Threaded View
-
08-11-2012 11:07 PM #1
Thử đi vẽ lại một quy trình làm giá cổ phiếu!
Thử đi vẽ lại một quy trình làm giá cổ phiếu!
Với tình hình TTCK đi ngang như hiện nay, một cách kiếm lời được khá nhiều nhà đầu tư lựa chọn là chơi “cổ phiếu nóng”.Vì sao? Đơn giản vì lợi nhuận đạt được có thể lên đến 20-30% trong một tuần.Thậm chí khi mới bắt đầu trào lưu này NDT có thể x2 TK chỉ trong vòng chưa đầy một tháng.Nhưng so với trước kia dễ nhận biết và có khả năng mang lại lợi lớn cho nhiều NDT nhỏ lẻ thì bây giờ rủi ro đã lớn hơn nhiều vì các thủ thuật làm giá đã biến đổi thiên hình vạn trạng, chỉ có nhưng ai nắm được tin tức từ đội lái mới có thể chủ động còn những ai nghe theo thì rủi ro về T+ là rất cao.
Khi phân tích đầu tư, các chuyên gia thường nhìn vào nền tảng hoạt động của công ty, từ đó kỳ vọng dòng tiền sẽ được tạo ra trong tương lai. Thế nhưng, những điều này thường ít thấy giới phân tích và NĐT trên TTCK Việt Nam đề cập, chủ yếu là nói đến dòng tiền vào thị trường nhiều hay ít. Nếu dòng tiền vào nhiều, giá CP gia tăng và ngược lại. Nói cách khác, giới phân tích chỉ quan tâm đến sức mạnh của dòng tiền chứ không quan tâm đến nền tảng của quá trình đầu tư. Theo cách này, giá bất kỳ tài sản nào đều có thể tăng hoặc giảm dựa trên dòng tiền đầu cơ, mà không dựa trên khả năng tạo ra tiền của các tài sản doanh nghiệp đầu tư.
Trong thị trường chứng khoán, các biện pháp thao tác khống chế cổ phiếu rất lắm trò nhiều kiểu, do các tổ chức tính chất khác nhau, nên các thủ đoạn thao tác cũng khác nhau, do cá tính của người thao tác (người lập kế hoặc thao tác) khác nhau, cũng tạo ra biện pháp khống chế khác nhau, đồng thời do chỉ số thay đổi bởi chính sách của nhà nước, bắt buộc phải thay đổi biện pháp thao tác trong báo cáo kế hoạch. cho nên, có thể nói là để hiểu hết được các chiêu thức làm gì thì là một việc vô cùng khó, ở đây mình xin tổng hợp và giới thiệu những chiêu thức làm giá phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam, các bước như sau:
1. Bước 1: Chọn cổ phiếu.
Cổ phiếu phải đạt một số các yêu cầu sau:
Giá thị trường ở mức thấp <2x
Có thông tin tốt hỗ trợ (kết quả kinh doanh, hợp tác đầu tư, doanh thu bất thường của cty….)
Khối lượng GD hàng ngày không quá cao:tầm 200k/ngày trở xuống
CP có số lượng niêm ít không quá nhiều, ít chia tách
2. Bước 2: Gom hàng.
Thỏa thuận với HĐQT, cá mập (đại gia hoặc CTCK nào đang nắm giữ cổ phiếu này nhiều) và các NĐT vip với các yêu cầu sau:
HĐQT: Đưa ra thông tin khi nào đội lái yêu cầu.Không được xả cp nếu chưa đến mức được cho phép.Chuyển nhượng cho đội lái một lượng cp để đội lái có vũ khí trong tay chủ động dìm giá gom hàng.
Cá mập: Thỏa thuận giá bán có lợi để không xả hàng vào thời điểm đội lái đẩy giá lên.
