Nhập môn PTKT trong đầu tư chứng khoán
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 19 của 19

    Threaded View

    1. #16
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

      BÀI 8 - CHỈ SỐ BÁO HIỆU ĐẢO CHIỀU (PARABOLIC SAR)

      Chương 1. TỔNG QUAN

      I. NHỮNG KHÁI NIỆM

      Năm 1978, cùng với các chỉ số PTKT như RSI, ADX…J.Welles Wilder đã giới thiệu Parabolic SAR như là một công cụ PTKT hữu hiệu, áp dụng vào công việc phân tích các hiện tượng giao dịch chứng khoán.
      Parabolic Stop and Reverse (còn gọi là Paraboc SAR, Parabolic, viết tắt PSAR) là một công cụ PTKT theo sau xu hướng, dựa trên nguyên lý cơ bản: “Một xu hướng mạnh mẽ tiếp tục tăng sức mạnh theo thời gian và dịch chuyển theo một đường vòng cung – parabol.”
      Theo Welles Wilder: PSAR là một chỉ số đảo chiều đáng tin cậy về mặt thời gian/ giá với lý do PSAR bao gồm một loạt các điểm gọi là các điểm Stop and Reverese (SAR) và khi mức bảo vệ này bị phá vỡ thị trường sẽ đảo chiều.
      Tóm lại, PSAR là một chỉ số kết hợp giữa giá và thời gian để hình thành các tín hiệu giao dịch (mua/bán) đồng thời là một công cụ hiệu quả để xác định điểm “ dừng lỗ’’. Vì vậy PSAR là một công cụ cực tốt để phân tích xu hướng giá.

      II. TÍNH TOÁN
      1. Nguyên lý:
      PSAR sử dụng giá đột biến (cao nhất & thấp nhất) trong một xu hướng (EP) cùng với một hệ số gia tốc (AF) để xác định các điểm nối tiếp trên vòng cung parabol.

      2. Công thức:
      PSAR ngày mai = PSAR hôm nay + AF (EP – PSAR hôm nay)
      (PSAR n + 1) (PSAR n)
      trong đó:
      EP: Giá cao nhất trong xu hướng tăng hoặc thấp nhất trong xu hướng giảm ( được cập nhật khi xuất hiện một EP mới)
      AF: Giá trị mặc định, ban đầu bằng 0,2 (2%) rồi tăng thêm 0,02 mỗi khi EP mới xuất hiện (tăng thêm 0,02 cho mỗi thanh giá). Nó sẽ tăng đột biến cho tới khi đạt giá trị cực đại 0,20 (20%)

      3. Các trường hợp đặc biệt
      Vì PSAR tính ngược cho mỗi xu hướng mới nên giá trị của nó sẽ thay đổi khi xảy ra 2 trường hợp đặc biệt sau:
      a. Nếu PSAR ngày mai (PSAR n +1) nằm trong hay vượt qua biên độ dao động giá của ngày hôm nay hay hôm qua thì PSAR sẽ được tính bằng với mức giá cao nhất/thấp nhất của phiên giao dịch gần nhất.
      Ví dụ: Khi thị trường đang trong xu thế tăng, PSAR ngày mai có giá trị lớn hơn giá thấp nhất ngày hôm nay hay hôm qua thì PSAR ngày mai phải lấy bằng giá thấp nhất đó.
      b. Nếu PSAR ngày mai nằm trong hoặc vượt qua biểu đồ dao động giá ngày mai: Tín hiệu cảnh báo thị trường xuất hiện một xu hướng mới khiến cho vị trí PSAR sẽ thay đổi. Khi đó giá trị PSAR đầu tiên sẽ được tính bằng với giá trị EP cuối cùng của xu hướng trước đó và EP sẽ được điều chỉnh lại từ đầu và AF cũng sẽ được điều chỉnh trở về giá trị ban đầu là 0,02 (2%).

      Ghi chú:
      Để đảm bảo tính hoàn thiện của một chuyên luận, PSAR cũng như các chỉ số PTKT khác, thường phải đề cập đầy đủ các chủ đề: tác giả, xuất xứ, nguyên lý cấu tạo, phương pháp tính với một số thuật toán đơn giản…nhằm phục vụ người đọc hiểu rõ một cách tường tận mọi chi tiết liên quan tới chỉ số.
      Trên thực tế, để thỏa mãn yêu cầu sử dụng chúng ta chỉ cần:
      - Nắm vững các tính chất và đặc điểm trong đó đặc biệt là các tính chất đặc thù và các mặt hạn chế của chúng (Chương 2 – Tính chất và đặc điểm)
      - Tổng kết, so sánh và đối chiếu những gợi ý về: Tìm hiểu xu hướng thị trường: xu hướng tăng, xu hướng giảm, điều chỉnh, đảo chiều, hồi phục, đi ngang; tìm hiểu các tín hiệu giao dịch: mua/ bán, chốt lời, dừng lỗ…
      - Luôn nhớ rằng: Việc xác định xu hướng thị trường là một công việc cơ bản hàng đầu trong bất kỳ một chiến lược đầu tư nào.

