Nhập môn PTKT trong đầu tư chứng khoán
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 19 của 19

    Threaded View

    1. #13
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

      BÀI 5 - CHỈ SỐ DAO ĐỘNG NGẪU NHIÊN ( STOCHASTIC )

      Chương 1. TỔNG QUAN

      I. Ý NGHĨA:

      1. Vai trò các chỉ số dao động:
      Thị trường chứng khoán có hai trạng thái:
      - Trạng thái có xu hướng
      - Trạng thái không xu hướng (đi ngang, dập dềnh…)
      Mỗi hình thái thị trường kể trên phù hợp với một nhóm chỉ số và những phương pháp PTKT nhất định.
      Chúng ta có hai nhóm chỉ số:
      1. Nhóm chỉ só xu hướng (MA, MACD, Parabolic SAR…):
      Cảnh báo tiếp diễn hay thay đổi xu hướng hiện hữa, nghĩa là chúng tổng hợp và mô tả lại diễn biến giá.
      2. Nhóm chỉ số dao động (Dải Bollinger, CCI…):
      Cảnh báo khả năng đảo chiều nghĩa là giúp ta nhận định về đà tăng hay giảm của giá. Một xu hướng hiện hữu chỉ có thể tồn tại trong hai giai đoại: hoặc sẽ tiếp diễn hoặc sẽ đảo chiều. Vì vậy các chỉ số PTKT trong 2 nhóm trên chỉ thực sự có hiệu quả ở trong một giai đoạn nhất định mà thôi.
      Ví dụ: Khi thị trường tăng mạnh với thời gian dài (xu hướng tăng) các chỉ số dao động kể trên sẽ giúp ta dự đoán thời điểm đảo chiều, trong khi đó, các chỉ số xu hướng thường vẫn cung cấp đều đặn các tín hiệu tăng giá.
      Mặt khác, các nhà đầu tư đều có nguyện vọng giống nhau: Xác định được các thời điểm giao dịch một cách chính xác (vào – ra, mua – bán, cắt lỗ, chốt lời …). Các chỉ số PTKT thuộc nhóm chỉ số dao động sẽ hỗ trợ chúng ta việc xác định các thời điểm kể trên, trong đó đặc biệt là: Dự đoán thời điểm đảo chiều và thời điểm chốt lời ở mức giá tốt nhất.
      Một trong nhóm các chỉ số PTKT thuộc nhóm dao động được sử dụng phổ biến là chỉ số dao động Stochastic

      2. Vai trò Stochastic:
      Năm 1950, George Lane giới thiệu chỉ số dao động Stochastic (Stochastic Oscillator) dựa trên nguyên lý cơ bản: “So sánh giá đóng cửa hiện tại với biên độ giá cao nhất- thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định”.
      Như vậy, ý nghĩa thực tiễn của Stochastic là: “Tìm ra giá đóng cửa ngày hôm nay đang ở vị trí nào trong khoảng dao động giá của n ngày gần nhất” nghĩa là Sto cho ta so sánh giá một chứng khoán đóng cửa với khoảng giá của nó trong một thời gian xác định.
      Nói một cách khác: Stochastic Oscillator là một chỉ số đo xung lượng thuộc dòng momentum dùng để đối chiếu giữa giá đóng cửa so với mức dao động bình quân của giá (gần giá cao- thấp) tính trong một khoảng thời gian nhất định.
      Ngoài ra, trong quá trình tìm kiếm các tín hiệu ( cảnh báo, giao dịch) chúng ta còn thấy Stochastic ( và một số chỉ số PTKT khác) còn có đặc điểm khác nữa:
      a. Các chỉ số RSI, STO… biến động trong phạm vi 0 - 100 đồng thời tạo ra 2 vùng quá mua – quá bán. Các tín hiệu đều phát sinh khi chúng vào / ra 2 vùng này.
      b. Các chỉ số như ROC… trong quá trình biến động thường dao động quanh một trục trung tâm (trục 0). Khi đó các tín hiệu sẽ phát sinh khi chúng cắt trục 0.