NĐT vip: cùng với đội đánh phối hợp để tham gia đẩy giá cp
3. Bước 3: Đè giá cổ phiếu.
Với lượng cổ phiếu nắm trong tay đội lại chỉ cho cp đi ngang lình xình trong khu vực nhất định.Theo kinh nghiệm bản thân mình là thao túng 4-6 mức giá kế cận nhau.Hai mức giá trên thì để bán với khối lượng lớn.Hai mức giá dưới thì được mua với khối lượng vừa phải.Nhưng tinh ý là cứ khi nào lượng mua đã được bán hết thì nhanh chóng có một lượng mua khác được đặt thế vào.Người bán muốn bán thì bán giá thấp và người mua muốn mua phải đặt giá cao nếu đặt lệnh sau và muốn mua được cp.Cổ phiếu cứ như vậy lình xình một thời gian khá dài đến khi đội lái tạm gom đủ hàng sẽ bắt đầu bước 4.
4. Buớc 4: Đẩy giá.
Biểu hiện của việc đẩy giá có thể nhận biết qua diễn biến giá được đẩy tăng cao với khối lượng mua áp đảo ngay từ đầu phiên giao dịch để tạo mức cầu lớn, dư mua ở mức giá trần và lệnh ATO hoặc ATC tăng đột biến so với khối lượng khớp thông thường. Bên bán nhìn thấy khối lượng dư mua quá lớn thì dù có muốn bán cũng có ý nghĩ chờ đợi thêm vài phiên nữa để bán được giá cao hơn. Vì vậy khối lượng giao dịch thành công trong các phiên đẩy giá rất thấp. Giá có thể được đẩy lên liên tục vài ngày hoặc cá biệt đến vài tuần. Trong quá trình lên đến đỉnh cao có một vài phiên giao dịch mạnh nhưng giá vẫn tăng gần trần hoặc trần. Cũng có trường hợp đẩy giá khéo léo (khó nhận biết hơn) theo xu hướng chung của thị trường, kết hợp giữa bán và mua. Trường hợp này thường xảy ra với các cổ phiếu có nền tảng, có các chỉ số cơ bản tốt, thương hiệu mạnh, có tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch bình quân mỗi ngày tương đối lớn.
Các nhà đầu tư lớn với các lợi thế về vốn, kinh nghiệm đầu tư, kiến thức tài chính, khả năng nhận định xu hướng thị trường và tâm lý đám đông tốt… có thể tiến hành đẩy giá theo hình thức này. Họ tiến hành bán ra mạnh ở mức giá cao gần trần trong tài khoản A. Các nhà đầu tư nhỏ nhận thấy lượng đặt bán ở giá cao nhiều quá nên nghĩ rằng giá khó tăng cao hơn nên họ bán ra ở các mức giá thấp hơn. Khi khối lượng bán tăng cao và ở các mức giá thấp thì nhà đầu tư lớn tiến hành mua lại ở tài khoản B, khối lượng bán suy giảm thì các nhà đầu tư nhỏ khác lại tranh mua giá cao hơn và nhà đầu tư lớn không tốn nhiều sức lực để đưa giá lên cao trở lại. Với biến động 5% ở sàn HoSE và 7% ở sàn HNX thì biện pháp bán mua “xoay vòng đảo hàng” này rất hiệu quả vì vừa có lợi nhuận ngay trong ngày vừa đạt mục tiêu đẩy giá lên cao.
Đặc điểm của cách thức đẩy giá này là khối lượng giao dịch vẫn tốt trong các phiên giao dịch, giá vẫn tăng mặc dù có thể không tăng trần liên tiếp. Giá biến động trong các phiên giao dịch chứ không dư mua áp đảo.
5. Bước 5: Xả hàng (đổ bô lên đầu)
Sau quá trình đẩy giá, các nhà đầu tư lớn sẽ hoạch định việc xả hàng ở các mức giá cao. Họ đặt mua ào ạt cổ phiếu ở giá trần nhằm tạo tâm lý hưng phấn cho các nhà đầu tư khác. Trên bảng điện tử xuất hiện một lượng lớn cổ phiếu được đặt mua giá trần, các nhà đầu tư nghĩ rằng giá sẽ vẫn còn tiếp tục tăng mạnh nên cũng đặt mua ào ào theo ở giá trần. Khi thấy lượng đặt mua đủ lớn, nhà đầu tư lớn sẽ dùng tài khoản B bán dần cổ phiếu ra, với số lượng bán lớn hơn số lượng đặt mua. Cách thức đẳng cấp cao hơn là nhà đầu tư lớn đầu giờ đặt mua giá trần và ATO với khối lượng lớn, các nhà đầu tư khác cũng tranh giành đặt lệnh mua giá trần để chờ khớp, vì lượng mua quá lớn nên phiên đầu tiên khối lượng khớp thường không đáng kể.
