể xác định điều này.
Có những dấu hiệu nhận biết
Để có bằng chứng xác thực CP có bị thao túng, có “đội lái” hay không là rất khó. Chỉ cơ quan quản lý giám sát thị trường mới có thể xác định điều này. Còn với NĐT, điều họ quan tâm chỉ là việc kiếm lời và bảo vệ túi tiền của mình. Vì vậy các NĐT không thể khẳng định mà chỉ nên nhận biết CP có thể có “đội lái” qua những dấu hiệu ở 2 yếu tố phân tích cơ bản (mà cũng không hẳn vì giao dịch thì nó lại liên quan đến phân tích kỹ thuật): Thông tin DN và diễn biến giao dịch của CP.
Về phía DN, NĐT cần tìm hiểu xem DNNN CPH hay DN tư nhân? Nếu là DNNN CPH thì đã được tiến hành lâu chưa? Thông thường DNNN CPH đã lâu và lượng CP trôi nổi ngoài thị trường nhiều sẽ không phải là lựa chọn của “đội lái” vì khó kiểm soát CP.
Ngoài ra cần để ý tới DN tư vấn niêm yết. Xem lại giao dịch những CP Cty đó đã tư vấn có dấu hiệu bị thao túng khi niêm yết không? Nếu có thì cần theo dõi bởi đó cũng có thể là cơ hội nếu biết tận dụng. Kinh nghiệm cho thấy những tổ chức nhỏ thường ít trở thành “lái tàu” sau khi tư vấn niêm yết CP do nguồn lực hạn chế.
NĐT cũng cần để ý tới sự chính xác của thông tin do lãnh đạo DN đưa ra, ví dụ như DN tiền mặt ít nhưng thông báo mua vào CP, hay kết quả kinh doanh bình thường nhưng đưa ra chiến lược, mục tiêu kinh doanh hoàng tráng. Nếu người chủ DN không biết giữ uy tín của mình thì họ cũng sẽ sẵn sàng nói dối vì lợi ích cá nhân thay vì lợi ích DN và cổ đông. “Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn mà những DN thể hiện ra vẻ có tiềm lực, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh một cách thường xuyên hơn thì NĐT càng phải cẩn thận”- anh H nhấn mạnh.
Tiếp đến, NĐT cần theo dõi giao dịch CP. Những dấu hiệu này không thể che giấu. Trước tiên là khối lượng giao dịch của CP. Nếu số lượng CP lưu hành là 10 triệu CP mà mỗi phiên giao dịch thường xuyên ở mức 500.000 đến 1 triệu CP là dấu hiệu cần chú ý.
Có nhiều lý do để “đội lái” phải giao dịch thường xuyên, khối lượng lớn mặc dù mất phí. Có thể “đội lái” DN muốn CP lọt vào danh sách cho vay ký quỹ của các CTCK hay đơn giản là tạo lòng tin cho NĐT về thanh khoản của CP.
“Đã có trường hợp CP năm trước giao dịch lèo tèo chỉ 30.000 CP/phiên, sang đến năm sau bất ngờ tăng vọt lên 70.000-80.000 CP/phiên, liên tục đều đặn. Đấy gần như chắc chắn co “đội lái” tham gia. Tuy nhiên, những CP như vậy là “đội lái” làm giá khá phô”- anh H ví dụ.
Theo anh H, thường nếu chỉ có NĐT bình thường thì các bước giá khá thưa, nếu có sự thao túng thì gần giá giao dịch bình thường xuất hiện mức giá mà khối lượng đặt mua, bán tăng vọt, gấp 5-10 lần. Các CP có biến động mạnh, bất ngờ như tăng trần liên tiếp, khối lượng tăng mạnh thậm chí lọt vào top khối lượng giao dịch với thị trường bình thường. Đây có thể là chiêu PR của “đội lái” nhằm thu hút sự quan tâm của giới đầu tư tới CP trong bối cảnh thị trường ảm đạm.
Lựa “tàu” để nhảy
Biết TTCK như vậy, có nhiều cạm bẫy nhưng cũng có cơ hội. Để tìm được cơ hội đầu tư tốt, thậm chí là những CP có lái, NĐT cần tỉnh táo và khôn ngoan trong từng giao dịch.
“Lái tàu” cũng có nhiều dạng. Có dạng “lái tàu” chỉ trung thành với một vài CP, đều đặn hàng năm giao dịch CP đó, tạo sóng, giữ giá CP và kiếm lời. Loại thứ 2 là “lái tàu” một lần rồi thôi. Thường là tìm 1 CP bình thường, DN ít tên tuổi, vị thế trong ngành không có, chịu tác động mạnh từ biến động kinh tế vĩ mô. Với “tàu” kém như vậy, “đội lái” chỉ tạo sóng 1-2 lần rồi thôi và một đi không trở lại.
Vì vậy NĐT nên tìm những CP có “lái tàu” thâm niên, chọn thời điểm thích hợp để mua CP. Thường những CP tốt, vị thế ngành vững chắc, DN có thị trường ổn định, ảnh hưởng biến động vĩ mô tới ngành nghề kinh doanh ít hơn ngành khác. Ví dụ những CP thuộc ngành thiết yếu như dịch vụ ăn uống, tiêu dùng, sữa, than, điện; có thể có “lái tàu” nhưng ít rủi ro hơn rất nhiều mà vẫn có cơ hội cho NĐT kiếm lời.