      III. CÔNG DỤNG
      PSAR là một công cụ hữu hiệu để phân tích xu hướng giá. PSAR là một chỉ số PTKT kết hợp giữa giá và thời gian để cung cấp cho ta các tín hiệu giao dịch đồng thời nó còn là một công cụ cực tốt để xác định điểm “dừng lỗ”.
      Cụ thể, PSAR giúp chúng ta:
      - Xác định khi nào nên bán cổ phiếu.
      - Với khái niệm “dừng và đổi chiều” (Stop and Reverse) nó được coi là một công cụ dừng lỗ cực tốt khi ta thấy đường giá cắt đường PSAR- thời điểm bán ra phù hợp nhất.

      Ghi chú:
      Khi “dừng lỗ”, nên cảnh giác với nhược điểm của PSAR vì PSAR cảnh báo tín hiệu bán ra trong khi đó chỉ là một tín hiệu giảm tạm thời( điều chỉnh) và giá còn có thể tiếp tục tăng hơn nữa.


      Chương 2. TÍNH CHẤT & ĐẶC ĐIỂM

      I. ĐỒ THỊ PSAR

      Đồ thị biểu diển chỉ số PSAR là một đường parabol nằm trên/ dưới một xu hướng.
      PSAR sẽ nằm dưới đường giá trong xu hướng tăng và nằm trên đường giá trong xu hướng giảm.

      II. TÍNH XU HƯỚNG
      Vì PSAR là một chỉ số theo sau xu hướng vì vậy ta chỉ nên sử dụng nó khi xu hướng đã được khẳng định.
      Trong một thị trường ít dao động hoặc không xu hướng – đi ngang, các tín hiệu nhận được thiếu chính xác.
      PSAR là chỉ số giúp ta hiểu rõ một xu hướng và đường giá luôn xuyên qua vòng cung parabol trong mọi hướng. Nên chú ý hiện tượng khi PSAR bị xuyên qua.
      Mặc dầu là một chỉ số cho ta biết sớm sự xuất hiện xu hướng nhưng nó vẫn tồn tại một nhược điểm là chỉ đơn thuần thông báo hiện trạng một thị trường có xu hướng (tăng hay giảm) mà không hề đề cập tới trạng thái không xu hướng vốn thường xuyên xảy ra với khoảng thời gian khá dài. Theo thống kê, tình trạng không xu hướng chiếm khoảng 25 – 40%.
      Chúng ta nên luôn theo dõi PSAR vì nó là một chỉ số cực nhạy và luôn cảnh báo sự thay đổi của xu hướng ban đầu. Thông thường sau một xu hướng, thị trường sẽ đi ngang rồi mới chuyển sang xu hướng ngược với xu hướng cũ hoặc tiếp nối xu hướng cũ.
      Mặt khác, cần lưu ý đặc biệt, khi PSAR đảo chiều đột ngột và nên tìm hiểu xu hướng đã thực sự thay đổi hay chưa. Nếu thị trường đã đổi hướng thì thị trường sẽ tăng khi nó đang giảm và ngược lại, thị trường sẽ giảm khi nó đang tăng hoặc thị trường sẽ đi ngang.