Trong phiên khớp lệnh liên tục nhà đầu tư lớn thực hiện huỷ lệnh mua giá trần đang ở thứ tự chờ khớp ưu tiên nhưng cũng đồng thời đặt lại ngay một lượng mua tương tự ở mức giá trần trong tài khoản khác, việc huỷ và đặt lệnh mua lại diễn ra rất nhanh trong tích tắc nên trên bảng điện tổng số lượng mua hầu như không đổi nhưng các nhà đầu tư khác đang ở thứ tự ưu tiên khớp đầu tiên. Lúc này nhà đầu tư lớn sẽ tiến hành bán số cổ phiếu phù hợp với lượng mua của các nhà đầu tư khác rồi tạm ngưng bán. Thấy số lượng mua giá trần vẫn còn nhiều (nhưng thực chất là lượng mua của chính nhà đầu tư lớn), các nhà đầu tư khác “yên tâm” đặt mua giá trần, quá trình cứ thế tiếp diễn.
Tuy nhiên trong các trường hợp đặc biệt do biến động của thị trường, nhà đầu tư lớn có thể chấp nhận bán dần ở giá thấp hoặc giá sàn để “xả hàng” mà không mua lại vì họ đã có được lợi nhuận cực lớn trong quá trình đưa giá từ các mức thấp lên đỉnh cao. Khi nhà đầu tư lớn không tiến hành mua lại nữa thì giá cổ phiếu sẽ đứng hoặc đi xuống, các nhà đầu tư mua ở vùng giá đỉnh cao sẽ thiệt hại rất nặng.
Chúng ta cùng xem lại diễn biến làm giá của 2 cổ phiếu đình đám trên thị trường thời gian qua:
BGM - CTCP Khai Thác & Chế Biến Khoáng Sản Bắc Giang :
KSA - CTCP Công Nghiệp Khoáng Sản Bình Thuận:
Nhìn vào 2 cổ phiếu làm giá hạng nặng này thì chúng ta có 2 nhận xét:
- 1 Tiềm lực tài chính của các tổ chức quá mạnh.
- KSA thì trình đồ làm giá quá tốt còn BGM thì trình độ làm giá của đội lại chưa hoàn hảo.
- Cơ chế quản lý thị trường của Việt Nam còn quá yếu, kỹ thuật làm giá tương đối lộ liễu nhưng không hề bị "sờ mũi".
- Thị trường đội lái ngày càng "hống hách" hơn!
Bài viết được tổng hợp trên quan niệm của cá nhân, bạn nào có góp ý hay thắc mắc xin cứ bàn luận để chúng ta cùng chia sẻ ^^! Chúc các bạn có một ngày đầu tư may mắn và hiệu quả.
tác giả: tranngocbau
theo vfpressskype: trunghieuffb
phone: 0943.688.088
-
Có 14 thành viên đã cám ơn trunghieuffb :
dreamblue (06-12-2012), duyenht (20-10-2015), giacmoxanh (02-04-2016), Minh Tam MBKE (29-10-2014), minhduy1512 (10-02-2014), nguoiquaduong (15-11-2012), Rye (13-11-2012), ssvnman (15-12-2012), thaisondo175 (19-09-2017), tigeran (15-11-2012), tronghoangfi (15-11-2012), tungtangcf (03-12-2012), vdv nghiep du (06-12-2012)
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Chủ tịch SMC: Mua cổ phiểu quỹ lúc này là thu lãi trên lưng cổ đông
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 7Bài viết cuối: 02-12-2011, 08:10 AM -
STB mua cổ phiếu quỹ: Một thương vụ chắc lãi?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 21-11-2011, 03:04 PM
Bookmarks