Một kinh nghiệm của anh H là tìm CP được đồng thời nhiều CTCK, tổ chức tư vấn khuyến nghị. Có thể một vài Cty khuyến nghị theo đơn đặt hàng của “đội lái” nhưng nếu được nhiều bên đề xuất thì chắc chắn CP đó có “phẩm chất” nhất định. Còn những CP của DN kinh doanh thua lỗ mà có “đội lái” đánh lên thì tuyệt đối không nên mua vì rủi ro mất vốn rất lớn.Last edited by tradingpro8x; 07-08-2013 at 04:15 PM.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
1nightdream (16-09-2013)
-
16-09-2013 02:39 PM #7
Member- Ngày tham gia
- Oct 2003
- Bài viết
- 365
- Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi
---NHỮNG NGHỀ NGHE HÀO NHOÁNG NHƯNG LƯƠNG THẤP BẤT NGỜ---
Có những công việc nghe hào nhoáng, tưởng chừng như kiếm được rất nhiều tiền nhưng lại có mức lương thấp bất ngờ.
1. Nhân viên ngân hàng
Hỏi chuyện 10 nhân viên ngân hàng thì đa số đều than thở là đừng có mà vào làm, khổ lắm, lương thấp lắm. Theo khảo sát, hiện nay nhân viên mới vào làm ngân hàng chỉ được hưởng mức lương cứng từ 2,5 đến 4 triệu đồng/tháng (đối với những ngân hàng trong nước). Thậm chí có ngân hàng không trả lương cứng cho nhân viên mới vào trong thời gian thử việc mà chỉ trả lương kinh doanh theo phần trăm công việc. Chưa kể cứ vài tháng lại xét đuổi việc một lần.
Tình trạng phổ biến hiện nay ở các ngân hàng tư nhân Việt Nam là người ra người vào như đi chợ. Các ngân hàng đăng tin tuyển dụng liên tục, có khi cùng 1 vị trí, cùng 1 nơi làm việc mà tháng trước tuyển, tháng sau lại tuyển tiếp. Rất nhiều người nghỉ việc chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, phần vì chỉ tiêu nặng, phần vì lương lèo tèo.
Chị Dung (32 tuổi), nhân viên kiểm quỹ của một ngân hàng ở Hà Nội chia sẻ “Mang tiếng hàng ngày tiếp xúc với tiền, làm việc sổ sách toàn ghi con số lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng nhưng thực tế chẳng có xu nào trong túi.”.
2. Nhân viên kinh doanh chứng khoán
Ngày ngày khớp hàng trăm lệnh mua bán chứng khoán - tương đương với số tiền ảo tính theo đơn vị tỷ đồng. Tuy nhiên, lương của một nhân viên chứng khoán (phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, môi giới...) mới đi làm chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng.
Thời điểm vài năm về trước, các nhân viên chứng khoán còn kiếm thêm được nhờ việc tự doanh cho chính mình. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, khi kinh tế lao đao và chỉ số chứng khoán chao đảo, thị trường ảm đạm, nguồn thu này không còn màu mỡ với các nhân viên chứng khoán như trước.
Hơn nữa, nghề này có tính đào thải rất cao. Chị Hương (29 tuổi), nhân viên môi giới chứng khoán ở Hải Phòng tâm sự: “Dù đã là nhân viên chính thức nhưng mình vẫn có nguy cơ bị sa thải bất cứ lúc nào. Gánh nặng doanh số lúc nào cũng đè lên vai. Trong khi thời điểm này có mấy ai chơi chứng khoán. Khách hàng rút khỏi thị trường nhiều vì không kiếm được lãi. Chắc tháng này mình cũng bị cho thôi việc, mấy tháng rồi không đạt chỉ tiêu doanh thu.”
3. Nghề môi giới bất động sản
Thêm một nghề nữa luôn tiếp xúc với khối tài sản kếch xù mà thu nhập chẳng được bao nhiêu, đó là nghề môi giới bất động sản.
Kể từ khi thị trường nhà đất đóng băng, nghề này đang từ thời hoàng kim trở nên hết chỗ sống. Một “cò đất” tâm sự rằng thời hoàng kim năm 2007, anh từng kiếm được 70-80 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, anh đã phải bỏ nghề, ở nhà phụ giúp vợ bán quán.
Với giá nhà đất xuống thảm hại, có căn được rao bán với giá chỉ 2.000 đồng/m2 mà vẫn chẳng ai mua, nghề môi giới bất động sản gần như không còn chỗ sống. Những người môi giới làm việc tại các công ty chuyên nghiệp cũng chỉ còn mức lương cứng từ 2-4 triệu đồng/tháng vì thị trường quá ế ẩm.
Đa phần những người làm môi giới bất động sản phải chuyển sang kiếm cơm bằng nghề khác hoặc làm thêm nghề tay trái. Thời hoàng kim của nghề này nay đã tàn lụi.