      II. CẤU TẠO
      1. Các loại:
      Stochastic gồm 3 loại:
      a. Stochastic nhanh
      b. Stochastic chậm
      c. Full Stochastic (ít dùng nên không cần tìm hiểu)
      • Stochastic nhanh:
      - Gồm 2 đường %K và %D dao động từ 0 – 100
      - Giá trị %K và %D hiển thị trên cùng biểu đồ.
      • Stochastic chậm:
      - Gồm 2 đường %K và %D
      - Đường %K thoát thai từ Sto nhanh và %D thoát thai từ SMA của đường %K trên.
      2. Tính toán:
      a. Stochastich nhanh:
      • Tính % K: (đường cơ bản của chỉ số Stochastic)

      % K = Giá đóng cửa hôm nay – giá thấp nhất trong n ngày x 100
      Giá cao nhất trong n ngày – giá thấp nhất trong n ngày
      trong đó:
      n: trị số phiên giao dịch trong giai đoạn đang xét .
      Từ công thức trên suy ra:
      - Nếu giá đóng cửa ngày hôm nay đồng thời là giá thấp nhất trong n ngày thì tử số trong công thức trên bằng 0, tất nhiên % K = 0.
      - Nếu giá đóng cửa hôm nay đồng thời là giá cao nhất trong n ngày thì tử số bằng mẫu số, khi đó % K = 100.
      • Tính % D: (đường tín hiệu)
      Sau khi tính được % K , ta lấy SMA3 của chính đường % K đó để tạo thành đường tín hiệu % D.

      b. Stochastic chậm:
      • Tính % K: lấy đươòng % D (đường tín hiệu) của Stochastic nhanh ở trên làm % K cho Stochastic chậm.
      • Tính % D: Sau khi được % K của Sto chậm, ta lấy SMA3 của đường % K Sto chậm ở trên, được một đường tín hiệu nữa – đó là % D của Sto chậm.

      3. Đặc điểm:
      • Về giá trị n:
      - n có giá trị mặc định n = 14 (ngày, tuần, tháng)
      - Tương tự n trong RSI và một số chỉ số PTKT khác, gía trị n có thể thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu , tình hình thị trường và kinh nghiệm của người sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý: Khi n < 14 có nhiều tín hiệu sai , nhất là với Sto nhanh (theo Geoffrey Moore).
      • Về đường tín hiệu:
      Mặc dù đường % K là đường cơ bản nhất của chỉ số Sto nhưng đường % D quan trọng hơn vì nó cung cấp các tín hiệu chủ yếu nên còn gọi là đường tín hiệu.
      • So sánh Sto nhanh và Sto chậm:
      - Sto nhanh ảnh hưởng lớn tới giá trong khi Sto chậm chỉ đơn thuần là kết quả cân bằng của Sto nhanh.
      - Sto nhanh di chuyển lên xuống nhanh hơn, nên cho ta nhiều tín hiệu hơn, tất nhiên sự sai lệch cũng lớn hơn.
      - Sto chậm phản ánh biểu đồ dao động mạnh và tín hiệu đáng tin cậy hơn. Có lẽ vì điều này nên nhiều nhà đầu tư thích sử dụng Sto chậm hơn.
      • Về mặt thời gian :
      Thường sử dụng những tín hiệu hàng tuần để xác định xu hướng thị trường và những tín hiệu hàng ngày để định thời gian. Vì lẽ đó, thường kết hợp Sto với RSI.



      CHƯƠNG 2. TÍNH CHẤT

      I. HIỆN TƯỢNG QUÁ MUA – QUÁ BÁN
      Sto có giới hạn 0 – 100 nhưng thường nó chỉ quanh quẩn quanh các vị trí 20, 80. Tại đây, nó phản ánh trạng thái quá mua/ quá bán.
      Giống như RSI, ta dùng Sto để xác định trạng thái quá mua/ quá bán như sau:
      - Quá mua: Khi Sto > 80
      - Quá bán: Khi Sto < 20
      Ghi chú:
      1. Đôi khi Sto nằm tại các vùng 25 và 75 là những vùng khá nguy hiểm vì khi tiến hành giao dịch tại đó, chúng ta không có nhiều thông tin hỗ trợ.
      2. Thực tế giá còn có thể tiếp tục duy trì xu hướng thêm một thời gian ngắn nữa, mặc dù Sto đã nằm trong hai vùng trên.
      3. Khi Sto chậm > 80 hoặc < 20: Cảnh báo giá cổ phiếu đã biến động quá mức, có thể xảy ra hiện tượng đảo chiều.

