20 cổ phiếu thuộc VN30 có mức tăng trên 16% trong năm 2012 trong khi VN-Index tăng 12%. HSGDRChai mã tăng gấp đôi trong năm 2012.

Tính theo số liệu ở thời điểm 14/12/2012, VN-Index tăng 12% so với năm 2011, đang “tạm” ở mức 392 điểm.
Thống kê của cho thấy trong số 30 cổ phiếu trong rổ VN30 chỉ có 5 mã giảm giá so với cuối năm 2011 là GMD (giảm 2%), VIC (giảm 3%), FPT (giảm 11%), ITA (giảm 18%) và BVH giảm 20%.
Trong số 25 cổ phiếu tăng giá trong năm 2012 thì có 20 cổ phiếu “chiến thắng thị trường” tức là có mức tăng trên 12% so với mức tăng của VN-Index.



2 quán quân tăng điểm là HSGDRC với mức tăng lần lượt là 135% và 116% trong năm 2012. Mặc dù toàn thị trường bị ảnh hưởng mạnh bởi cơn bão tháng 8 và tháng 9/2012 khi một số lãnh đạo ngân hàng bị bắt song HSGDRC gần như bảo toàn được kết quả tăng điểm trong năm.
Không thể phủ nhận hai cổ phiếu này khi được chọn vào rổ VN30 đã tăng mạnh cả về thanh khoản và thu hút được sự chú ý của giới đầu tư. Mặc dù ngành thép nói riêng và ngành vật liệu xây dựng lao đao trong năm 2012 khi thị trường BĐS xuống dốc không phanh, song 11 tháng HSG vẫn lãi 338 tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch lợi nhuận niên độ 2011-2012.
Trong khi đó, DRC 9 tháng đầu năm lãi 218 tỷ đồng, cũng vượt kế hoạch năm hơn 26%.

Nhóm tiếp theo tăng trưởng trên 50% trong năm 2012KDC (tăng 92%), CII (80%), DPM (64%), VNM (54%), HPG, REE (51%).
KDC đã tăng rất mạnh trong tháng 11/2012 sau khi công bố lãi sau thuế gần 320 tỷ đồng trong quý 3/2012, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng KDC cũng là tác nhân kéo cổ phiếu này tăng điểm.
CII, DPM, VNM tăng trưởng mạnh nhờ chính sách cổ tức tốt cũng như hoạt động kinh doanh khả quan trong năm 2012, 9 tháng CII lãi ròng gần 360 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 15%, DPM 9 tháng lãi ròng gần 2.500 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm gần 40%, VNM 9 tháng lãi ròng 4.170 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ 2011.
REE 9 tháng lãi 481 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ 2011.


Nhóm cổ phiếu ngân hàng mặc dù bị ảnh hưởng trực tiếp từ các thông tin lãnh đạo ngân hàng bị bắt trong tháng 8 và 9, song nhóm cổ phiếu này đã phục hồi đáng kể từ tháng 11 sau khi khối ngoại bắt đầu tham gia gom mua cổ phiếu như ở trường hợp VCB.
Tính chung trong năm 2012, CTG là cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất với mức tăng 49%, sau khi ngân hàng này chia cổ phiếu trả cổ tức và thưởng cho cổ đông 29,6% vào cuối tháng 3, xong đến cuối năm giá trị cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng.


MBB là cổ phiếu ngân hàng thứ hai tăng giá mạnh trong năm 2012, với mức tăng 35%, tiếp theo là STB (25%), VCB (20%), EIB (17%). Như vậy mặc dù đã có chuỗi giảm sàn liên tục trong tháng 9 và có thời gian nhóm cổ phiếu ngân hàng bị cắt margin vì giảm không phanh, song cả 5 cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên sàn HoSE đều có mức tăng vượt trung bình thị trường.
Các cổ phiếu khác tăng điểm vượt thị trường có thể kể đến như SBT (tăng 42%), VSH (39%), DIG (32%), HAG (24%), SSI (19%), NTL (17%), OGC (16%).

VN30 – Đường dài mới biết ngựa hay

Không phải tự nhiên mà mỗi kỳ thay đổi rổ chỉ số VN30 cũng khiến nhà đầu tư thấp thỏm. Ở thời điểm hiện tại chưa có thị trường phái sinh để nhà đầu tư đầu tư chỉ số nên VN30-Index dường như “vô hình” với các nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên nó vẫn có những giá trị riêng đối với các nhà đầu tư tổ chức hay với các quỹ đầu tư.
Trong bảng đánh giá của IFC và UBCK về thẻ điểm quản trị công ty năm 2012 đã cho thấy các cổ phiếu trong VN30 có điểm quản trị cao hơn so với mặt bằng chung. Các cổ phiếu trong VN30 ngoài mức độ về minh bạch thông tin, kết quả kinh doanh có lãi, thậm chí vượt kế hoạch năm, còn có tỷ lệ chi trả cổ tức khá cao.
Theo nguồn tin từ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tổng công ty SCIC trong năm 2012 dự kiến ước đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 4.000 tỷ đồng, phần lớn nhờ cổ tức từ các bluechips như DPM, VNM, FPT….
Tính chung trong cả năm 2012, VNM đã trả cổ tức bằng tiền 40% (chia làm 2 lần, mỗi lần 20%, một lần trả nốt cổ tức 2011 và 1 lần tạm ứng 2012) và chuẩn bị chia thưởng cổ phiếu 50% vào cuối tháng 12 tới đây, FPT trả cổ tức bằng tiền 30%, cổ phiếu 25%, DPM trả cổ tức bằng tiền 40%, EIB trả cổ tức bằng tiền 19,3%....
Đôi khi nhà đầu tư nhỏ lẻ không thích nắm giữ bluechips bởi tốc độ tăng của bluechips trong các phiên thị trường sôi động không tăng kịch trần như các pennies hay midcaps, nhưng trên thực tế đã chứng minh “đường dài mới biết ngựa hay”. Các cổ phiếu penny mặc dù có thời điểm tăng 300% song khi thị trường biến động, các cổ phiếu này lại quay về vạch xuất phát thậm chí còn làm “âm” tài khoản của nhà đầu tư trong khi đánh giá cả một chặng đường dài, các cổ phiếu bluechips vẫn có mức tăng điểm ấn tượng.
Phương Mai



Theo TTVN