4. Mở showroom ô tô
Ít ai nghĩ rằng chủ của một showroom với cả chục chiếc ô tô trị giá hàng tỷ đồng như Trung lại phải đi vay tiền để… ăn hàng tháng. Ngồi trong showroom tráng lệ của mình, Trung thở dài thườn thượt kể lể: “Cả tháng nay chẳng bán được chiếc nào. Ế ẩm lắm. Thu thì bằng 0 mà chi thì vô số khoản: tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên, tiền tiếp thị, lãi ngân hàng,… Tôi sắp ôm đống xe tiền tỷ này phá sản đến nơi rồi.”
Tình trạng của Trung cũng là tình trạng của nhiều người làm nghề kinh doanh ô tô khác. Kinh tế khó khăn, nuôi một con xe ô tô chẳng dễ dàng gì khi muôn thứ tiền đổ vào nó: tiền xăng, tiền bảo dưỡng, tiền gửi xe… Bởi vậy, nhu cầu mua xe của người dân giảm hẳn. Nhiều showroom rơi vào tình trạng buôn bán ế ẩm, nợ nần chồng chất và phải phá sản giữa đống hàng hóa “sang chảnh” của mình.
Không chỉ có ô tô, nhiều người kinh doanh các mặt hàng “đẳng cấp cao” khác cũng lâm vào tình trạng khó khăn không kém. Hàng loạt cửa hàng nữ trang, đồ điện gia đụng đắt tiền, nội thất,… lao đao trong thời buổi kinh tế khủng hoảng.Cuộc đời tàn nhẫn nuôi anh lớn
Xã hội khốn nạn dạy anh khôn
-
10-02-2014 11:14 AM #8
- Ngày tham gia
- Jan 2012
- Đang ở
- Ho Chi Minh
- Bài viết
- 10
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
áp lực nhỉ, trader bên mình cuối ngày toàn về ăn nhậu
-
11-02-2014 07:55 AM #9
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Do TTCK bên mình chưa phát triển thui, chứ vài năm nữa không cải thiện là khối ngoại nó chèn cho mà chết ngay
-
18-02-2014 08:41 AM #10
phải rồi bác, short sell mình còn chưa làm dc. thị trường phát triển hơn lái kiểu này chắc chết
skype: trunghieuffb
phone: 0943.688.088
-
18-02-2014 09:32 AM #11
- Ngày tham gia
- Feb 2014
- Bài viết
- 9
- Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi
Chị Dung (32 tuổi), nhân viên kiểm quỹ của một ngân hàng ở Hà Nội chia sẻ “Mang tiếng hàng ngày tiếp xúc với tiền, làm việc sổ sách toàn ghi con số lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng nhưng thực tế chẳng có xu nào trong túi.”.
-
07-03-2014 08:47 PM #12
- Ngày tham gia
- Mar 2014
- Bài viết
- 36
- Được cám ơn 3 lần trong 2 bài gởi
em thấy cái nv ngân hàng thấp bất ngờ chẳng qua là do lương sếp cao còn lương nv bèo nên cộng lại chia ra thấy khá nhưng thật chất thì đâu ai biết
-
07-03-2014 10:37 PM #13
- Ngày tham gia
- Mar 2014
- Bài viết
- 1
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
trunghieuffb (24-11-2015)
-
08-03-2014 10:44 AM #14
Member- Ngày tham gia
- Oct 2003
- Bài viết
- 365
- Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi
Phân tích kỹ thuật PTKT - Kinh nghiệm phân tích đầu tư
Trader là đỉnh cao mà bạn. Những ai năng động và giỏi giang, biết phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản đều thích cái này cả
Cuộc đời tàn nhẫn nuôi anh lớn
Xã hội khốn nạn dạy anh khôn
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
tigeran (13-03-2014)
-
13-03-2014 10:14 AM #15
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Các cụ phân tích kỹ thuật nên dọc bài này
http://vietstock.vn/2014/03/cu-dem-t...759-335814.htm
-
17-04-2014 03:40 PM #16
Gold Member- Ngày tham gia
- May 2007
- Bài viết
- 2,327
- Được cám ơn 417 lần trong 328 bài gởi
Ai tranh mua giá xanh hôm nay rủi ro quá lớn
-
22-11-2015 08:32 PM #17
trader việt đi mần 8h về là nốc cồn phủ phê
skype: trunghieuffb
phone: 0943.688.088
-
24-11-2015 01:49 PM #18
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 11
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
1 ngày làm cái này chác về bung đầu luôn khỏi ngủ p
-
27-11-2015 10:12 PM #19
trung quốc cấm daytrader
skype: trunghieuffb
phone: 0943.688.088
-
02-04-2016 05:19 PM #20
- Ngày tham gia
- Apr 2012
- Bài viết
- 11
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
vần vần quần quật suốt ngày. Vất vả lắm các bác
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
"Nhật báo Phố Wall” kêu gọi "chứng khoán Việt Nam – không mua bây giờ sẽ hối hận. Cơn điên của dòng tiền
By daibua in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 04-03-2012, 12:31 AM
Bookmarks