      II. SỰ CHÊNH LỆCH GIỮA ĐƯỜNG GIÁ & ĐƯỜNG STO:
      Vấn đề cơ bản của việc sử dụng chỉ số Sto là tìm kiếm sự chênh lệch giữa đường giá và đường Sto.
      Mặt khác, ta biết rằng khi quan sát sự dao động (ngẫu nhiên) của giá, George Lane đã thấy:
      - Khi giá tăng thì giá đóng cửa có xu hướng gần hơn với mức trên cùng của giới hạn giá.
      - Ngược lại,khi giá giảm thì giá đóng cửa có xu hướng tiến gần tới mức cuối cùng của giới hạn giá. Khi đó, 2 đường % K và % D của Sto được sử dụng để mô tả quy trình biến động ngẫu nhiên như trên. Trong đó, đường % D có tầm quan trọng hơn vì là đường cung cấp các tín hiệu chủ yếu.
      Hãy xét sự sai lệch giữa đường % D và đường giá:
      - Hiện tượng sai lệch đầu cơ giá xuống:
      Xảy ra khi đường % D > 80 và hình thành hai đỉnh giảm mặc dù giá vẫn tiếp tục đi lên.
      - Hiện tượng sai lệch đầu cơ giálên :
      Khi % D < 20 và hình thành 2 đáy tăng trong khi giá vẫn tiếp tục giảm.
      Ý nghĩa thực tiễn của việc tìm hiểu ở trên là chúng ta có thể tìm tín hiệu giao dịch căn cứ vào sự chênh lệch giữa đường giá và đường Sto và dựa vào sự dao động các đường Sto (% K và % D) cùng với sự giao cắt của chúng.

      III. HIỆN TƯỢNG PHÂN KÌ
      Chỉ số Sto (nhanh và chậm) đều có thể tạo ta hiện tượng phân kỳ với đường giá, có tác dụng cảnh báo đảo chiều (tương tự RSI, MACD). Có 2 loại:

      1. Phân kỳ giảm:
      Khi đường % D ( nằm trong vùng quá mua) tạo thành 2 đỉnh, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng giá đang tăng.

      2. Phân kỳ tăng:
      Khi % D (nằm trong vùng quá bán) hình thành 2 đáy, đáy sau cao hơn đáy trước nhưng giá đang giảm.
      Do đó, ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng phân kỳ là:
      - Cảnh báo sự đảo chiều :
      Ví dụ: Khi giá đang hình thành các mức cao mới trong khi Sto giảm xuống mức thấp hơn hoặc ngược lại: Thị trường sắp xảy ra đảo chiều.
      - Ngoài ra hiện tượng phân kỳ còn được sử dụng để tìm các tín hiệu mua /bán .(Chương 3 – Sử dụng)
      Ghi chú:
      - Sự phân kỳ chỉ hiện thực khi cả 2 đường % K và % D được khẳng định bằng hiện tượng phá vỡ xu hướng (còn gọi là điểm thoát – Break out)
      - Phân kỳ tăng thường cảnh báo cho đáy và phân kỳ giảm - cho đỉnh.

      IV. TÍNH XU HƯỚNG
      Stochastic là một chỉ số căn bản cho xu hướng thị trường:
      - Trong giai đoạn tăng giá: Sto đi lên.
      - Trong giai đoạn giảm giá: Sto đi xuống.
      Vì vậy, cần lưu ý các hiện tượng:
      - Khi đường % K di chuyển từ dưới lên trên và tiệm cận mức 100: Cổ phiếu trên đà tăng mạnh.
      - Khi giá cổ phiếu tạo mức cao mới nhưng % K lại quay đầu: tín hiệu cảnh báo xu hướng tăng đang yếu dần.
      Ngoài ra cũng cần lưu ý những tín hiệu cảnh báo xu thế gần kết thúc như sau:
      - Tín hiệu 1: Khi Sto trong vùng quá mua (% D> 80) hoặc trong vùng quá bán (% D < 20)
      - Tín hiệu 2:
      o Khi % K cắt % D từ trên xuống trong vùng quá mua
      o Khi % K cắt % D từ dưới lên trong vùng quá bán.
      - Tín hiệu 3 (phân kỳ)
      o Phân kỳ giảm: Khi Sto cắt lần đầu trong vùng quá mua, khi đó giá giảm và tạo đáy mới sau đó giá tăng và tạo mức cao mới trong khi Sto cũng tạo đáy nhưng chưa kịp thời gian tạo đỉnh cao mới.
      o Phân kỳ tăng: ngược lại.
      Ghi chú:
      - Tín hiệu 2 quan trọng hơn cả vì nó cảnh báo xu thế hiện tại đang yếu dần và gần kết thúc. Với các nhà đầu tư, nên chốt lời và tránh giao dịch ngược chiều xu hướng.
      - Tại tín hiệu 2: đôi khi các điểm cắt nhau tại vùng quá mua nhưng thị trường vẫn tăng tiếp. Các nhà đầu tư nên theo dõi kỹ và khi đó chỉ nên dựa chủ yếu vào sự biến động hiện tại của giá để có quyết định giao dịch phù hợp.
      - Tại tín hiệu 3: Khi xuất hiện hiện tượng phân kỳ các nhà đầu tư nên giảm lượng mua và tránh mua thêm.