      Chương 3. SỬ DỤNG

      I. TÍN HIỆU GIAO DỊCH

      1. Theo xu hướng thị trường:
      - Với xu hướng tăng:
      o Mua: Khi vòng cung parabol đi lên
      o Bán : Khi đường parabol chạm đường giá
      - Với xu hướng giảm:
      o Mua: Khi đường parabol chạm đường giá
      o Bán : Khi vòng cung parabol bắt đầu đi xuống
      2. Theo mức giá:
      o Mua:
      Khi giá đóng cửa nằm trên đường PSAR và đồng thời đường PSAR phải cao hơn đường giá.
      Lưu ý: Khi đường PSAR thay đổi giá trị từ cao sang thấp hơn đường giá thì chúng ta nên dừng lại, tiến hành mua rải hay bán khống để chờ tín hiệu cảnh báo đảo chiều, xuất hiện xu hướng mạnh. Cũng có thể vẫn mua vào để đầu tư dài hạn.
      o Bán:
      Khi giá đóng cửa nằm dưới đường PSAR và đồng thời đường PSAR thấp hơn đường giá.
      Lưu ý : Tại thời điểm này, khi PSAR thay đổi giá trị từ mức thấp hơn đường giá lên mức cao hơn đường giá, chúng ta cũng nên dừng lại hoặc bán ra để thoát khỏi xu hướng dài hạn hiện tại rồi chờ sự đảo chiều trong ngắn hạn.
      3. Điểm dừng lỗ:
      Việc lựa chọn “điểm dừng lỗ” dựa theo 2 nguyên lý:
      a. Chọn điểm dừng lỗ thấp hơn giá của các nhà đầu tư dài hạn mua vào hoặc cao hơn mức giá của nhà đầu tư ngắn hạn mua vào.
      Khi đó chúng ta sử dụng PSAR như là một công cụ điều chỉnh điểm dừng lỗ. Điểm dừng lổ sẽ tịnh tiến theo xu hướng dài hạn và thấp hơn xu hướng ngắn hạn.
      Trên thực tế, chúng ta nên “chốt lời “ theo mức lãi kỳ vọng của mình là cách dừng lỗ hiệu quả nhất.

      b. Sử dụng PSAR làm thời điểm dừng. Thời điểm dừng phụ thộc vào từng nhà
      đầu tư. Nếu những nguyên tắc kinh doanh và chiến lược giao dịch- mua bán bị vi phạm, nên thoát khỏi thị trường.
      Mặt khác, khi RSAR đã kếp hợp với thời gian để đường giá hoạt động theo sự mưu tính của nhà đầu tư. Nếu giá không di chuyển theo xu hướng đã tính toán trước thì PSAR sẽ là tín hiệu để xác định thời điểm thoát khỏi thị trường.

      II. SỬ DỤNG KẾT HỢP
      Nhằm tăng mức độ chính xác của PSAR thường kết hợp với các chỉ số PTKT khác như MA,Williams %R, Momentum…
      J.Murphy đã từng gợi ý : “Nên phối hợp ADX và PSAR để tận dụng ưu điểm và hạn chế nhược điểm của hai chỉ số này”

      1. Với RSI và ADX:
      - Mua:
      o Khi RSI vượt 30 và tăng
      o Đường PSAR dưới đường giá
      o DI + trên DI -, đường ADX vượt 20 và DI + tăng còn DI – giảm

      - Bán:
      o Khi RSI cắt 70 và giảm
      o PSAR vượt đường giá
      o ADX vượt 20 và tăng khi DI+ giảm còn DI – tăng

      2.Với MACD:
      - Mua:
      o Khi các thanh của biểu đồ MACD dương (>0) và giảm
      o PSAR dưới đường giá.
      - Bán :
      o Khi biểu đồ MACD âm (<0) và giảm
      o PSAR trên đường giá.


      CÁC VÍ DỤ

      VÍ DỤ 1
      Khảo sát tín hiệu giao dịch căn cứ vào mức giá
      (Đồ thị: Công ty Quả Cầu Vàng)



      VÍ DỤ 2
      Vị trí và thời điểm các điểm dừng lỗ
      (Đồ thị: Công ty Quả cầu vàng)



      VÍ DỤ 3
      Tín hiệu giao dịch khi PSAR đảo chiều của cổ phiếu REE
      (Đồ thị: Công ty quả cầu vàng)
      Tại điểm (1): PSAR đảo chiều lên trên đường giá: BÁN
      Tại điểm (2): PSAR đảo chiều xuống dưới đường giá: MUA



      VÍ DỤ 4
      Sử dụng phối hợp PSAR và ADX cho cổ phiếu REE
      (Đồ thị: Công ty Quả Cầu Vàng)



      CHU XUÂN LƯỢNG
      Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
      cxluong@gmail.com
      NGUYỄN QUANG MINH
      Trưởng bộ phận phân tích
      minhnq@vietstock.vn
      Last edited by tigeran; 19-02-2011 at 04:41 PM.

    2. Có 2 thành viên đã cám ơn tigeran :
      boyfyjero (31-08-2013), nguyengiangqsk (25-02-2011)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Thuế thu nhập chứng khoán
      By luckman in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 22-11-2009, 11:49 PM
    2. Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 07-05-2009, 06:59 AM
    3. “Ứng dụng PTKT trong đầu tư chứng khoán” tại Hà Nội
      By quynh minh in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 24-04-2009, 08:19 AM
    4. DO ĐÂU QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CHẬM NHẬP CUỘC?
      By in forum Quỹ Đầu tư và TTCK Việt Nam
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
    5. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình