Nếu tỉ giá ổn định một cách tự nhiên thì không có vấn đề gì. Nếu ổn định theo kiểu "bình ổn" thì lại không ổn chút nào. Bởi, nó có thể đạt được trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn chưa chắc đã là "ổn" hoặc nói thẳng ra là không ổn.

Những gì mà cơ chế CS can thiệp thì có thể "ổn" được trong ngắn hạn. Còn về dài hạn thì nó phải là trên cơ sở thực lực của một nền kinh tế.

Ngoài ngoại hối hàng năm gửi về, hãy xét xem liệu có thể ổn định tỉ giá một cách bền vững được không???. Chẳng qua là hiện đang trong quá trình suy thoái thì nó ổn vậy thôi, vì chẳng ai dám bung mạnh để nhập khẩu hàng hóa...

Còn vấn đề nữa quan trọng hơn, đó là giai đoạn trả nợ các khoản vay (đã tiêu nhưng không hiệu quả) thì tiến trình thế nào và lấy gì để trả nợ. Câu hỏi này mới là điều đáng suy ngẫm.

Cứ nói đến nợ công, thì cao hay thấp chưa phải là thước đo độ rủi ro, mà cái chính là đồng vốn vay được sử dụng hiệu quả hay không.

Nó cũng giống như một DN, vay vốn mà sản xuất không đem lại hiệu quả ( do ăn chơi hoang phí, do sản xuất cái mà thị trường không cần..., tóm lại không có lãi hoặc thua lố) thì chỉ còn nước bán DN mà trả nợ thôi. Và cuối cùng lại là trắng tay và còn ngập trong nợ nần.


Xem bài viết: 'Ổn định tỷ giá phải hy sinh giá vàng'