      Chương 3. SỬ DỤNG

      I. NGUYÊN LÝ

      Nguyên lý chung của việc sử dụng chỉ số Stochastic là dựa vào:
      - Sự dao động của các đường % K và % D trong khoảng 0 – 100.
      - Sự giao cắt giữa các đường % K và % D.
      - Sự phân kỳ giữa đường giá và đường Sto.
      Những nguyên lý kể trên phản ánh đầy đủ trong các nội dung sử dụng cụ thể như sau:
      1. Xác định vùng quá mua – quá bán
      2. Theo dõi xu hướng thị trường.
      3. Tìm tín hiệu giao dịch.
      4. Phát hiện sớm đỉnh và đáy của thị trường.
      Chúng ta sẽ khảo sát lần lượt và chi tiết các nội dung kể trên.

      II. XÁC ĐỊNH VÙNG QUÁ MUA – QUÁ BÁN
      - Quá mua: Khi Sto > 80
      - Quá bán: Khi Sto < 20

      III. THEO DÕI XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
      1. Xu thế tăng – giảm:
      - Khi Sto đi lên: Thị trường tăng giá
      - Khi Sto đi xuống: Thị trường giảm giá.
      Trong quá trình tăng – giảm, chúng ta cần lưu ý:
      - Khi đường % K di chuyển từ dưới lên trên và tiệm cận mức 100: Thị trường trên đà tăng mạnh.
      - Khi giá cổ phiếu tạo mức cao mới (trong xu hướng tăng) nhưng đường % K lại quay đầu: Báo hiệu xu hướng tăng đang yếu dần.
      - Với xu thế giảm: ngược lại.
      2. Xu thế gần kết thúc:
      Tín hiệu 1:
      Khi Sto trong vùng quá mua (% D > 80) hoặc trong vùng quá bán (% D < 20)
      Tín hiệu 2:
      - % K cắt % D từ trên xuống trong vùng quá mua hoặc
      - % K cắt % D từ dưới lên trong vùng quá bán.
      Tín hiệu 3 (phân kỳ)
      - Phân kỳ giảm: Trong vùng quá mua, khi Sto giảm nhưng giá đang tăng
      - Phân kỳ tăng: Trong vùng quá bán, khi Sto tăng nhưng giá đang giảm.

      IV. TÌM TÍN HIỆU GIAO DỊCH
      Sto cung cấp cho chúng ta các tín hiệu giao dịch thông qua hai hiện tượng:
      - Hiện tượng giao cắt giữa % K và % D
      - Hiện tượng phân kỳ giữa Sto và giá.


      1. Hiện tượng chuyển động & giao cắt giữa % K và % D:
      Cách 1:
      - Mua: % K chạm 0
      - Bán: % K chạm 100.
      Để khắc tình trạng “bán sớm” hoặc “mua hớ” vì % K có thể còn lưu lại tại các điểm 100 hoặc 0 một thời gian ngắn, chúng ta dùng:
      Cách 2:
      - Mua: Khi K chạm 0 sau đó quay đầu xuyên 20
      - Bán: Khi K chạm 100 sau đó quay đầu xuyên 80.
      Ngoài ra còn sử dụng sự giao cắt giữa %K và % D cho chúng ta cách thứ 3:
      Cách 3:
      - Mua: % K cắt % D từ dưới lên
      - Bán: % K cắt % D từ trên xuống

      2. Hiện tượng phân kỳ:
      - Mua: Khi giá giảm nhưng Sto tăng (phân kỳ tăng)
      - Bán: Khi giá tăng nhưng Sto giảm (phân kỳ giảm)
      Ghi chú:
      • Phổ biến và thông dụng nhất là cách 3. Vì vậy, đa số giáo trình về Stochastic thường giới thiệu cách tìm tín hiệu mua – bán theo sự giao cắt giữa % K và % D.
      • Về hiện tượng phân kỳ, cũng như RSI và MACD, tuy lý thuyết như vậy nhưng thực tế ít dùng để giao dịch, chủ yếu sử dụng cho việc theo dõi xu hướng thị trường.
      • Nên quan sát sự cắt nhau giữa % K (Sto chậm) và % D (Sto chậm) để tìm yếu tố khẳng định các tín hiệu giao dịch kể trên.
      • Nếu cả ba tín hiệu giao dịch như trên (dao động, giao cắt, phân kỳ) đều cho cùng một kết quả mua/bán: Tín hiệu cực mạnh với độ tin cậy rất cao.
      • Cũng cần lưu ý một số giao dịch hợp lý khác như:
      o Mua: Khi Sto giảm từ vùng quá mua và đi xuống nhưng đột ngột quay đầu: nên mua vào.
      o Bán: Trong xu hướng tăng, nếu Sto đột ngột giảm từ vùng quá bán sau khi đã tăng mạnh: nên chốt lời.

      3. Xác định thời điểm “nhảy vào” hay “thoát ra”:
      Thông thường tại những thời điểm thị trường đạt tới đỉnh thì Sto có vị trí max và ngược lại, khi thị trường ở đáy thì Sto có giá trị min .Đó là những tín hiệu cảnh báo quan trọng giúp chúng ta vào/ra thị trường một cách hợp lí.

      V. SỬ DỤNG PHỐI HỢP VỚI ADX
      • Mua:
      o Khi DI + > DI –
      o Khi % K vượt % D từ dưới lên.
      • Bán:
      o Khi DI + < DI –
      o Khi % K vượt % D từ trên xuống.


      Chương 4. TỔNG KẾT & VÍ DỤ

      I. KHÁI NIỆM CHUNG
      1. Chỉ số dao động Stochastic có tác dụng: Dụ đoán thời điểm đảo chiều và cung cấp các loại tín hiệu giao dịch phù hợp.
      2. Cấu tạo:
      Stochastic có 2 loại Sto nhanh và Sto chậm.
      - Sto nhanh: gồm 2 đường % K và % D
      o % K: tính toán theo công thức.
      o % D: là 1 đường tín hiệu, tạo thành bằng cách lấy SMA3 của % K kể trên.
      - Sto chậm: cũng gồm 2 đường % K và % D
      o % K: là đường % D của Sto nhưng kể trên
      o % D: là 1 đường tín hiệu, tạo thành bằng cách lấy SMA 3 của % K Sto chậm kể trên.

      II. TÍNH CHẤT & ĐẶC ĐIỂM
      1. Hiện tượng quá mua – quá bán:
      - Quá mua: Khi Sto > 80
      - Quá bán: Khi Sto < 20
      2. Sự chênh lệch giữa đường giá và đường Sto:
      Sự chênh lệch giữa đường giá và Sto là một trong những nguyên lý cơ bản của việc sử dụng Sto.
      3. Hiện tượng phân kỳ:
      - Phân kỳ giảm: Khi đường % D giảm nhưng giá tăng.
      - Phân kỳ tăng: Khi % D tăng nhưng giá giảm.

      III. SỬ DỤNG
      • Mua:
      o Khi % K chạm 0 rồi quay đi lên, xuyên 20 (dựa vào hiện tượng dao động)
      o Khi % K cắt % D từ dưới lên (dựa vào hiện tượng giao cắt)
      o Khi giá giảm nhưng Sto tăng (dựa vào hiện tượng phân kỳ tăng)
      • Bán:
      o Khi % K chạm 100 rồi quay dần đi xuống, xuyên 80
      o Khi % K cắt % D từ trên xuống.
      o Khi giá tăng nhưng Sto giảm (phân kỳ giảm)

      VÍ DỤ 1:
      Đồ thị chỉ số dao động Stochastic với các tín hiệu mua bán của cổ phiếu SSI.
      (Đồ thị: Công ty cổ phiếu 68)



      VÍ DỤ 2:
      Đồ thị chỉ số dao động Stochastic với hiện tượng phân kỳ của cổ phiếu DRC.
      (Đồ thị: Công ty cổ phiếu 68)



      CHU XUÂN LƯỢNG
      Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
      cxluong@gmail.com
      NGUYỄN QUANG MINH
      Trưởng bộ phận phân tích
      minhnq@vietstock.vn
      Last edited by tigeran; 11-02-2011 at 08:15 AM.

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (31-08-2013)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Thuế thu nhập chứng khoán
      By luckman in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 22-11-2009, 11:49 PM
    2. Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 07-05-2009, 06:59 AM
    3. “Ứng dụng PTKT trong đầu tư chứng khoán” tại Hà Nội
      By quynh minh in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 24-04-2009, 08:19 AM
    4. DO ĐÂU QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CHẬM NHẬP CUỘC?
      By in forum Quỹ Đầu tư và TTCK Việt Nam
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
    5. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình